Khát vọng trường tồn dân tộc - Giá trị cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong hành trình bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã được truyền cảm hứng và nuôi dưỡng khát vọng trường tồn dân tộc. Đó cũng chính là giá trị cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh hướng đến xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa hùng cường theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng chính sách tam nông ở Hà Nội Hội nghị chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
Khát vọng trường tồn dân tộc - Giá trị cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!

1. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX phản ánh tinh thần dân tộc của phe chủ chiến trong triều Nguyễn với thực dân Pháp là sự bế tắc của hệ tư tưởng phong kiến. Con đường cứu nước dựa vào nước ngoài của cụ Phan Bội Châu, hay sự canh tân đất nước theo mô hình tư sản Pháp do cụ Phan Châu Trinh tìm kiếm cũng đi vào ngõ cụt lịch sử. Trong bối cảnh Việt Nam chưa hình thành chế độ tư bản, mà chế độ phong kiến suy tàn lại chưa bị tiêu vong, để đưa dân tộc thoát khỏi ách đô hộ của thực dân, phong kiến thì phải đi con đường nào cho đúng?

Câu hỏi mang tính thời đại lịch sử cho dân tộc luôn thao thức trong tâm can Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc. Bằng cuộc khảo cứu thực tiễn cách mạng khắp các châu lục, nhất là thâm nhập vào thế giới cần lao, bị áp bức bóc lột thậm tệ nhất đã giúp Người nhận thức được manh nha về quan điểm của quốc tế vô sản, rằng ở đâu người bị áp bức cũng thống khổ như nhau, còn kẻ thống trị cũng tàn bạo giống nhau.

Bên cạnh việc khảo sát thực tế, Nguyễn Ái Quốc còn miệt mài tìm đọc các tác phẩm nổi tiếng liên quan đến tư tưởng chính trị mang tính tiên phong thời đại. Cũng nhờ lăn xả tham gia phong trào công nhân thế giới tại Pháp, trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, công nhận Quốc tế Cộng sản là tổ chức đại diện cho quyền lợi của giai cấp vô sản và nhân dân lao động toàn thế giới, là tổ chức quốc tế bênh vực quyền lợi cho các dân tộc bị áp bức; đặc biệt là Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại đã khai sáng cho Nguyễn Ái Quốc niềm tin tất thắng theo con đường cách mạng vô sản.

Nhờ có chủ nghĩa yêu nước chân chính, nhờ có lòng nhân ái, sự ham học, ham tìm hiểu có mục đích chính trị, nên Nguyễn Ái Quốc đã tích lũy được kiến thức, đủ tầm tư duy phát hiện ánh sáng chân lý thời đại trong Luận cương của Lênin. Tiếng reo của Nguyễn Ái Quốc trong đêm tối, tại căn phòng nhỏ hẹp ở Paris (Pháp) thực sự là tiếng súng phát lệnh khởi đầu con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam, trước hết cách mạng từ trong tư duy chính trị của Nguyễn Ái Quốc: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”.

2. Ngay sau khi tìm được chân lý thời đại, có niềm tin tưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Trước khi chính thức về Tổ quốc (cuối tháng 1-1941), Nguyễn Ái Quốc đã tích cực chuẩn bị những tiền đề chính trị có ý nghĩa là điều kiện tiên quyết bảo đảm thắng lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường vô sản ở Việt Nam, đó là thành lập chính đảng vô sản.

Việc tổ chức các lớp tập huấn về lý luận chính trị tại Quảng Châu (Trung Quốc), ra Báo Thanh niên, phát hành cẩm nang lý luận chính trị Đường kách mệnh, chứng tỏ tầm tư duy sắc sảo của Người: Cách mạng vận động không ngừng, nuôi dưỡng khát vọng bằng nhận thức và hành động có cơ sở khoa học, kết hợp đúc rút thực tiễn với lý luận cách mạng. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã được Nguyễn Ái Quốc vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn của cách mạng Việt Nam.

