Quy định cấp giấy đi đường theo nhóm đối tượng tại vùng 1:

Khoa học, chặt chẽ và thuận lợi

Sáng 5/9, Công an thành phố Hà Nội đã ra thông báo về đối tượng, trình tự thủ tục duyệt cấp giấy đi đường có nhận dạng, thẻ đi mua hàng thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong vùng 1 (vùng nội đô). Ngay khi có thông báo mới, nhiều người dân đã bày tỏ sự đồng tình, nhất trí với những cách làm quyết liệt nhằm hạn chế tối đa lượng người và xe lưu thông trên đường.
Những tổ chức, cá nhân nào ở "vùng đỏ" được phép cấp Giấy đi đường, Thẻ mua hàng? Bí thư Thành ủy Hà Nội: Nêu cao ý thức cộng đồng, quyết tâm đẩy lùi dịch Covid-19

Chia sẻ về nội dung quy định mới về cấp giấy đi đường tại vùng 1, anh Lê Văn Bằng (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm) cho biết, hiện nay dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, việc triển khai quy trình cấp giấy đi đường mới, chia ra các nhóm đối tượng, thẩm quyền cấp giấy đi đường là rất hợp lý. Theo anh Bằng, đây là cách làm khoa học nhằm hạn chế tối đa lượng người và xe lưu thông trên đường, nhưng vẫn bảo đảm đáp ứng các nhiệm vụ cấp bách trong phòng, chống dịch và các dịch vụ thiết yếu, phục vụ đời sống người dân.

Khoa học, chặt chẽ và thuận lợi
Nhiều người dân cho rằng phương án cấp giấy đi đường theo nhóm đối tượng là hợp lý, khoa học

Đơn cử, đối với các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu, thẩm quyền cấp giấy đi đường là Phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố. "Thực tiễn cho thấy sau hơn 1 tháng thực hiện giãn cách xã hội, một trong những hạn chế lớn nhất là nhiều tổ chức, doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm yêu cầu hạn chế đúng số người đến nơi làm việc. Vừa qua, theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng thì tôi thấy rằng, số lượng người ra đường được các doanh nghiệp cấp giấy đi đường là rất đông. Trong đó, có không ít trường hợp được cấp là không đúng đối tượng, không đúng mục đích, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả phòng, chống dịch”, anh Bằng chia sẻ.

Đồng tình với các quan điểm trên, bà Nguyễn Thị Hạnh (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) cũng cho rằng việc chia ra các nhóm đối tượng để phân quyền cấp giấy giới thiệu là đúng đắn. Đặc biệt, theo bà Hạnh, trong phương án này, đối với các trường hợp cá nhân có nhu cầu lưu thông trên đường được quy định, hướng dẫn cụ thể hơn.

Ví dụ cá nhân đi mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, đồ dùng thiết yếu do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn duyệt, cấp Thẻ mua hàng thiết yếu theo đúng đối tượng quy định; cá nhân đi thực hiện các dịch vụ y tế bắt buộc như: cấp cứu, khám chữa bệnh và mua thuốc định kỳ; đi tiêm vắc-xin và xét nghiệm Covid-19; người chăm sóc người bệnh và người xuất viện về… không áp dụng giấy đi đường, cá nhân chỉ cần mang theo Giấy tờ chứng minh kèm theo căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân.

“Việc cấp giấy đi đường mới chặt chẽ hơn nhằm kiểm soát, giảm lượng người ra đường, bảo đảm giãn cách xã hội thực chất. Đây là biện pháp quyết định để ngăn chặn dịch bùng phát rộng, bảo vệ an toàn sức khoẻ, tính mạng nhân dân. Tôi hi vọng lần này, Hà Nội sẽ làm thật chặt, phạt thật nặng để người dân “ở yên trong nhà”. Có làm nghiêm, làm chặt thì đến ngày 21/9, chúng ta mới có thể quay về trạng thái bình thường mới”, bà Hạnh chia sẻ.

