Kinh tế Thủ đô tăng trưởng nhanh sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

(LĐTĐ) Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, Thủ đô Hà Nội luôn duy trì tăng trưởng cao hơn và đóng góp tích cực vào tăng trưởng cả nước, tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế là trung tâm kinh tế, động lực phát triển của Vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Tạo sức bật cho kinh tế Thủ đô Khai thác hiệu quả lễ hội gắn với phát triển kinh tế Thủ đô Những con số ấn tượng kinh tế Thủ đô 6 tháng đầu năm 2023

Hôm nay (1/8), Thủ đô Hà Nội đánh dấu mốc tròn 15 năm kể từ ngày Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội “về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh có liên quan” có hiệu lực, cũng là tròn 15 năm Hà Nội mở rộng, hợp nhất (1/8/2008 - 1/8/2023).

15 năm qua, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thủ đô Hà Nội đã phấn đấu không ngừng, thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị, ngày càng xứng đáng với vị trí, vai trò Thủ đô.

Nhìn lại những con số tăng trưởng ở lĩnh vực kinh tế, chúng ta có thể thấy được, Hà Nội đã đạt được những kết quả quan trọng về tăng trưởng sau 15 năm Thành phố được mở rộng địa giới hành chính.

Đóng góp tích cực vào tăng trưởng của cả nước

Theo báo cáo mới nhất của UBND thành phố Hà Nội, Hà Nội luôn duy trì tăng trưởng cao hơn (ngoại trừ năm 2018) và đóng góp tích cực vào tăng trưởng cả nước. Bình quân giai đoạn 2011 - 2022, GRDP của Hà Nội tăng gấp 1,12 lần so với mức tăng chung cả nước (cả nước tăng 5,94%/năm)

Quy mô GRDP năm 2022 (theo giá cố định 2010) đạt 772,2 nghìn tỷ đồng, gấp 2,17 lần so với năm 2010. Thu nhập tính theo GRDP tăng lên, bình quân đầu người năm 2022 đạt 141,8 triệu đồng (giá hiện hành) - khoảng 5.950 USD, gấp 1,45 lần cả nước (khoảng 4.110 USD) gấp 3,5 - 3,8 lần so với năm 2008 (37,4 triệu đồng - khoảng 1.697 USD).

Kinh tế Thủ đô tăng trưởng nhanh sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Diện mạo Thủ đô Hà Nội thay đổi nhanh chóng sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính.

Tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm. Trong khi cơ cấu ngành kinh tế năm 2011 với dịch vụ chiếm 63%; công nghiệp - xây dựng 20%; nông nghiệp 3,6%, thuế sản phẩm 13,4% thì đến năm 2022 cơ cấu các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng tương ứng là: 63,22%; 24,04% - tăng tương ứng 0,22 điểm % và 4,04 điểm %; nông nghiệp và thuế sản phẩm tương ứng 2,08% và 10,66% - giảm tương ứng 1,52 điểm % và 2,74 điểm %

Năng suất lao động năm 2022 của Hà Nội đạt 291,3 triệu đồng/lao động (giá hiện hành), gấp 2,34 lần năm 2011 (124,5 triệu đồng/lao động) và gấp 1,6 lần bình quân cả nước (181,1 triệu đồng/lao động.

Giai đoạn 2011-2015, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp khoảng 36,3% tăng trưởng GRDP (cả nước là 34,1%), giai đoạn 2016-2020 đóng góp khoảng 46,0% (cả nước là 44,4%).

Du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô

Dịch vụ được chú trọng phát triển trong những năm qua đã thúc đẩy việc tái cơ cấu lại cơ cấu nội ngành trên địa bàn Thủ đô. Trong đó, những năm gần đây tập trung mạnh vào số hóa, đẩy mạnh thương mại điện tử và phục hồi phát triển ngành du lịch sau đại dịch Covid-19. Giai đoạn 2011 - 2022, dịch vụ tăng bình quân 6,77%/năm - cao hơn bình quân chung là 6,67%. Năm 2022, dịch vụ phục hồi tăng mạnh (đạt 10,06%); 6 tháng đầu năm 2023 tiếp tục khẳng định đà phục hồi, mức tăng đạt 7,54% - gấp 1,26 lần mức tăng chung của GRDP (5,97%).