Khi các điều kiện thành lập Đảng chín muồi, trực tiếp Nguyễn Ái Quốc là người đảm nhiệm vai trò được Quốc tế Cộng sản giao đã tổ chức thành công việc hợp nhất các tổ chức cộng sản thành chính đảng vô sản ở Việt Nam. Các văn kiện đầu tiên của Đảng do Người khởi thảo, được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng, thực sự là đường hướng đúng đắn, sáng suốt, duy nhất đúng cho cách mạng Việt Nam từ đó đến nay. Như vậy, con đường cách mạng mà Nguyễn Ái Quốc tìm được là con đường giải phóng dân tộc đúng đắn nhất cho Việt Nam, phù hợp với xu thế thời đại, đồng thời cũng được Người chuẩn bị những điều kiện căn cốt nhất, bảo đảm chắc chắn cho mọi thắng lợi về sau.

Ngay sau khi về đến Tổ quốc, Hồ Chí Minh đã lập tức bắt tay vào việc chuẩn bị công tác tư tưởng, tuyên truyền, phổ biến đường lối cách mạng, chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cho sát hợp với điều kiện cụ thể cách mạng trong nước và quốc tế. Người soạn cuốn Lịch sử nước ta, biên dịch cuốn Lịch sử Đảng Bônsêvích Nga, triệu tập Hội nghị Trung ương 8, thành lập Mặt trận Việt Minh, là những chuẩn bị cần kíp cho cách mạng đi tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành công.

Với sự nhạy cảm chính trị, trên cơ sở phân tích kỹ lưỡng tình hình thế giới, nhất là khi Chiến tranh thế giới thứ hai diễn biến sang tính chất mới, với tính chính nghĩa của phe Đồng minh và Liên Xô, Hồ Chí Minh dự đoán thời cơ cách mạng một cách chuẩn xác. Trên cơ sở đó, Người rốt ráo chỉ đạo trong nước phải chủ động chuẩn bị điều kiện đón đợi thời cơ. Khi tình hình chuyển biến mau lẹ, dù đang ốm thập tử nhất sinh, Người đã thể hiện quyết tâm sắt đá: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

Đặc biệt là, khi thời cơ ngàn năm có một xuất hiện, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, Hồ Chí Minh đã cấp tốc triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng, quyết định chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc; tiếp ngay sau đó, tổ chức Đại hội Quốc dân Tân Trào, đưa ra lời hiệu triệu Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, với tinh thần “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Nghe theo lời hiệu triệu của Người, đồng bào ta đã kết đoàn, tạo thành sức mạnh toàn dân vùng lên đập tan xiềng xích nô lệ, mở ra thời cơ, vận hội mới cho dân tộc Việt Nam bước tiếp trong dòng chảy thời đại lịch sử hướng tới chủ nghĩa xã hội.

3. Trong lời kết của Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh khẳng định tinh thần bất diệt, khát vọng trường tồn dân tộc: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Dựa trên tiền đề Cách mạng tháng Tám và Tuyên ngôn Độc lập, sức mạnh Việt Nam được khai phóng và nhân lên gấp bội. Khi phải đối mặt với tình thế ngàn cân treo sợi tóc, Hồ Chí Minh đã thổi luồng sinh khí mới vào lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường dân tộc của đồng bào ta, giúp cho chế độ mới đủ sức chiến thắng thù trong, giặc ngoài.

Khi buộc phải bước vào cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai, Hồ Chí Minh đã cất lên tiếng vọng non sông: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…”. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là tất yếu của khát vọng trường tồn dân tộc, được truyền cảm hứng bởi Hồ Chí Minh.

Tiếp nối vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trước một kẻ thù đứng đầu phe đế quốc, có sức mạnh triệu lần so với tiềm lực kinh tế và phương tiện, vũ khí chiến tranh của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khơi dậy ý chí tự lực, tự cường dân tộc trong thời đại mới. Người nói: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi”.

Tinh thần bất tử của Hồ Chí Minh đã thắp sáng sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất non sông, khắc họa chân dung dân tộc Việt Nam “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Trước lúc đi xa, Người vẫn tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng, giang sơn sẽ thu về một mối: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Đây là khát vọng dân tộc trường tồn, tinh thần bất diệt, giá trị vĩnh hằng được hun đúc hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Dựa trên nền tảng tinh thần ấy, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã và đang nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng: “Phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Theo PGS.TS Trần Viết Lưu/hanoimoi.com.vn

http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Chinh-tri/1032374/khat-vong-truong-ton-dan-toc---gia-tri-cot-loi-trong-tu-tuong-ho-chi-minh

