Chung tay ngăn chặn các vấn nạn học đường:

Kỳ 2: Mấu chốt nằm ở khâu thực thi pháp luật

(LĐTĐ) Gần đây, vấn nạn bạo lực học đường đã có nhiều biến tướng tiêu cực. Đó không còn đơn thuần chỉ là những hành vi đánh nhau dẫn đến thương tích cho cơ thể mà còn diễn ra ở dưới góc độ khác với sự cố ý lạm dụng những tính năng của mạng xã hội để làm nhục nhân phẩm người khác gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Thực tế cho thấy, hiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường đã có song khâu thực thi vẫn chưa được chú trọng.
mau chot nam o khau thuc thi phap luat ky 2 Kỳ 1: Phòng ngừa xâm hại tình dục học đường: Đừng để mất bò mới lo làm chuồng

Diễn biến phức tạp

Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trung bình mỗi năm, cả nước xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học. Như vậy, cứ hơn 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau; hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; 9 trường thì có học sinh của một trường đánh nhau...

Thống kê của ngành Công an cũng cho thấy, chỉ trong quý I/2019, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 310 vụ bạo lực học đường, chủ yếu là ở lứa tuổi THCS và THPT. Riêng cuối tháng 3 và đầu tháng 4, hàng loạt vụ bạo lực giữa học sinh với nhau xảy ra ở khắp các tỉnh, thành như: Hưng Yên, Nghệ An và mới nhất là Quảng Ninh.

Đáng nói, quanh vấn nạn bạo lực học đường đang có sự biến tướng nguy hại. Cụ thể, bên cạnh sử dụng vũ lực gây thương tích cho đối phương, không ít vụ khi sự việc khi xảy ra còn có khá đông học sinh đứng xem, nhưng không ai can ngăn, mặt khác còn dùng điện thoại để ghi lại và đưa lên mạng xã hội. Hệ lụy là, nhiều vụ bạo lực được quay clip rồi tung lên mạng gây ảnh hưởng đến uy tín cá nhân và nhà trường, gây xôn xao và bất bình trong dư luận.

mau chot nam o khau thuc thi phap luat ky 2
Nhà trường cần chú trọng tới việc giáo dục kỹ năng sống, đạo đức, quan tâm tới từng học sinh, sinh viên. (Ảnh minh họa: HNM)

Lấy ví dụ từ vụ việc một học sinh lớp 9 ở Hưng Yên bị lột quần áo, đánh hội đồng ngay tại lớp học rồi đưa lên mạng xã hội, chuyên gia tâm lý - pháp lý TS. Nguyễn Hà An (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trách nhiệm Xã hội) chia sẻ, vấn nạn bạo lực học đường ngày càng gia tăng với những hậu quả khó có thể nhìn thấy trước được. Đặc biệt hiện nhận thức của một bộ phận học sinh ngày càng có xu hướng lệch lạc, đặc biệt là nhận thức về giá trị giữa người và người. Một phần là do mạng xã hội ngày càng phát triển. Ngoài ra còn do xã hội, chính quyền chưa nhanh chóng tuyên truyền, phổ biến nhận thức, giáo dục phù hợp cho các em.

Qua theo dõi và phân tích, ông Đặng Hoa Nam (Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho rằng, những thông tin, video về bạo lực học đường sẽ được đăng tải nhiều hơn bởi một số lý do, trong đó xuất phát một phần vì mạng xã hội phát triển giúp video, thông tin nhanh chóng được lan truyền đến cộng đồng.

Theo TS. Hoàng Trung Học (Trưởng khoa Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục), bạo lực học đường không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam. Tại các nước có nền giáo dục phát triển, bạo lực học đường vẫn luôn tồn tại và là vấn đề khó giải quyết. Đơn cử như tại nước Mỹ, mỗi ngày có khoảng 160.000 học sinh không đến trường vì bị bạo lực hoặc sợ bị bạo lực. 83% các bé gái và 79% các bé trai cho biết từng là nạn nhân của bạo lực học đường. Điều đáng nói, có tới 64% trong số các em này dù bị bạo lực nhưng lại không dám chia sẻ với ai.

