Kẻ bắt cóc bé trai 7 tuổi đối diện hình phạt nào?

(LĐTĐ) Đối tượng gây án là Nguyễn Đức Trung khi bị truy đuổi đã dùng súng chống trả khiến một chiến sĩ Công an bị thương. Kẻ thực hiện hành vi phạm tội một cách táo tợn, liều lĩnh khiến nhiều người hết sức bàng hoàng, gây hoang mang dư luận.
Đối tượng bắt cóc, dọa giết con nợ trên xe lĩnh án Giải cứu cháu bé sau 10 tiếng bị bắt cóc tại quận Long Biên

Trước đó, hồi 19h40 ngày 14/8, Công an phường Việt Hưng tiếp nhận tin báo từ gia đình chị Đ.T.H (trú tại: khu đô thị Việt Hưng, quận Long Biên) về việc con trai chị H (sinh năm 2016) bị một đối tượng nam giới đeo khẩu trang bắt, đưa lên xe ô tô khi đang đi xe đạp tại khu vực gần nhà. Sau đó, chị H nhận được điện thoại yêu cầu gia đình nộp 15 tỷ đồng để “chuộc” con.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Giám đốc Công an Thành phố đã triệu tập lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ về Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an Thành phố, trực tiếp chỉ đạo cán bộ chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ tại hiện trường với quyết tâm nhanh nhất giải cứu, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho cháu bé.

Sau gần 10 tiếng trắng đêm, đến khoảng 5h ngày 15/8/2023, Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp Công an quận Long Biên và các đơn vị nghiệp vụ đã bắt giữ được đối tượng gây án là Nguyễn Đức Trung (sinh năm 1992; quê quán: huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc), giải cứu thành công cháu bé về với gia đình bảo đảm tuyệt đối an toàn.

Liên quan đến vụ vệc này, theo Luật sư Nguyễn Hoàng ( Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng, hành vi của đối tượng có dấu hiệu cấu thành Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Điều 169 Bộ luật hình sự 2015 quy định, người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 2-7 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; Đối với người dưới 16 tuổi; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 - dưới 200 triệu đồng; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự… bị phạt tù từ 5-12 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Tài sản bị chiếm đoạt có trị giá từ 500 triệu đồng trở lên; Hành vi phạm tội dẫn đến hậu quả làm chết người… thì bị phạt tù từ 15 - 20 năm hoặc tù chung thân

Cũng theo Luật sư Nguyễn Hoàng, việc chiếm đoạt tài sản có được thực hiện trót lọt hay không, người phạm tội có nhận được tài sản hay không, không phải là dấu hiệu bắt buộc để xác định có cấu thành nên tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Chỉ cần người phạm tội đã có ý thức chiếm đoạt tài sản và đã thực hiện hành vi bắt cóc người khác làm con tin nhằm đạt được mục đích đó thì được coi là tội phạm đã hoàn thành.

Bên cạnh đó, hành động dùng súng chống trả khiến một cán bộ Đội Cảnh sát hình sự, Công an quận Long Biên bị thương, cơ quan Công an sẽ xem xét hành vi sử dụng súng của đối tượng nhằm chống trả lực lượng Công an để xử lý theo quy định...

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện phục vụ đón Đoàn khách quốc tế

Hà Nội tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện phục vụ đón Đoàn khách quốc tế

(LĐTĐ) Trong các ngày 12 và 13/12/2023, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra các hoạt động đón Đoàn khách quốc tế sang thăm chính thức Việt Nam. Để bảo đảm an ninh, an toàn, thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Đoàn khách quốc tế; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện...
Sơn Tây: Sôi nổi hội thi ‘Tuyên truyền phòng, chống ma túy’

Sơn Tây: Sôi nổi hội thi ‘Tuyên truyền phòng, chống ma túy’

(LĐTĐ) Ngày 8/12, Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức hội thi “Tuyên truyền phòng, chống ma túy” của tình nguyện viên Đội công tác xã hội tình nguyện.
Giám đốc Công an Hà Nội thăm hỏi chiến sĩ bị thương trong khi làm nhiệm vụ

Giám đốc Công an Hà Nội thăm hỏi chiến sĩ bị thương trong khi làm nhiệm vụ

(LĐTĐ) Chiều 8/12, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, đã đến thăm hỏi, động viên Thượng úy Trương Văn Tú, cán bộ Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Công an thành phố Hà Nội, bị thương trong khi làm nhiệm vụ.
Ứng xử văn minh, thân thiện trong vận tải hành khách công cộng

Ứng xử văn minh, thân thiện trong vận tải hành khách công cộng

(LĐTĐ) Hội thi “Nhân viên phục vụ giỏi, văn minh, thân thiện năm 2023" không chỉ góp phần tạo chuyển biến về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Thủ đô mà còn là dịp để người dân thêm hiểu và quan tâm, chia sẻ với những khó khăn của nhân viên phục vụ xe buýt đang hàng ngày cố gắng nâng cao chất lượng, đem đến sự hài lòng cho hành khách đi xe.
VISA vinh danh SHB là “Ngôi sao tăng trưởng thẻ năm 2023”

