Lễ hội Khô Già Già của người Hà Nhì

(LĐTĐ) Vào dịp này, khắp các thôn bản người Hà Nhì ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đang tổ chức Lễ hội Khô Già Già hay còn gọi là lễ hội cầu mùa (có nghĩa là Tết tháng 6 hay Tết mùa mưa), là lễ hội lớn nhất của người Hà Nhì Đen. Lễ hội được tổ chức từ ngày Thìn đến ngày Thân của tháng 6 âm lịch hàng năm, đây là thời điểm lúa bắt đầu vào “thì con gái”, cầu cho mùa màng bội thu.
Ngày xuân vui Tết Hồ Sự Chà cùng người Hà Nhì

Để chuẩn bị, ngày đầu tiên của lễ hội là ngày Thìn (ngày con rồng) sẽ diễn ra nghi lễ lợp lại mái lán thờ. Đồng bào Hà Nhì trong thôn cùng nhau lên rừng cắt cỏ gianh về lợp lại mái lán thờ, phát dọn cây cỏ, vệ sinh lán thờ sạch sẽ. Hai thầy cúng được chọn là những người có uy tín trong thôn.

5941 img 0726
Lễ cúng trong Lễ hội Khô Già Già của người Hà Nhì ở Choản Thèn, Ý tý, Bát Xát, Lào Cai (Ảnh: Phạm Thành Nghiệp)

Lễ hội Khô Già Già của đồng bào Hà Nhì có nhiều nghi lễ quan trọng. Trong đó, quan trọng nhất là nghi lễ mổ trâu hiến tế thần linh và lễ cúng của thôn. Theo anh Sần Có Vù (Choản Thèn, Ý tý, Bát Xát, Lào Cai), người đi tìm trâu cho biết: “Trước Lễ hội khoảng một tháng, dân làng sẽ cử hai người đi tìm trâu, người được cử tìm trâu phải là nam thanh niên khỏe mạnh, gia đình mẫu mực, được dân làng nể trọng. Ngoài ra, gia đình ấy chưa từng có người chết vì tự tử, chết vì sét đánh, trong năm ấy gia đình này cũng không có tang. Đây là điều bắt buộc đối với người tìm trâu cho làng. Con trâu tìm được có thể ở trong làng, có thể ở các làng khác lân cận nhưng phải là trâu đực mới lớn. Chọn được trâu, người tìm trâu sẽ mua về chăm sóc cẩn thận đến ngày làm lễ. Người tìm trâu coi việc chăm sóc con trâu tế của dân làng là một niềm vinh dự lớn của gia đình”.

Lễ mổ trâu hiến tế cho thần linh tại khu “À gơ la do” (còn gọi là rừng công viên) nằm ở cuối làng. Nghi lễ mổ trâu được diễn ra dưới sự chứng kiến của đàn ông trong làng, đàn bà con gái không được phép lại gần, những thanh niên khỏe mạnh sẽ tham gia vào việc mổ trâu. Đầu tiên, bốn chiếc thòng lọng được làm từ da của con trâu tế năm trước sẽ cột vào bốn chân trâu, các thanh niên dùng sức mạnh tập thể để kéo ngã con trâu xuống đất, sau đó cắt tiết, lột da và xẻ thịt. Việc chọc tiết trâu được giao cho người có sức khỏe tốt, không bị choáng khi nhìn thấy máu. Dù nghi lễ này trước đây được làm khá cầu kỳ, nhưng ngày nay, người Hà Nhì giản lược bớt một số chi tiết thủ tục để cảnh giết mổ được diễn ra nhanh nhất có thể, tránh kéo dài gây mất mĩ quan. Cũng bởi nghi lễ độc đáo của Lễ hội, nhiều khách du lịch chọn đây là điểm đến tham quan trong dịp này, họ cũng được yêu cầu không quay phim, chụp ảnh quá trình cắt tiết trâu.

Sau khi mổ trâu, người ta chia thịt trâu cho các gia đình trong thôn. Đầu trâu và dẻ sườn chỗ ngon nhất sẽ được dùng vào lễ tế chung. Bốn cẳng chân được chia cho hai người có công đi tìm trâu làm lễ và hai người được bầu đi tìm trâu năm sau. Để đảm bảo công bằng, thịt trâu được chia rất cẩn thận, tỉ mỉ. Tất cả các bộ phận của con trâu phải được chia đều cho tổng số gia đình trong làng, gia đình ít người hay nhiều người đều được chia phần thịt như nhau. Chỗ thịt được chia, các gia đình mang về chế biến, làm lễ cúng tổ tiên, cầu mong tổ tiên bảo vệ gia đình, bảo vệ con cháu trong cả năm.

