Làm sao để công trường không ảnh hưởng đến người dân?

(LĐTĐ) Dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội được khởi công xây dựng từ năm 2010, vì nhiều lý do đến nay vẫn chưa thể đi vào hoạt động. Tiến độ kéo dài, nên tại một số nơi đang thi công ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân. Người dân mong muốn dự án được đẩy nhanh tiến độ, còn các nhà thầu, bên thi công cần có các biện pháp triển khai ít ảnh hưởng đến người dân nhất.
Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Nỗ lực hoàn thành kịp tiến độ Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng ga ngầm dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội

Nhà phố thành mặt ngõ

Có chiều dài 12,5km, gồm 8,5km đi trên cao và 4km đi ngầm (đoạn Kim Mã - Ga Hà Nội, với 4 ga ngầm). Để triển khai dự án, từ tháng 6/2019, chủ đầu tư và đơn vị thi công đã rào chắn nhiều đoạn phố, gồm: Kim Mã, Núi Trúc, Cát Linh, Quốc Tử Giám và Trần Hưng Đạo (đoạn phía trước Ga Hà Nội).

Làm sao để công trường không ảnh hưởng đến người dân?
Việc rào chắn thi công ga ngầm đã tạo ra những con đường nhỏ rộng chưa đầy 2m khiến việc đi lại rất khó khăn.

Có mặt tại đường Trần Hưng Đạo, đoạn từ số nhà 94 đến số nhà 100 - nơi rào chắn thi công dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội, ghi nhận quang cảnh đìu hiu khi cả chục cửa hàng mặt phố sầm uất trước đây, nay hầu như đều đóng cửa, hoặc bỏ không, ngổn ngang đồ đạc.

Nếu như bên phía dãy nhà lẻ của đường Trần Hưng Đạo vẫn còn một làn đường cho ô tô và xe máy di chuyển, thì bên phía dãy nhà chẵn chỉ còn một đoạn vỉa hè nhỏ, dài khoảng 100m cho xe máy lưu thông. Nhỏ đến mức hai xe máy đi ngược chiều tránh nhau còn khó. Trước dòng xe máy đi lại nườm nượp, người đi bộ chỉ còn cách nép sát vào hàng rào tôn, vừa đi vừa thấp thỏm. Với người đi bộ là nguy hiểm rình rập, với người điều khiển phương tiện cơ giới là sự bất tiện và ùn tắc.

Không chỉ tại đường Trần Hưng Đạo, mà tại khu vực Kim Mã - Núi Trúc - Vạn Bảo cũng bị rào chắn với thời gian dự kiến 22 tháng, kể từ tháng 10/2019, song đến nay cũng chưa hoàn thành, chưa tháo dỡ rào chắn. Phía bên trong rào chắn, sắt thép cong vênh, hoen gỉ, công trình ngập nước phủ rêu xanh, không một bóng người.

Đoạn “ngõ” này (từ ngõ 499 tới số nhà 397 dài khoảng 200m) rộng khoảng hơn 2m chỉ vừa đủ để xe máy lưu thông; nhiều chỗ bị sụt lún, nứt vỡ do tác động của thi công ga ngầm, khiến không ít vụ tai nạn xảy ra. “Nhà nào cũng treo biển cho thuê mặt bằng mà chẳng có ai hỏi han, một khu phố sầm uất bỗng trở nên đìu hiu”, chị Bùi Thanh Hương, người dân phố Kim Mã chia sẻ.

Còn tại khu vực phố Cát Linh (từ số nhà 27 tới 45), việc rào chắn thi công ga ngầm đã tạo ra con đường ngoắt ngoéo rộng chưa đầy 2m với hai bên quây tôn, khiến việc đi lại rất khó khăn. Người đi bộ muốn qua khu vực này chỉ còn cách nép sát vào một bên đường, và phải chịu khó quan sát để đề phòng tai nạn. Đặc biệt, đoạn rào ở đây đã chắn toàn bộ khu vực cổng Trường THCS Cát Linh nên hàng ngày, học sinh và giáo viên tới trường phải đi vào con đường rất chật hẹp với 2-3 khúc cua vuông góc khuất tầm nhìn giao thông.

Tập trung tháo gỡ vướng mắc

Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, tiến độ dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đến nay đạt khoảng 75%, trong đó đoạn trên cao đạt 95,1%, đoạn ngầm đạt 33%. Đến nay, 9/10 hợp đồng của các gói thầu cần phải ký kết các phụ lục hợp đồng gia hạn thời gian thực hiện và bổ sung các kinh phí do kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng, do đã hết hạn thời gian thực hiện hợp đồng.