Khoa học, chặt chẽ và thuận lợi
Siết chặt hơn các quy định cấp giấy đi đường giúp Hà Nội tận dụng được thời gian vàng để chống dịch

Xung quanh quy định cấp giấy đi đường của Hà Nội, ông Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc Chi nhánh Đống Đa, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội cho biết, công nhân môi trường có đặc thù là phải thường xuyên làm việc hàng ngày trên đường, phố, ngày hôm qua (4/9), ngay khi có thông tin mới về việc cấp giấy đi đường Chi nhánh Đống Đa đã làm việc với Công an quận Đống Đa để làm thủ tục cấp giấy đi đường cho công nhân. Đến hôm nay, khi có thông tin phải nộp về Sở Xây dựng và Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố, chi nhánh cũng đã ngay lập tức làm thủ tục để cấp giấy đi đường.

Còn ông Bùi Ngọc Uyên, Phó Trưởng phòng Đối ngoại truyền thông, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết, ngay sau khi có thông tin về việc cấp giấy đi đường cho các đơn vị công ích công ty Thoát nước đã giao nhiệm vụ cho phòng ban chuyên môn để hoàn thiện thủ tục. Theo ông Uyên, việc cấp giấy đi đường là cần thiết nhưng cũng nên có thêm các hướng dẫn cụ thể, đơn cử như việc cấp mã nhận diện với phương tiện.

“Trường hợp lái xe phải khai phương tiện di chuyển thì sự khác biệt giữa xe công vụ và phương tiện cá nhân là như thế nào, trường hợp di chuyển bằng các phương tiện khác nhau thì sao... là những vấn đề cần làm rõ hơn”, ông Uyên cho hay.

Là phóng viên một cơ quan báo chí Trung ương chuyên tác nghiệp hiện trường, chị C.N cho rằng, việc quy định giấy đi đường theo nhóm đối tượng mà Công an thành phố Hà Nội đưa ra rất hợp lý và khoa học. Đơn cử như với báo chí, theo quy định tại các Công điện của Chủ tịch UBNDTP Hà Nội trước, mỗi cơ quan, toàn soạn đều không quá 50% con số đến cơ quan làm việc. Thực tế, một số tòa soạn, Ban Biên tập còn cho phép số lượng cán bộ, phóng viên đến ít hơn. Mỗi phóng viên khi tác nghiệp, đều phải có sự chấp thuận của Ban Biên tập mới được cấp giấy giới thiệu. Do đó, quy định mới vẫn áp dụng cách cấp giấy đi đường như cũ đối với các cơ quan báo chí là hoàn toàn hợp lý.

Có thể thấy, thời gian qua, mặc dù Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội nhưng người dân ra đường vẫn còn đông, bất chấp các quy định về phòng chống dịch. Bên cạnh đó, nhiều nơi còn nảy sinh tiêu cực như làm giả giấy đi đường, mua bán giấy đi đường, khiến lực lượng chức năng khó kiểm soát thì quy định mới về cấp giấy đi đường của Hà Nội là cách làm thiết thực, ngăn chặn việc lợi dụng giấy đi đường để ra đường không cần thiết. Với phương án hiệu quả, cấp bách như thế này, tin tưởng rằng Hà Nội sẽ tận dụng được thời gian vàng để chống dịch.

Công an thành phố Hà Nội thông báo về đối tượng, trình tự thủ tục duyệt cấp giấy đi đường có nhận dạng, thẻ đi mua hàng thiết yếu trong vùng 1 như sau:

Nhóm 1: Các cơ quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công tác ngoại giao, bao gồm cán bộ, công chức, công vụ làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, chính trị xã hội đóng trên địa bàn Thành phố; các cơ quan tổ chức ngoại giao. Thẩm quyền cấp: Do thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp theo đúng đối tượng quy định tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhóm 2: Các cơ quan tổ chức doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu. Về thẩm quyền: Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố xem xét và cấp phép.

Nhóm 3: Các cơ quan tổ chức trực tiếp thực hiện, tham gia công tác phòng, chống dịch do thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp giấy đi đường theo đúng đối tượng quy định tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhóm 4: Các cơ quan báo chí, truyền thông, giấy đi đường do thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp cho các đối tượng quy định tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhóm 5: Công dân được ra khỏi nhà trong các trường hợp sau: Người dân đi mua lương thực, thực phẩm thuốc men do UBND xã, phường, thị trấn duyệt, cấp theo đúng đối tượng quy định; người đi thực hiện các dịch vụ y tế bắt buộc, chỉ cần có giấy tờ chứng minh kèm theo căn cước công dân hoặc chứng minh thư minh nhân; cá nhân đi sân bay theo vé, cá nhân đi đến cơ quan ngoại giao theo giấy hẹn của cơ quan ngoại giao, cá nhân đến tòa theo giấy triệu tập của tòa án... chỉ cần có giấy tờ chứng minh kèm theo căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân và giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong vòng 72 giờ.

