Kinh tế Thủ đô phục hồi rõ nét trong 3 tháng đầu năm 2022
Kiểm tra, xử lý hơn 3.000 trường hợp vi phạm giao thông trong quý I/2022 Hà Nội sẽ mở thêm một số dịch vụ để phục hồi sản xuất, kinh doanh |
Sáng 6/4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã chủ trì Hội nghị giao ban công tác quý I năm 2022.
GRDP quý I tăng gấp 1,16 lần cả nước
Báo cáo tại Hội nghị, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Anh Tuấn cho biết, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I năm 2022 tăng 5,83%, gấp 1,16 lần cả nước (5,03%), bằng với kịch bản tăng trưởng (từ 5,7-6,2%) Thành phố đề ra. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thực hiện quý I là 102.402 tỷ đồng, đạt 32,9% dự toán, tăng 19,6% so với cùng kỳ. Chi ngân sách địa phương là 14.776 tỷ đồng, đạt 13,8% dự toán, tăng 17,6% so với cùng kỳ, trong đó, chi đầu tư phát triển là 4.111 tỷ đồng, đạt 8% dự toán, tăng 26,7%...
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh chủ trì Hội nghị giao ban công tác quý I năm 2022. |
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thông tin, trong quý I, kim ngạch xuất khẩu tăng 6,1% (cùng kỳ giảm 1%), kim ngạch nhập khẩu tăng 18,5% (cùng kỳ tăng 4%). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) xu hướng tăng cao gây áp lực lên mục tiêu kiểm soát dưới 4% trong năm 2022; CPI bình quân quý I tăng 2,66% (cùng kỳ tăng 0,04%). Tổng vốn đầu tư phát triển quý I đạt 76,260 nghìn tỷ đồng, tăng 7,8% (cùng kỳ tăng 8,2%).
Vốn FDI thu hút 575 triệu USD, trong đó đăng ký mới 64 dự án và 28 dự án bổ sung vốn đầu tư 209,3 triệu USD; đăng ký góp vốn, mua cổ phần 365,4 triệu USD. Có 6.250 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 95 nghìn tỷ đồng (tăng 2% về số lượng doanh nghiệp và tăng 4%; có 4.500 doanh nghiệp hoạt động trở lại (tăng 2%).
Đồng chí Đỗ Anh Tuấn cho biết, các hoạt động sản xuất, kinh doanh có nhiều tín hiệu khởi sắc. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I tăng 9,1% - cao hơn cùng kỳ (6,8%). Doanh thu ngành vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ tăng 16,4% cao hơn cùng kỳ (9%).
Từ giữa tháng 3, Hà Nội cùng cả nước mở cửa đón khách du lịch quốc tế. Khách du lịch đến Hà Nội (có lưu trú) trong tháng 3 đạt 111 nghìn lượt, tăng 2,78% so với tháng 2 và tăng 22% so với cùng kỳ. Quý I, tổng lượng khách du lịch đạt 324 nghìn lượt, tăng 2,5% (cùng kỳ giảm 87,7%), trong đó khách quốc tế 45 nghìn lượt, giảm 12% (cùng kỳ giảm 92,5%); khách nội địa 279 nghìn lượt, tăng 5,3% (cùng kỳ giảm 85,7%). Bên cạnh đó, Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I tăng 5,3%; sản xuất nông nghiệp thuận lợi, cây trồng phát triển tốt, chăn nuôi ổn định.
Về công tác quy hoạch, quản lý đô thị, trong quý I, Thành phố đã trình Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thành phố đã phê duyệt Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống; phê duyệt thêm 9 nhiệm vụ quy hoạch phân khu thuộc đô thị vệ tinh Sơn Tây, Hòa Lạc...
An sinh xã hội được bảo đảm, Thành phố đã giải quyết việc làm cho hơn 50 nghìn lao động, tăng 29,2%. Hỗ trợ cho trên 2,31 triệu đối tượng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 theo nghị quyết của Chính phủ với kinh phí 2.353,3 tỷ đồng. Thành phố đã hoàn thiện kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích giai đoạn 2022-2025, báo cáo Thành ủy và trình HĐND thành phố; đồng thời đẩy nhanh công tác chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ tổ chức SEA Games 31.
