Huyện Hoài Đức: Nhiều hộ dân tự nguyện di dời mộ chí phục vụ giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4

(LĐTĐ) Đặt mục tiêu hoàn thành 70% công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Đường Vành đai 4 vào tháng 6/2023, huyện Hoài Đức đang tập trung cao độ, chỉ đạo các xã có tuyến đường đi qua khẩn trương triển khai phương án di dời mộ chí, góp phần đưa dự án “về đích” theo đúng tiến độ.
Huyện Hoài Đức tuyên truyền công tác phòng cháy và chữa cháy tại các trường học Thêm hai xã của huyện Hoài Đức đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao Hoài Đức quyết tâm hoàn thành đúng tiến độ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4

Thời gian qua, việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường Vành đai 4 trên địa bàn huyện được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Hoài Đức quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Với tinh thần tạo được đồng thuận cao trong dân để hoàn thành GPMB đảm bảo tiến độ triển khai dự án, huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan chức năng và UBND các xã chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chủ trương, ý nghĩa, tính cấp bách của Dự án để người dân nhất trí cao trong việc bàn giao đất và di chuyển mộ chí. Đồng thời thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng nhân dân để kịp thời định hướng tư tưởng, dư luận xã hội.

Đây cũng chính là nhiệm vụ khó khăn nhất trong GPMB bởi công tác di chuyển mộ chí liên quan đến vấn đề văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân. Song, với sự vào cuộc trách nhiệm, tích cực của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp trong triển khai nhiệm vụ, tính đến thời điểm hiện tại, một số hộ dân trên địa bàn huyện đã đồng thuận, chủ động tổ chức di dời mộ chí nằm trong vùng diện tích để thực hiện Dự án.

Là xã tiên phong trong việc tổ chức di dời mộ chí phục vụ GPMB đường Vành đai 4 đoạn qua địa bàn huyện, đến nay, xã Minh Khai đã di chuyển được 28 ngôi mộ của 8 hộ gia đình. Các ngôi mộ được quy tập về nghĩa trang nhân dân Rẻ Sen với sự đồng thuận cao của người dân địa phương.

Huyện Hoài Đức: Nhiều hộ dân tự nguyện di dời mộ chí phục vụ giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4
Người dân xã Minh Khai tổ chức di dời, an vị các phần mộ để giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 trên địa bàn.

Theo ông Đỗ Xuân Đáng, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Minh Khai, tổng diện tích đất thu hồi để thực hiện dự án đường Vành đai 4 trên địa bàn xã Minh Khai là 5,7ha của 143 hộ gia đình. Đến nay, xã đã phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn thiện xong việc đo đạc, lập bản đồ; hoàn thành việc kê khai, quy chủ đối với 143 hộ; kê khai, đăng ký quy chủ được 235 mộ chí (107 hộ). Xã đã chủ động tuyên truyền, thông báo về chủ trương, kế hoạch GPMB dự án để nhân dân hiễu rõ; đẩy mạnh tuyên truyền và nắm bắt tư tưởng của nhân dân trong công tác di dời mộ chí.

Mặc dù di dời mộ là vấn đề khá nhạy cảm nhưng về cơ bản nhân dân rất đồng thuận, ủng hộ. “Thời điểm hiện tại, người dân trên địa bàn xã bắt đầu tổ chức bốc mộ, sang cát cho người quá cố, do đó, các ban, ngành, đoàn thể xã sẽ tiếp tục tập trung tuyên truyền, vận động các hộ gia đình còn lại sớm di chuyển phần mộ nằm trong diện tích đất bị thu hồi để bàn giao mặt bằng “sạch” triển khai dự án”, Chủ tịch UBND xã Minh Khai cho biết.

Cũng tương tự xã Minh Khai, nhiều hộ dân tại xã Dương Liễu đã tự nguyện di dời các phần mộ với mong muốn dự án sớm được triển khai, đưa vào sử dụng tạo thuận lợi cho giao thông và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Qua nắm bắt, hiện đã có 5 hộ tổ chức di dời 11 ngôi mộ về nghĩa trang nhân dân hiện trạng của xã.

Di dời mộ chí là nhiệm vụ khó, tuy nhiên xác định tuyến đường Vành đai 4 là dự án trọng điểm quốc gia nên cấp ủy, chính quyền xã chỉ đạo các ban, ngành quyết liệt vào cuộc, quyết tâm hoàn thành. Để đảm bảo tiến độ GPMB dự án, xã Song Phương cũng đang phối hợp triển khai các phần việc liên quan, trong đó công tác tuyên truyền, vận động, tạo được sự đồng thuận của người dân được đặc biệt coi trọng. Kết quả, đến nay đã có 1 ngôi mộ tổ được người dân đồng thuận di dời, dòng họ đã chủ động chuẩn bị các điều kiện tại vị trí mới để chuyển mộ vào tháng tới.

Theo kế hoạch, tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đi qua địa phận 12 xã của huyện Hoài Đức với tổng chiều dài 17,1km. Sau khi nhận bàn giao 285 mốc giới ngoài thực địa, UBND huyện Hoài Đức đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành liên quan và UBND các xã có đất nằm trong vùng dự án tiến hành rà soát số liệu diện tích đất cần thu hồi.