5944 img 1442

Ngày thứ ba (ngày Ngọ), thầy cúng cùng đại diện các gia đình trong thôn chuẩn bị một mâm lễ vật gồm có thịt trâu, rượu, các sản vật làm được của gia đình như: Thịt lợn, thịt gà, trứng, lạc, đỗ tương, bí, ớt, dưa chuột… để tham gia lễ cúng chung của thôn. Mâm lễ được mang ra lán thờ để cùng làm lễ cúng thần linh. Vị trí làm lễ là cột đu quay và đu dây, người thực hiện lễ cúng là thầy cúng và đại diện các gia đình trong thôn. Mục đích của nghi lễ này nhằm cầu mong thần linh phù hộ cho dân làng được mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, thôn bản có cuộc sống ngày càng no ấm. Đồng thời, nghi lễ này cũng là nhằm cầu mong thần linh bảo vệ cho tất cả mọi người đến dự lễ hội, tham gia vào các trò chơi được an toàn. Lễ cúng kết thúc, nam giới đại diện cho mỗi gia đình sẽ ngồi tại lán thờ ăn cơm, bàn các công việc lớn của thôn, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm xây dựng cuộc sống gia đình, chăm sóc con cái... Sau lễ cúng này, người dân trong làng sẽ vui chơi 3 ngày và kiêng không chặt cây, cắt cỏ, băm chặt...

Trong phần hội, sau khi thầy cúng làm lễ cúng tại chân cột đu quay và đu dây, thử các trò chơi để làm lễ và kiểm tra độ an toàn, người dân trong thôn đều có thể tham gia các trò chơi, tạo bầu không khí đông vui, nhộn nhịp. Sau những ngày lao động vất vả, đây là dịp đồng bào Hà Nhì ở các thôn, bản được nghỉ ngơi, vui chơi.

Theo ông Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội văn nghệ dân gian, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Lào Cai: Cũng vì mục đích cầu cho muôn loài sinh sôi nảy nở mà lễ hội mang đậm tính phồn thực. Nơi được chọn làm lễ tế thần phải là nơi cao nhất trong làng. Hướng lán làm lễ quay về hướng Đông (hướng mặt trời). Bên cạnh là chiếc cột đu được chôn xuống đất, phần hướng lên trời được vót nhọn, biểu trưng cho giống đực. Vào ngày lễ của mỗi năm, dân làng sẽ đục một thân cây lớn đặt lên trên cột đu để làm trò chơi cho nam thanh, nữ tú trong làng. Phần thân cây đặt phía trên biểu trưng cho giống cái, mỗi lần chơi sẽ có một đôi nam nữ, mỗi người sẽ ngồi một đầu chơi đu quay quanh cột đu. Các chàng trai, cô gái Hà Nhì đến Lễ hội Khô Già Già cũng để kết bạn, tìm người yêu thương, xây dựng tương lai hạnh phúc.

Lễ hội Khô Già Già là một phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Hà Nhì, đây là một nét đặc sắc trong văn hóa của đồng bào dân tộc vùng núi cao gắn liền với sản xuất nông nghiệp. Lễ hội đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2014.

Cao Tiến

Nên xem

Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh triển khai hiệu quả hoạt động công đoàn năm 2024

Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh triển khai hiệu quả hoạt động công đoàn năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức phạt nặng đã khiến nhiều người biết "sợ"

Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức phạt nặng đã khiến nhiều người biết "sợ"

(LĐTĐ) Sau gần 1 tuần Nghị định số 168/2024/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm giao thông và trừ điểm giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực, việc tăng nặng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe bước đầu tạo hiệu quả tích cực.
Thủ tướng gửi Thư khen đội tuyển Việt Nam và chúc Xuân Son sớm phục hồi sức khỏe

Thủ tướng gửi Thư khen đội tuyển Việt Nam và chúc Xuân Son sớm phục hồi sức khỏe

(LĐTĐ) Ngay sau khi trận chung kết lượt về ASEAN Mitsubishi Electric Cup™ 2024 kết thúc với chiến thắng thuộc về đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có Thư khen gửi Đội tuyển. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư của Thủ tướng Chính phủ.
Tỷ giá USD hôm nay (6/1): Ghi nhận sự ổn định trên thị trường trong nước

Tỷ giá USD hôm nay (6/1): Ghi nhận sự ổn định trên thị trường trong nước

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay ngày 6/1/2025 ghi nhận sự ổn định trên thị trường trong nước. Trên thế giới, tuần qua chỉ số USD Index (DXY) tiếp tục giữ đà tăng nhờ kỳ vọng Fed duy trì lãi suất cao.
Giá vàng hôm nay (6/1): Tương đối ổn định

Giá vàng hôm nay (6/1): Tương đối ổn định

(LĐTĐ) Hôm nay (6/1), giá vàng tương đối ổn định, với giá vàng miếng và vàng nhẫn hầu hết các thương hiệu giữ nguyên mức giá giao dịch của rạng sáng qua.
Công an Hà Nội trực 100% quân số sau trận chung kết lượt về giữa Việt Nam và Thái Lan