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dự báo nắng nóng diện rộng

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dự báo nắng nóng diện rộng

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài tới 5 ngày. Thời điểm này cũng trùng với giai đoạn giao mùa ở miền Bắc và miền Trung, do đó thời tiết trên cả nước sẽ có nhiều biến động đáng chú ý, đặc biệt là một đợt nắng nóng diện rộng ngay trước kỳ nghỉ.
Real Madrid vs Arsenal: Khi “Vua châu Âu” lâm nguy trước một Arsenal đầy bản lĩnh

Real Madrid vs Arsenal: Khi “Vua châu Âu” lâm nguy trước một Arsenal đầy bản lĩnh

Nhận định bóng đá trận Real Madrid vs Arsenal diễn ra vào lúc 02h00 ngày 17/4 trong khuôn khổ tứ kết lượt về Champions League 2024/25.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Nắng nóng 32 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Nắng nóng 32 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 16/4, khu vực Hà Nội đêm không mưa, ngày nắng. Nhiệt độ cao nhất: 30-32 độ.
Công đoàn huyện Quốc Oai tập trung tổ chức hiệu quả các hoạt động trong Tháng Công nhân

Công đoàn huyện Quốc Oai tập trung tổ chức hiệu quả các hoạt động trong Tháng Công nhân

Bám sát chủ đề “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”, trong Tháng Công nhân năm 2025, các cấp Công đoàn huyện Quốc Oai tiếp tục tổ chức các hoạt động đang phát huy hiệu quả tại địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, được đông đảo đoàn viên Công đoàn, công nhân, viên chức, lao động đón nhận, được các cấp ủy đảng, chính quyền, người sử dụng lao động quan tâm, ủng hộ.
Hơn 60 doanh nghiệp tham gia kết nối cung cầu hàng hóa tại Hưng Yên

Hơn 60 doanh nghiệp tham gia kết nối cung cầu hàng hóa tại Hưng Yên

Ngày 15/4, tại thành phố Hưng Yên (Hưng Yên), Phòng Kinh tế, hạ tầng và Đô thị (UBND thành phố Hưng Yên) phối hợp với tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu thành phố Hưng Yên năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 60 doanh nghiệp, Hợp tác xã (HTX), chủ thể OCOP, hộ kinh doanh, làng nghề… trên địa bàn tỉnh Hưng Yên tham dự.

Tin khác

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chiều 15/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Bắc.
Khuyến khích đặt tên cấp phường, xã theo số thứ tự tên quận, huyện cũ và yếu tố địa danh lịch sử, văn hóa

Khuyến khích đặt tên cấp phường, xã theo số thứ tự tên quận, huyện cũ và yếu tố địa danh lịch sử, văn hóa

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025, có hiệu lực thi hành từ ngày hôm nay (15/4/2025).
PAPI 2024: Tham nhũng, lãng phí  vẫn là quan ngại lớn của người dân

PAPI 2024: Tham nhũng, lãng phí vẫn là quan ngại lớn của người dân

Sáng 15/4, tại Hà Nội, Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã tổ chức công bố Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh năm 2024 (Chỉ số PAPI 2024), với nhiều kết quả đáng quan tâm.
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong 2 ngày 14-15/4/2025.
Ngày 14/4/1975: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên "Chiến dịch Hồ Chí Minh"

Ngày 14/4/1975: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên "Chiến dịch Hồ Chí Minh"

Cách đây tròn 50 năm, ngày 14/4/1975, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương ký gửi Bộ Chỉ huy chiến dịch Bức điện lịch sử với nội dung: “Đồng ý Chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44, chuẩn bị xem xét cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44, chuẩn bị xem xét cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến, xem xét, quyết định 42 nhóm nội dung, bao gồm: 24 nhóm nội dung về công tác lập Hiến, lập pháp, 10 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước...
Đề xuất hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông, mầm non tại các trường dân lập

Đề xuất hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông, mầm non tại các trường dân lập

Mức hỗ trợ học phí tối đa bằng mức trần học phí áp dụng đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành áp dụng tại địa phương theo từng năm học.
Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc tại Trụ sở Trung ương Đảng. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Theo TTXVN, sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.
Xem thêm
Phiên bản di động