Nhóm 6: Các tổ chức, cá nhân và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công vụ thiết yếu. Về thẩm quyền: Do công an cấp xã, phường, thị trấn cấp giấy.

Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

TP.HCM: Xử lý nhóm học sinh cấp 2 đánh nhau dã man ngoài trường học

TP.HCM: Xử lý nhóm học sinh cấp 2 đánh nhau dã man ngoài trường học

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có báo cáo chính thức về việc nhóm học sinh của Trường Trung học cơ sở (THCS) Thái Văn Lung đánh nhau ngoài nhà trường gây xôn xao dư luận.
Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Yên Thành

Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Yên Thành

Ngày 13/4/ thực hiện chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với LĐLĐ huyện Yên Thành tổ chức chương trình truyền thông pháp luật và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong công nhân, viên chức và người lao động.
Nhanh chóng khắc phục hậu quả vụ cháy rừng tại Quảng Ninh

Nhanh chóng khắc phục hậu quả vụ cháy rừng tại Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Công điện số 36/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả do cháy rừng trên địa bàn phường Đại Yên, thành phố Hạ Long và thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh; tiếp tục chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng.
Vị tướng Trường Sơn được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Vị tướng Trường Sơn được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Vừa qua, tại Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ (Thành phố Hồ Chí Minh) đã diễn ra Lễ đón nhận danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" do Chủ tịch nước truy tặng cho đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện.
Hà Đông: Nhiều kết quả hoạt động công đoàn nổi bật trong quý I/2025

Hà Đông: Nhiều kết quả hoạt động công đoàn nổi bật trong quý I/2025

Thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội trong việc bám sát chủ đề hoạt động năm 2025, quý I/2025, Ban Thường vụ LĐLĐ quận Hà Đông đã tích cực đổi mới, sáng tạo, linh hoạt các hoạt động công đoàn. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 4/4 đến ngày 11/4), toàn Thành phố ghi nhận 212 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã.

Tin khác

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Sáng nay (12/4), huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095 - 2025) và công bố quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Chiều ngày 10/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ quận Đống Đa khoá XXVIII tổ chức Hội nghị lần thứ 25 để thảo luận cho ý kiến về các nội dung quan trọng, như: Báo cáo sơ kết quý I và phương hướng, nhiệm vụ công tác quý II/2025 của BCH Đảng bộ quận; Báo cáo Tổng kết 7 chương trình công tác của Quận ủy.
Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Chiều ngày 8/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ.
Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Thời điểm hiện tại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến rộng rãi. Đóng góp vào dự thảo Nghị quyết, nhiều chuyên gia, người dân cho rằng, đây sẽ là nền tảng giúp phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa; thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống, từ đó góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế Thủ đô.
Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Chiều 6/4, tại đình Đăm, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm đã khai mạc Lễ hội truyền thống bơi Đăm - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Hà Nội: Dự kiến khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm

Hà Nội: Dự kiến khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm

Nhiều công trình giao thông trọng điểm được Thành phố dự kiến khởi công xây dựng trong tháng 5/2025 như cầu Tứ Liên, cầu Ngọc Hồi, cầu Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, Hà Nội dự kiến khởi công dự án thành phần 3 thuộc Vành đai 4 - Vùng Thủ đô khởi công trong quý II/2025.
Giữ gìn nét đẹp lễ hội chùa Tây Phương

Giữ gìn nét đẹp lễ hội chùa Tây Phương

Những năm qua, lễ hội chùa Tây Phương diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn, góp phần phát triển du lịch, văn hóa, lịch sử Thủ đô.
Lan tỏa cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5

Lan tỏa cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5

Huyện ủy Thanh Trì vừa tổ chức Hội nghị triển khai Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5, năm 2025.
Quận Tây Hồ thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị

Quận Tây Hồ thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị

Ngày 4/4, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Tây Hồ tổ chức hội nghị lần thứ 26, khóa VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhằm thảo luận, cho ý kiến vào các nội dung quan trọng như: Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,...
Xem thêm
Phiên bản di động