VISA vinh danh SHB là “Ngôi sao tăng trưởng thẻ năm 2023”

(LĐTĐ) Giải thưởng được trao tặng từ tổ chức thanh toán thẻ hàng đầu thế giới - VISA, ghi nhận những nỗ lực vượt bậc của ngân hàng trong việc cung cấp các dịch vụ và trải nghiệm thẻ tín dụng vượt trội tới khách hàng.
Cuối năm, công nhân môi trường lại khổ với rác thải cồng kềnh

Cuối năm, công nhân môi trường lại khổ với rác thải cồng kềnh

(LĐTĐ) Cứ mỗi dịp cuối năm, rất nhiều đồ cũ, hư hỏng như bàn ghế, giường chiếu, chăn mền… bị bỏ đi. Đáng nói, khối lượng rác thải cồng kềnh này đang bị tuồn ra các khu vực công cộng, gây mất mỹ quan đô thị Thủ đô.
Tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực để chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động; qua đó tiếp tục khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn là điểm tựa vững chắc của đoàn viên, người lao động.

Tin khác

Tin vui cho người đăng ký thường trú, tạm trú

Tin vui cho người đăng ký thường trú, tạm trú

(LĐTĐ) Được đăng ký thường trú, tạm trú qua ứng dụng VNeID; sửa quy định về hồ sơ phải nộp khi đăng ký thường trú; quy định mới về xác nhận thông tin cư trú;... là những quy định mới đáng chú ý liên quan đến đăng ký thường trú và đăng ký tạm trú từ 1/1/2024.
Những lưu ý khi sử dụng lao động chưa thành niên

Những lưu ý khi sử dụng lao động chưa thành niên

(LĐTĐ) Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển về thể lực, trí lực và nhân cách. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
Cẩn thận hơn với tội phạm trên nền tảng số

Cẩn thận hơn với tội phạm trên nền tảng số

(LĐTĐ) Theo cơ quan chức năng, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản dịp cuối năm diễn ra ngày càng phức tạp, tinh vi. Việc đăng ký thông tin cá nhân trên các tài khoản mạng xã hội, các hình thức giao dịch online, thương mại điện tử, hay “bẫy quảng cáo” trên các website… cũng là cơ hội cho tội phạm công nghệ cao lợi dụng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Quyền lợi của người lao động khi bị điều chuyển công việc không phù hợp

Quyền lợi của người lao động khi bị điều chuyển công việc không phù hợp

Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Thỏa thuận công việc cũng có thể được coi là Hợp đồng lao động

Thỏa thuận công việc cũng có thể được coi là Hợp đồng lao động

(LĐTĐ) Theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019, các văn bản dù không đặt tên là Hợp đồng lao động tuy nhiên có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và có sự quản lý, giám sát, điều hành của người sử dụng lao động thì thỏa thuận đó cũng được coi là hợp đồng hợp lệ.
Cưỡng đoạt tài sản bao nhiêu thì bị xử lý hình sự?

Cưỡng đoạt tài sản bao nhiêu thì bị xử lý hình sự?

(LĐTĐ) Mới đây, cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng (sinh năm 1963, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội) để điều tra về Tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự. Nhiều người đặt câu hỏi, cưỡng đoạt tài sản bao nhiêu thì bị xử lý hình sự?
Đề xuất quản lý riêng biệt thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử

Đề xuất quản lý riêng biệt thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử

(LĐTĐ) Theo đề xuất của đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) tại Tọa đàm “Thực trạng thuốc lá mới và giải pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng” mới đây, cần quản lý riêng biệt thuốc là làm nóng và thuốc lá điện tử để phù hợp với định nghĩa của luật hiện hành.
Đưa kiến thức pháp luật đến “chân công trình”

Đưa kiến thức pháp luật đến “chân công trình”

(LĐTĐ) Với vai trò là tiếng nói của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), nhiều năm qua, báo Lao động Thủ đô đã trở thành cầu nối hữu hiệu giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thực hiện chức năng nhiệm vụ của cơ quan báo chí, ngoài thông tin trên mặt báo, Báo Lao động Thủ đô đã chọn cách truyền thông trực tiếp, hiệu quả đến với CNVCLĐ đó là phối hợp với các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức các buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến. Đây cũng là hướng đi mới, tuyên truyền trên nền tảng số mang lại hiệu quả cao.
Khi chấm dứt hợp đồng lao động: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

Khi chấm dứt hợp đồng lao động: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

(LĐTĐ) Theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan, có nhiều trường hợp dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động, đối với mỗi trường hợp chấm dứt HĐLĐ, NLĐ sẽ có những quyền lợi khác nhau.
Xem thêm
Phiên bản di động