Du lịch được chú trọng phát triển, dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô. Năm 2019, Thủ đô Hà Nội đón 21,92 triệu lượt khách nội địa (gấp 1,9 lần năm 2011), 7,02 triệu lượt khách quốc tế (gấp 3,7 lần năm 2011), chiếm trên 37% lượng khách quốc tế của cả nước, xứng đáng vai trò trung tâm điều phối du lịch lớn nhất khu vực phía Bắc. Hà Nội được xếp hạng trong nhóm 10 thành phố có tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới, đứng thứ 15 trong danh sách 25 điểm đến du lịch phổ biến nhất trên thế giới.

Về dịch vụ tài chính, ngân hàng, so với năm 2008, công nghệ ngân hàng trên địa bàn hiện nay đã thay đổi cơ bản. Hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đẩy mạnh chuyển đổi số, kết nối các ngành, lĩnh vực để mở rộng hệ sinh thái số các dịch vụ ngân hàng; thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. Hiện nay, 100% ngân hàng trên địa bàn đã triển khai dịch vụ internet banking, mobibanking, các loại ví điện tử, mở rộng tiện ích thẻ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Hệ thống các TCTD tiếp tục được sắp xếp, cơ cấu lại; triển khai đồng bộ các giải pháp về cơ chế, chính sách; minh bạch hơn thực chất nợ xấu của các TCTD; duy trì hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt; lưu thông tiền tệ và nguồn vốn huy động bảo đảm đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng khoảng 28% cả nước, tốc độ tăng nguồn vốn huy động bình quân đạt 17,93%/năm; dư nợ tín dụng chiếm tỷ trọng khoảng 27% cả nước, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,9%/năm.

Kinh tế Thủ đô tăng trưởng nhanh sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Du lịch được chú trọng phát triển, dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô.

Trong 15 năm qua, hạ tầng thương mại nội địa (trung tâm logistics, cảng cạn, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ) được chú trọng phát triển. Đến nay, Hà Nội có 3 trung tâm logistics (Trung tâm Logistics Hateco; Trung tâm Logistics - ga Yên Viên; Trung tâm khai thác vận chuyển khu vực phía Bắc tại xã Kim Hoa, huyện Mê Linh); 2 cảng cạn ICD tại Mỹ Đình (5,2 ha) và Gia Thụy (1 ha), đồng thời đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện 3 dự án: Cảng cạn ICD Cổ Bi, Cảng cạn ICD Đức Thượng, Cảng container quốc tế Phù Đổng; 28 trung tâm thương mại; 123 siêu thị; 1.840 cửa hàng tiện ích; 493 cửa hàng xăng, dầu; 1.703 cửa hàng kinh doanh LPG chai; 415 máy bán hàng tự động; 16.184 website ứng dụng thương mại điện tử…

Đã khởi công xây dựng Chợ đầu mối Nam Hà Nội (xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai), đồng thời nghiên cứu khảo sát xây dựng chợ đầu mối quốc tế nông sản tại xã Yên Thường (huyện Gia Lâm); thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác 164 chợ/ tổng số 459 chợ. Các hình thức thanh toán trên nền tảng công nghệ hiện đại, thương mại điện tử phát triển mạnh (chiếm khoảng 7,0% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ). Thành phố phối hợp các sàn thương mại điện tử lớn (Shopee, Tiki, Sendo, Lazada) hỗ trợ tích cực tiêu thụ các mặt hàng nông sản cho các HTX, tổ hợp tác trên địa bàn. Chỉ số thương mại điện tử của Thành phố duy trì vị trí thứ 2 cả nước.

Giai đoạn 2009 - 2022, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 6,68%, nhập khẩu tăng 4,16%, nhập siêu từ mức gấp 2,35 lần xuất khẩu năm 2008 giảm còn 1,15 lần 6 tháng đầu năm 2023. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hơn 58 tỷ USD, gấp 1,93 lần so với năm 2008 (hơn 30 tỷ USD).