Báo cáo tại Hội nghị, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho biết mặc dù trong quý I, Thành phố ghi nhận số ca mắc trong cộng đồng lớn, nhất là sau dịp Tết Nguyên đán, tuy nhiên đến nay, Hà Nội đã bước qua đỉnh dịch. Theo Giám đốc Sở Y tế, mặc dù dịch đã được kiểm soát nhưng chúng ta không thể lơ là, chủ quan vì số ca mắc giảm nhưng vẫn ở mức cao; học sinh, sinh viên quay lại trường học; các hoạt động dịch vụ, du lịch trở lại bình thường…là những điều kiện để dịch bệnh lây lan. Có thể Hà Nội sẽ xuất hiện một số biến chủng mới, cho nên vẫn phải tiếp tục giám sát tình hình dịch bệnh.
Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Trần Thị Vân Anh cho hay về tiến độ chuẩn bị SEA Games 31, các sở, ngành, địa phương đều có kế hoạch triển khai bảo đảm tiến độ và chất lượng. Hà Nội là nơi tổ chức 18/40 nội dung thi đấu; đăng cai lễ khai mạc tại Sân vận động quốc gia tổ chức ngày 12/5, lễ bế mạc tại Cung Điền kinh ngày 23/5. Với 18 bộ môn sẽ thi đấu tại 16 điểm tại Hà Nội (12 điểm thuộc quận, huyện quản lý; 4 điểm do Sở Văn hóa và Thể thao quản lý).
Đến 30/3, công tác cải tạo sửa chữa nâng cấp, công tác cải tạo sửa chữa các địa điểm thi đấu của Thành phố đã hoàn tất. Thành phố đã cơ bản và sẵn sàng chuẩn bị cho khai mạc và bế mạc. Về thông tin tuyên truyền, Hà Nội đang triển khai kế hoạch đếm ngược 31 ngày đến SEA Games 31, tổ chức tổng vệ sinh môi trường vào sáng thứ Bảy hàng tuần để tạo môi trường sáng xanh, sạch đẹp.
Du lịch Thủ đô trong 3 tháng đầu năm 2022 có dấu hiệu ấm lên với nhiều hoạt động được tái khởi động trở lại |
Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cũng thông tin, du lịch Thủ đô trong 3 tháng đầu năm 2022 đã có dấu hiệu ấm lên với nhiều hoạt động được tái khởi động trở lại như khai mạc chương trình Du lịch Hà Nội chào 2022 - Get on Hanoi 2022, lễ hội bay Khinh khí cầu… đã thu hút đông đảo khách du lịch đến với Hà Nội, tạo đà phát triển du lịch trong thời gian tiếp theo...
Tập trung công tác chuẩn bị phục vụ tổ chức SEA Games 31
Tháng 4 và quý II năm 2022, UBND Thành phố đặt mục tiêu các sở, ban, ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được trong quý I, thực hiện các nhiệm vụ đề ra từ đầu năm, đồng thời bám sát diễn biến thế giới để dự báo tình hình và kịp thời có giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu năm 2022, nhất là mục tiêu tăng trưởng 7-7,5%, bảo đảm cân đối thu - chi ngân sách và kiểm soát lạm phát dưới 4%.
UBND Thành phố tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2022, gồm: Tổng kết thực hiện Luật Thủ đô; Lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình phát triển nhà ở 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2040. Kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025. Tập trung hoàn thiện thủ tục đầu tư xây dựng dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô...
Thành phố cũng thực hiện có hiệu quả các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh; thực hiện miễn, giảm thuế, hỗ trợ lãi vay, hỗ trợ người lao động... theo nghị quyết của Chính phủ. Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các công trình trọng điểm, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Bên cạnh đó, Thành phố bảo đảm cung - cầu hàng nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất và xây dựng, chuỗi cung ứng, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp; kiểm soát giá cả thị trường; bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm; chuẩn bị công tác phòng chống thiên tai mùa mưa bão...
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của Thành phố là tập trung công tác chuẩn bị phục vụ tổ chức SEA Games 31. Tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, gắn với an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ các kỳ thi Trung học cơ sở năm học 2021-2022 và tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2022-2023.
Thành phố yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, nhất là dịp tổ chức SEA Games 31; tăng cường đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội. Chủ động phòng ngừa cháy, nổ, nhất là tại các lễ hội, cơ sở sản xuất kinh doanh, khu dân cư. Đẩy mạnh thực hiện Đề án về ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia.
Thời gian tới, thành phố tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, kỷ luật công vụ. Tổ chức thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2022 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59