Đến thời điểm hiện tại, công tác giải phóng mặt bằng của đoạn trên cao đã hoàn thành và bàn giao cho nhà thầu. Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại khiến nại kéo dài của 177 hộ dân tại các ga chờ và đường dẫn các ga chờ đối với chính sách bồi thường, hỗ trợ. Đối với đoạn ngầm, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn dẫn đến quá trình triển khai chậm từ 1 – 6 năm. Đến nay, vẫn còn chờ chính sách để tiến hành bồi thường, hỗ trợ tạm cư 50 căn nhà bị ảnh hưởng trong quá trình thi công tuyến hầm. Trong đó, 43 căn cần tạm cư, 7 căn cần phá dỡ, nhưng lại không phải thu hồi đất nên đã dẫn đến nhiều vướng mắc, khó khăn do chưa có quy định về pháp luật.

Những vướng mắc này đã dẫn đến kế hoạch đoạn đi ngầm của dự án dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2022, nhưng hiện nay đã phải xin kéo dài tới năm 2025 và phải tới năm 2027 mới vận hành được toàn tuyến. Nhìn chung, theo đánh giá của lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội thì quá trình thực hiện dự án gặp nhiều vấn đề pháp lý phát sinh chưa từng có tiền lệ và chưa có quy định cụ thể để giải quyết. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ kéo dài, giải phóng mặt bằng khó khăn.

Được biết, hiện Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội đã phối hợp xây dựng và báo cáo UBND thành phố Hà Nội về khung chính sách hỗ trợ kinh phí chưa từng có tiền lệ, làm căn cứ thỏa thuận sử dụng đất trong thời gian thi công tuyến hầm. Theo đó, kinh phí bồi thường, hỗ trợ đối với 6 hộ phải phá dỡ khoảng 21 tỷ đồng; kinh phí hỗ trợ 43 hộ phải tạm cư trong vòng 1 tháng khoảng 4 tỷ đồng. Số kinh phí này sẽ sớm được chi trả và hoàn thành trong tháng 10 để có thể kịp thời bàn giao mặt bằng và đàm phán để nhà thầu thi công trở lại.

Trở lại vấn đề dân sinh, theo chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy, việc rào chắn đường quá lâu trong lúc chờ triển khai dự án là thực tế đang diễn ra, các cơ quan chức năng từ Sở Giao thông vận tải đến Ban Quản lý dự án, cần phải có ý kiến, không thể có chuyện không ai chịu trách nhiệm: “Các đơn vị phải họp bàn tìm nguyên nhân và cách khắc phục, tiến độ thi công phải được cập nhật thường xuyên cho người dân chịu ảnh hưởng trong khu vực, đoạn nào làm xong thì phải tháo dỡ rào chắn trả lại mặt bằng cho giao thông, phải làm với tinh thần có trách nhiệm, chứ không thể để mù mờ kéo dài như vậy”, ông Nguyễn Xuân Thủy cho hay.

Trước đó, vào tháng 10/2015, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo tháo dỡ một số điểm rào chắn tuyến đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội tại những vị trí không tiến hành thi công và những vị trí đã hết hạn giấy phép thi công hoặc đã thi công xong để hoàn trả mặt đường phục vụ cho người và phương tiện tham gia giao thông./.

UBND thành phố Hà Nội vừa có tờ trình thống nhất điều chỉnh thời gian thực hiện “Dự án Tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội đoạn, Nhổn - ga Hà Nội” là 2009-2027, trong đó đưa vào khai thác, vận hành đoạn trên cao vào năm 2022, đưa vào vận hành toàn tuyến vào năm 2027. Điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án là 34.826 tỷ đồng, tăng thêm 1.916 tỷ đồng trong đó ngân sách thành phố tăng 3.895,93 tỷ đồng và giảm vốn vay ODA 1.979,93 tỷ đồng.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt

Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra khoảng 2h30 ngày 4/11, tại nhà số 3H1, ngõ 20 phố trần Kim Xuyến, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Nhận thấy có 2 người mắc kẹt trong đám cháy, lực lượng chức năng đã nhanh chóng tiếp cận các hướng để tìm kiếm cứu nạn và đã đưa nạn nhân ra ngoài an toàn.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo ngày 4/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, sáng sớm có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió Đông Bắc cấp 2 - 3.
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

(LĐTĐ) Khoảng gần sáng 4/11, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường xuống miền Bắc; từ đêm Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội trời ít mây, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024

TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024

(LĐTĐ) Các lỗi vi phạm chủ yếu như không chú ý quan sát, chuyển hướng không đúng quy định, đi không đúng phần đường, làn đường, vượt xe không đúng quy định. Phòng cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã ra quyết định khởi tố 51 vụ án với 40 bị can.
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý

Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý

(LĐTĐ) Lực lượng Cảnh sát giao thông triển khai nhiều tổ công tác tuần tra kiểm soát trên khắp các tuyến đường xuyên tâm, hướng từ các huyện ngoại thành vào trung tâm Hà Nội. Khi bị lực lượng chức năng kiểm tra, nhiều "yêng hùng" ngổ ngáo đầu trần điều khiển xe máy với tốc độ cao vượt đèn, bấm còi rú ga... tất cả đều lí nhí xin lỗi, cúi đầu xấu hổ.
Xem thêm
Phiên bản di động