Lạm phát được kiểm soát tốt; thực hiện quản lý, điều hành hiệu quả giá cả theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; chỉ số giá tiêu dùng giảm từ mức 18% năm 2011 còn 3,4% năm 2022, góp phần quan trọng ổn định tình hình kinh tế vĩ mô cả nước.

Ngành công nghiệp được tích cực cơ cấu lại, tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và phát triển công nghệ cao. Hạ tầng khu, cụm công nghiệp (CCN) tiếp tục được phát triển với 9 khu công nghiệp, 70 CCN đang hoạt động. Kinh tế tri thức, kinh tế số được chú trọng. Hà Nội luôn là địa phương dẫn đầu cả nước về doanh thu công nghiệp ICT (đạt khoảng 320 nghìn tỷ đồng), với khoảng gần 8.500 doanh nghiệp công nghệ thông tin và có 2/5 khu công nghiệp công nghệ thông tin tập trung của cả nước. Nhiều sản phẩm công nghệ cao, thiết bị thông minh được sản xuất tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Ngành xây dựng tăng bình quân 4,14%/năm; nhiều khu đô thị mới được xây dựng tạo diện mạo đô thị mới, hiện đại cho Thủ đô (Khu đô thị Việt Hưng, Vinhomes River Side, VinCity Ocean Park, VinCity Sportia, Garmuda, Royal City, Times City…).

Tái cơ cấu nội ngành nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh, trong đó các huyện, thị xã tích cực chuyển đổi đất trồng lúa sang cây trồng hoặc kết hợp nuôi thủy sản cho hiệu quả cao hơn, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao.

Tỷ trọng thu nội địa đã tăng hơn 10% so với năm 2023

Thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn từ 2008 đến nay đều hoàn thành và vượt dự toán thu được Trung ương giao; tổng thu NSNN trên địa bàn giai đoạn 2008 - 2022 đạt 2,94 triệu tỷ đồng, tăng bình quân 11,5%/năm. Các nguồn thu được quản lý đầy đủ và chặt chẽ; cơ cấu thu NSNN trên địa bàn có sự chuyển dịch tích cực, bền vững; tỷ trọng thu nội địa đã tăng từ mức 80,5% năm 2008 lên 91,7% vào năm 2023.

Kinh tế Thủ đô tăng trưởng nhanh sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc được quan tâm, chú trọng.

Thành phố thường xuyên tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh công tác giao đất cho các chủ đầu tư, thực hiện hạch toán tiền sử dụng đất các dự án đối ứng cho các dự án BT còn đang thực hiện, qua đó góp phần tạo nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển. Đồng thời, công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc được quan tâm, chú trọng: Khai thuế điện tử; hoàn thuế điện tử 100% trường hợp đối với hàng hóa dịch vụ xuất khẩu và dự án đầu tư.

Mở rộng mạng lưới tài khoản chuyên thu của Kho bạc Nhà nước Hà Nội tại các ngân hàng thương mại và đa dạng hóa các phương thức thanh toán điện tử như internet banking, thẻ ATM, thiết bị chấp nhận thẻ POS... tạo thuận lợi cho người nộp thuế, góp phần tập trung nhanh các khoản thu NSNN.

Tổng chi ngân sách địa phương giai đoạn 2008 - 2022 hơn 937,3 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 11,6%/năm; trong đó chi đầu tư phát triển khoảng 426,85 nghìn tỷ đồng, chiếm 45,5% tổng chi ngân sách, tăng bình quân 11,65%/năm. Chi thường xuyên khoảng 498,25 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 53,16% tổng chi ngân sách, tăng bình quân 11,95%/năm.

Giai đoạn 2008 - 2022, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội huy động gần 4,04 triệu tỷ đồng, tăng hàng năm 11,04%. Cơ cấu đầu tư xã hội dịch chuyển rõ nét. Khu vực nhà nước giảm từ 51,0% năm 2010 xuống còn khoảng 34,3%; khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh, từ 35,3% lên khoảng 54,8%.