Kết quả, tổng diện tích đất thu hồi trên địa bàn huyện khoảng 180,4ha. Số hộ bị thu hồi đất là 6.401 hộ, trong đó có 105 hộ phải bố trí tái định cư. Đáng chú ý, có khoảng 4.500 mộ chí cần di dời để phục vụ dự án. Đến nay, huyện đã thực hiện kê khai, quy chủ được 3.792/6.401 hộ sử dụng đất; kê khai, đăng ký quy chủ được 3.016 ngôi mộ, đã kê khai, kiểm tra được 973 ngôi.

Với số lượng mộ chí rất lớn cần phải di dời khi thực hiện giải phóng mặt bằng, trong đó có những ngôi mộ tổ được xây dựng kiên cố, khang trang, trên cơ sở rà soát các nghĩa trang nhân dân hiện trạng, huyện xây dựng phương án chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang nhân dân các xã An Thượng, Cát Quế, Minh Khai, Song Phương và quy hoạch mở rộng thêm nghĩa trang nhân dân tại 2 xã Đông La, Dương Liễu.

Huyện Hoài Đức: Nhiều hộ dân tự nguyện di dời mộ chí phục vụ giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4
Tuyến đường Vành đai 4 đi qua 7 quận, huyện của Thành phố Hà Nội.

Việc đầu tư cải tạo, chỉnh trang hoàn thiện nghĩa trang nhân dân tại các xã có tuyến đường Vành đai 4 đi qua để các hộ gia đình, dòng họ đồng thuận, yên tâm di dời phần mộ phục vụ công tác giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án, đồng thời đáp ứng nhu cầu tâm linh, phong tục tập quán của nhân dân địa phương. Bên cạnh đó, cũng nhằm đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo nhu cầu tái định cư, huyện quy hoạch 2 dự án tái định cư trên địa bàn xã Đức Thượng và Đông La với diện tích dự kiến khoảng 8ha.

Để đẩy nhanh công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4, huyện Hoài Đức cũng đã kiến nghị UBND Thành phố chỉ đạo, sớm chấp thuận chủ trương bố trí quỹ đất tái định cư và mở rộng nghĩa trang tại xã Đông La, Dương Liễu. Huyện cũng đề nghị Chủ đầu tư là Ban quản lý dự án các công trình Giao thông Thành phố phối hợp với các Sở, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ xác định mốc giới, bàn giao mốc giới ngoài thực trên địa bàn, qua đó lập bản đồ GPMB là cơ sở để triển khai các bước tiếp theo.

Đặc biệt, UBND huyện Hoài Đức cũng yêu cầu các ban, ngành thuộc huyện và UBND 12 xã có tuyến đường đi qua sớm hoàn thành khối lượng công việc được giao. Đồng thời, huyện kêu gọi mỗi cá nhân, hộ gia đình có diện tích đất nằm trong vùng dự án cần phát huy vai trò, trách nhiệm công dân, chung tay với cấp ủy, chính quyền huyện, phối hợp tích cực hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án theo tiến độ chỉ đạo của Trung ương và Thành phố.

Tuấn Trần

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”

Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”

(LĐTĐ) Thịt heo tươi được xem là mặt hàng nhu yếu phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền của các gia đình Việt. Đặc biệt, những ngày cận Tết Nguyên đán 2025, khi nhu cầu tiêu thụ thịt heo của người dân đang tăng lên, thì vấn đề bình ổn giá, bình ổn thị trường thịt heo luôn là vấn đề được người tiêu dùng và doanh nghiệp quan tâm.
Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

(LĐTĐ) Năm 2025 được gọi là năm Rắn hai đầu vì Người xưa quan niệm, “một năm bắt đầu từ tiết Lập xuân”, việc 2 lần đón tiết Lập xuân trong cùng một năm giống như năm Ất Tỵ có 2 mùa xuân, hay năm nay rắn có 2 đầu.
Công nhân lao động Thủ đô nô nức mua sắm tại “Chợ Tết Công đoàn”

Công nhân lao động Thủ đô nô nức mua sắm tại “Chợ Tết Công đoàn”

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 11 - 12/1, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Chợ Tết Công đoàn” năm 2025 để phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của công nhân lao động.
Bảng lương của giáo viên năm 2025

Bảng lương của giáo viên năm 2025

(LĐTĐ) Năm 2025 chưa tăng tiền lương cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tức là chưa tăng tiền lương giáo viên trong năm 2025. Bảng lương giáo viên 2025 vẫn giữ nguyên như năm 2024.
Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam

Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam

(LĐTĐ) Việt Nam đang đạt được nhiều tiến bộ trong việc hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và quá trình chuyển dịch năng lượng hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội dài hạn cho người dân trong tương lai.
Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng

Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng

(LĐTĐ) Một doanh nghiệp bất động sản là CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt hành chính số tiền phạt lên tới 325 triệu đồng do vi phạm: thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không thông qua Đại hội đồng cổ đông.
HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, đã chấp thuận đưa gần 3 triệu cổ phiếu KTT của CTCP Tập đoàn Đầu tư KTT và hơn 6,3 triệu cổ phiếu TKG của CTCP Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên lần lượt là 2.300 đồng/cổ phiếu KTT và 2.400 đồng/cổ phiếu TKG.

Tin khác

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Xem thêm
Phiên bản di động