TS. Hoàng Trung Học cho rằng, bạo lực học đường là hệ quả của quá trình tác động đa chiều, gồm nhiều vòng khác nhau, từ điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, đến gia đình, nhà trường, bạn bè và cả đặc điểm tâm sinh lý của chính các em. Do đó, đẩy lùi bạo lực học đường không phải là trách nhiệm của riêng nhà trường, thầy cô, mà cần có sự quan tâm, vào cuộc của cả xã hội và hơn hết là sự quan tâm, chăm sóc của chính gia đình học sinh.

Đi tìm nguyên nhân của tình trạng bạo lực học đường hiện nay, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đều cho rằng, trước hết là do giáo dục trong gia đình đang bị thả nổi. Nói cách khác, trẻ em đang bị “đói” giáo dục từ gia đình. Do khó khăn về kinh tế, nhiều phụ huynh mải bươn chải cuộc sống, nên với con cái có sinh mà không có dưỡng, “khoán trắng” việc quản lý, giáo dục con em cho nhà trường.

Số khác quan tâm con cái nhưng không biết cách giáo dục, dẫn đến hậu quả con cái tự sống, tự hành xử. Có gia đình chuyên áp chế, bạo lực với con cái, khiến con cái dễ đổ bức xúc ở gia đình sang bạn bè...

Ở góc độ các cơ sở quản lý giáo dục, hiện nguồn lực con người và cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh còn yếu và thiếu. Ở trường lớp, nếu trong sinh hoạt hàng ngày, học sinh có nhỡ va chạm nhau, thầy cô tìm mọi hình thức kỷ luật thật nặng để răn đe, thay vì tìm hiểu ngọn ngành từ cá tính, tính nết hoàn cảnh của từng em mà có biện pháp giáo dục cho phù hợp.

Luật đã có, thực thi thế nào?

Theo tìm hiểu, hiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường, nếu nhìn trên góc độ tổng thể hiện đã tương đối đầy đủ với những chế tài nghiêm khắc cả về phòng ngừa và xử lý hành vi vi phạm. Chẳng hạn, cao nhất là Điều 37, Hiến pháp 2013 quy định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Ngoài Hiến pháp 2013 còn có các quy định trong Luật Giáo dục, Luật Trẻ em, Luật Bình đẳng giới, Luật Người khuyết tật… cùng với hàng loạt nghị định, chỉ thị, chương trình hành động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến vấn đề này.

Quy định, khung hành lang pháp lý đã có, song “điểm yếu” khiến bạo lực học đường vẫn tái diễn lại nằm ngay trong các chính sách, pháp luật. Nói dễ hiểu hơn, các quy định đã có song lại nằm tản mát nằm ở nhiều văn bản, đánh giá tính chất, mức độ hành vi không tương thích, và đặc biệt là năng lực thực thi pháp luật chưa tốt. Dẫn chứng vấn đề này, chuyên gia tâm lý - pháp lý TS. Nguyễn Hà An cho biết, pháp luật đã có những chế tài xử lý những hành vi bạo lực học đường.

Cụ thể tùy từng mức độ, tính chất, hành vi mà hành vi bạo lực học đường sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, khi áp dụng các chế tài xử lý vi phạm này cần phải căn cứ vào độ tuổi của các em. Ví như, tại Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý với hình thức xử phạt là: Cảnh cáo. Hay như Khoản 3 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141… của Bộ luật này.

Để ngăn chặn bạo lực học đường cần có những giải pháp mang tính tổng thể. Dễ nhất là bản thân gia đình, nhà trường và xã hội cần nâng cao nhận thức, ý thức cho học sinh, sinh viên và con em mình về những hành động bạo lực và hậu quả của những hành động bạo lực này. Trong đó, gia đình cần chú trọng giáo dục con cái như: Phê phán những hành vi thô bạo, xử lý nghiêm khắc những hành vi thô bạo, bạo lực từ con trẻ; quản lý việc sử dụng mạng xã hội của con cái; hình thành cho trẻ về tính quan tâm, giúp đỡ người khác.