Xã hội hóa đầu tư được đẩy mạnh, nhất là đối với các lĩnh vực như Cấp nước, bãi đỗ xe, xử lý chất thải, nước thải, hạ tầng công nghệ thông tin, giáo dục, y tế... Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên địa bàn lũy kế hết tháng 6/2023 đạt hơn 362 nghìn doanh nghiệp.

Đến nay, Hà Nội đã thu hút mới trên 4,5 nghìn dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 33 tỷ USD. Ngoài thực hiện chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ năng cho người lao động, tham gia vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu thì hằng năm, các doanh nghiệp FDI đã đóng góp trên 10% thu ngân sách, 11% số lao động trong các doanh nghiệp, 11% vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.

Thành phố đã ban hành và thực hiện các kế hoạch hàng năm về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư... Niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước dần được nâng lên. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tăng liên tục từ năm 2012 (xếp thứ 51/63) đến năm 2018 - 2020 xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố.

So với Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước, mặc dù Hà Nội chỉ bằng 21,2% và 1% tương ứng về diện tích, 41,7% và 8,1% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp tương ứng 47,46% và 12,59% về GRDP, 52,48% và 17,07% về thu NSNN, 14,19% và 4,61% kim ngạch xuất khẩu, 29,77 và 10,77% kim ngạch nhập khẩu của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Kinh tế Thủ đô xứng đáng giữ vị trí đầu tầu và là động lực phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế của cả nước. Diện mạo nông thôn đổi thay tích cực theo hướng ngày một văn minh, hiện đại. công tác xây dựng nông thôn mới có sự tham gia tích cực của UBND các quận và đóng góp trực tiếp của người dân. Ở đó, các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống vẫn được lưu giữ và phát huy.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Dương Văn Thái

Tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Dương Văn Thái

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý với đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái.
Bà Rịa - Vũng Tàu thu gần 700 tỷ đồng dịp lễ 30/4 và 1/5

Bà Rịa - Vũng Tàu thu gần 700 tỷ đồng dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2024 (từ 27/4 đến ngày 1/5), lượng khách đến du lịch, tham quan tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023, qua đó đem về doanh thu gần 700 tỷ đồng cho địa phương này.
Cảnh sát giao thông huy động hơn 19.600 lượt tổ công tác đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ

Cảnh sát giao thông huy động hơn 19.600 lượt tổ công tác đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ

(LĐTĐ) Trong 5 ngày nghỉ lễ (từ ngày 27/4 - 1/5), Cảnh sát giao thông toàn quốc đã huy động hơn 19.600 lượt tổ công tác tổ chức tuần tra kiểm soát, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, phát hiện xử lý 78.254 trường hợp vi phạm; phạt tiền hơn 171 tỷ đồng; tạm giữ 748 xe ô tô, 29.325 xe mô tô; 584 phương tiện khác; tước 15.327 giấy phép lái xe các loại.
Người công nhân dược luôn đam mê với nghề

Người công nhân dược luôn đam mê với nghề

(LĐTĐ) Với vai trò là Tổ trưởng Tổ pha chế, phân xưởng thuốc viên, Công ty Cổ phần dược phẩm Hà Tây, anh Nguyễn Hoàng Long luôn dành trọn tình yêu với nghề và dày công nghiên cứu để pha chế ra những sản phẩm tốt nhất.
Tổ công tác 141 phát hiện đối tượng mang súng hơi đi dạo phố

Tổ công tác 141 phát hiện đối tượng mang súng hơi đi dạo phố

(LĐTĐ) Tối 1/5, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, quá trình làm nhiệm vụ tổ công tác Y9/141 phát hiện người đàn ông mang theo 1 khẩu súng hơi kèm theo ống ngắm, 24 viên đạn bằng kim loại, người này không xuất trình được giấy tờ liên quan đến vũ khí.
Hà Nội có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất 31 độ C

Hà Nội có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất 31 độ C

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 2/5, khu vực Hà Nội nhiều mây, đêm có mưa rào rải rác, có nơi có dông; ngày có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất là 31 độ C.
Từ hôm nay (2/5), thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Từ hôm nay (2/5), thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Từ hôm nay (2/5) đến 17h ngày 10/5, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.