Công an Hà Nội trực 100% quân số sau trận chung kết lượt về giữa Việt Nam và Thái Lan

(LĐTĐ) Sau chiến thắng đầy cảm xúc của đội tuyển Việt Nam trước Thái Lan trong trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, hàng vạn người dân Thủ đô đã đổ ra đường hò reo, cổ vũ. Giám đốc Công an Hà Nội yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị Cảnh sát giao thông, Cảnh sát hình sự,... Công an quận, huyện, thị xã huy động tối đa lực lượng trực và ứng trực triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống ùn tắc giao thông và đua xe trái phép trên địa bàn thành phố.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương

Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương

(LĐTĐ) Thông tin về việc thực hiện các chính sách tiền lương, quan hệ lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, trong năm 2024, các cơ chế, chính sách về lao động, tiền lương tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện, trong đó tập trung vào thể chế hóa các nội dung cải cách chính sách tiền lương trong doanh nghiệp.

Tin khác

Thủ tướng gửi Thư khen đội tuyển Việt Nam và chúc Xuân Son sớm phục hồi sức khỏe

Thủ tướng gửi Thư khen đội tuyển Việt Nam và chúc Xuân Son sớm phục hồi sức khỏe

(LĐTĐ) Ngay sau khi trận chung kết lượt về ASEAN Mitsubishi Electric Cup™ 2024 kết thúc với chiến thắng thuộc về đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có Thư khen gửi Đội tuyển. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư của Thủ tướng Chính phủ.
Cả nước có 95,52 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, đạt 94,2% dân số

Cả nước có 95,52 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, đạt 94,2% dân số

(LĐTĐ) Năm 2024, toàn ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã phát huy truyền thống đoàn kết, chủ động, trách nhiệm, linh hoạt, sáng tạo trong triển khai nhiệm vụ. Theo đó, đến hết năm 2024, tất cả các chỉ tiêu, kế hoạch của ngành đã hoàn thành, đặc biệt là các chỉ tiêu trọng yếu đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng đội tuyển Việt Nam và thăm hỏi cầu thủ Nguyễn Xuân Son

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng đội tuyển Việt Nam và thăm hỏi cầu thủ Nguyễn Xuân Son

(LĐTĐ) Tối ngày 5/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chúc mừng đội tuyển bóng đá nam quốc gia Việt Nam vừa giành chức vô địch ASEAN Cup, đồng thời gửi lời thăm hỏi cầu thủ Nguyễn Xuân Son gặp chấn thương nặng trong trận chung kết.
Đại tá Nguyễn Đức Hải làm giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai

Đại tá Nguyễn Đức Hải làm giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai

(LĐTĐ) Ngày 4/1, tại Công an tỉnh Đồng Nai, Bộ Công an tổ chức Lễ thông báo, công bố các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ.
Chính phủ bãi bỏ 9 quyết định thuộc lĩnh vực tài chính đất đai

Chính phủ bãi bỏ 9 quyết định thuộc lĩnh vực tài chính đất đai

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ vừưa ban hành Quyết định số 25/2024/QĐ-TTg bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thuộc lĩnh vực tài chính đất đai. Trong số này có việc bãi bỏ quy định miễn, giảm tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất ở có nguồn gốc được giao (cấp) không đúng thẩm quyền trước ngày 15/10/1993, tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.
Chính sách mới với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở

Chính sách mới với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở

(LĐTĐ) Để tăng cường cán bộ, công chức, viên chức ở Trung ương, cấp tỉnh đi công tác ở cơ sở (thời gian 3 năm), Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định 5 chế độ ưu đãi.
Sau sáp nhập, thành phố Vinh có 6 cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi

Sau sáp nhập, thành phố Vinh có 6 cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi

(LĐTĐ) 6 cán bộ này thuộc các phòng, cơ quan, đơn vị của thành phố Vinh, đã nộp đơn xin nghỉ hưu trước tuổi từ ngày 1/1/2025.
Thư chúc mừng Xuân Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang

Thư chúc mừng Xuân Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang

(LĐTĐ) Nhân dịp chào đón năm mới 2025, thay mặt Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có Thư chúc mừng gửi tới cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động trong và ngoài nước.
Hưng Yên: Quyết tâm không còn nhà tạm, nhà xuống cấp

Hưng Yên: Quyết tâm không còn nhà tạm, nhà xuống cấp

(LĐTĐ) Với phương châm không để ai bị bỏ lại phía sau, tỉnh Hưng Yên phấn đấu trong năm 2025 cơ bản xóa xong nhà tạm, nhà xuống cấp.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn 2065

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn 2065

Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đưa ra định hướng và lộ trình phát triển không gian Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065. Xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.
Xem thêm
Phiên bản di động