Nhà trường cần chú trọng tới việc giáo dục kỹ năng sống, đạo đức, quan tâm tới từng học sinh, sinh viên (đặc biệt là những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt) và chủ động trao đổi thông tin với gia đình các em học sinh, sinh viên. Thêm vào đó, cần sớm đưa vào giảng dạy pháp luật tại nhà trường để các em sớm ý thức được hành vi và hậu quả của hành vi mà mình thực hiện. Ngoài ra, nhà trường cần tăng cường nhiều hoạt động ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng sống, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích… Chỉ khi đồng bộ như vậy, tình trạng bạo lực trong học đường mới được đẩy lùi, từ đó góp phần xây dựng được môi trường giáo dục lành mạnh.

Phạm Thảo – Giang Nam

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.
Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, xây dựng các sản phẩm mới phù hợp nhu cầu, thị hiếu, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng Tư, chúng tôi có dịp về làng An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên - nơi đã từng ghi đậm dấu tích minh chứng cho lịch sử của Thành An Thổ trong phong trào Cần Vương chống Pháp và là nơi sinh của đồng chí Trần Phú, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Với vị trí đắc địa trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Công viên Nước Hồ Tây được biết đến như một “Thiên đường giải trí hiện đại” đã sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Tin khác

Hướng dẫn ghi Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hướng dẫn ghi Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 cần đọc kỹ hướng dẫn để ghi Phiếu đăng ký dự thi chính xác, đồng thời phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã khai trong Phiếu.
Từ hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Từ hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Từ hôm nay (24/4) đến hết ngày 26/4, các trường phổ thông sẽ cấp cho học sinh đang học lớp 12 năm học 2023-2024 tài khoản và mật khẩu đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024. Học sinh có thể thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi ngay sau khi được cấp tài khoản và mật khẩu, đến hết ngày 28/4.
Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/4, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024.
Hội Chữ thập đỏ Bình Dương trao học bổng cho học sinh khó khăn

Hội Chữ thập đỏ Bình Dương trao học bổng cho học sinh khó khăn

(LĐTĐ) Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Tháng Nhân đạo năm 2024, gắn với kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

(LĐTĐ) Sự kiện “Adventure with words - Phiêu lưu cùng con chữ” vừa diễn ra tại Trường Tiểu học Lômônôxốp Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh.
Nhiều ý tưởng sáng tạo về bảo vệ môi trường tại Global Children's Designathon 2024

Nhiều ý tưởng sáng tạo về bảo vệ môi trường tại Global Children's Designathon 2024

(LĐTĐ) Cuộc thi khoa học toàn cầu Global Children’s Designathon 2024 với chủ đề “Make it Circular - Designing for a better future” (Sức mạnh của thiết kế vòng tròn - Thiết kế vì một tương lai tốt đẹp hơn) vừa diễn ra tại Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Ban Mai (quận Hà Đông, Hà Nội) đã thu hút sự quan tâm, chú ý và tham gia đông đảo của học sinh.
202 học sinh tiểu học tham dự vòng chung khảo Cuộc thi Olympic tiếng Anh

202 học sinh tiểu học tham dự vòng chung khảo Cuộc thi Olympic tiếng Anh

(LĐTĐ) Ngày 21/4, tại Trường Đại học Công đoàn (quận Đống Đa, Hà Nội), 202 thí sinh đã tham dự vòng chung khảo Cuộc thi Olympic tiếng Anh cấp tiểu học thành phố Hà Nội năm học 2023-2024. Đây là những thí sinh đã vượt qua hơn 1.000 thí sinh đến từ 490 trường tiểu học trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Danh sách các đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

Danh sách các đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

(LĐTĐ) Tính đến tháng 4/2024, có 34 cơ sở giáo dục đại học được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Sôi nổi Vòng Chung kết cuộc thi “Sàn đấu Anh ngữ V - Champions 2024"

Sôi nổi Vòng Chung kết cuộc thi “Sàn đấu Anh ngữ V - Champions 2024"

(LĐTĐ) Thực hiện Chương trình công tác Đội và phong trào Thiếu nhi Thủ đô năm học 2023-2024; thiết thực chào mừng kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941-15/5/2024), 70 chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Hội đồng Đội thành phố Hà Nội phối hợp với Anh văn Hội Việt Mỹ VUS miền Bắc tổ chức Vòng chung kết cuộc thi Sàn đấu Anh ngữ V - Champions năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động