Tin khác

Phát triển Điện mặt trời mái nhà cần đảm bảo an toàn với vận hành hệ thống điện

Phát triển Điện mặt trời mái nhà cần đảm bảo an toàn với vận hành hệ thống điện

(LĐTĐ) Hiện nay, việc phát triển Điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, ĐMTMN có những đặc điểm riêng cần được lưu ý trong quá trình phát triển, cũng như trong quá trình xây dựng các chính sách, chiến lược về năng lượng nói chung. Trong đó, ảnh hưởng của ĐMTMN đối với vận hành hệ thống điện là những vấn đề cần sự đánh giá sát sao.
Giá xăng ngày 2/5 sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng?

Giá xăng ngày 2/5 sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng?

(LĐTĐ) Trước diễn biến của giá xăng dầu thế giới, theo dự báo của các chuyên gia, giá xăng ngày 2/5 dự báo sẽ được điều chỉnh tăng theo xu hướng giá xăng dầu thế giới. Nếu cơ quan quản lý không chi quỹ bình ổn, giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 có thể tăng nhẹ từ 50 - 90 đồng/lít.
Các startup Việt chưa hấp dẫn được vốn đầu tư

Các startup Việt chưa hấp dẫn được vốn đầu tư

(LĐTĐ) So với một số nước khu vực như Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, tổng số lượng đầu tư cũng như nhà đầu tư của Việt Nam thấp hơn. Lý do cơ bản, các startup của Việt Nam chưa tạo sức hấp dẫn đủ mạnh, chưa hướng đến sản phẩm dịch vụ có tính đột phá, dựa trên công nghệ cao, sáng chế mới.
Giá vàng trong và sau kỳ nghỉ lễ tăng hay giảm?

Giá vàng trong và sau kỳ nghỉ lễ tăng hay giảm?

(LĐTĐ) Giá vàng thế giới trong những ngày qua lao dốc do chịu áp lực bởi sự phục hồi của đồng USD, hiện đang đứng ở mức 2.285 USD/ounce. Trong nước, giá vàng chững trong các ngày nghỉ lễ. Hiện tại, giá vàng miếng các thương hiệu được niêm yết cụ thể như sau:
Nhiều chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ 1/5

Nhiều chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ 1/5

(LĐTĐ) Hôm nay (1/5), nhiều chính sách liên quan đến kinh tế như quy định mới về quản lý seri tiền mới in; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân mới; quy định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia... sẽ chính thức có hiệu lực.
Hà Nội thu hút gần 1,2 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng

Hà Nội thu hút gần 1,2 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng

(LĐTĐ) Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu hút 1,132 tỷ USD vốn FDI. Trong đó, đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1,008 tỷ USD; 47 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 79 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 65 lượt, đạt 45 triệu USD.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tiếp tục tăng do biến động của giá xăng dầu

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tiếp tục tăng do biến động của giá xăng dầu

(LĐTĐ) Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê ngày 29/4, trong tháng 4/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân khiến CPI tăng được cho là do giá xăng dầu trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tháng 4 tăng 9% so với cùng kỳ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tháng 4 tăng 9% so với cùng kỳ

(LĐTĐ) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 15,3%; doanh thu du lịch lữ hành tăng 49,3%.
Vì sao điện mặt trời mái nhà tự tiêu tự sản dôi dư phát lên lưới điện với giá 0 đồng?

Vì sao điện mặt trời mái nhà tự tiêu tự sản dôi dư phát lên lưới điện với giá 0 đồng?

(LĐTĐ) Bộ Công Thương đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời lắp đặt tại nhà dân, công sở, khu công nghiệp. Trong đó, nội dung nhận được sự quan tâm đó là đề xuất, nếu sản lượng điện của loại hình điện mặt trời mái nhà tự tiêu tự sản dôi dư được phát vào hệ thống điện quốc gia, thì đơn vị điện lực ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng và không được thanh toán.
Sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng

(LĐTĐ) Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trong tháng 4 ước tính tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm
Phiên bản di động