Hơn 100 công nhân dệt may “kêu cứu” vì bị nợ lương, bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Trong điều kiện bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid-19, đời sống của 120 công nhân Công ty TNHH Tae Young Garments (địa chỉ tại thôn 1, xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) càng khốn khổ hơn vì bị nợ tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH)...
Người lao động Công ty Mosfly được trả 70% lương tháng 4 sau nhiều tháng đấu tranh Liên đoàn lao động Tân Uyên yêu cầu Công ty Mosfly hỗ trợ người lao động bị nợ lương Lãnh đạo thành phố Hà Nội chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị công ích Thủy lợi

Quyền lợi bị vi phạm

Bà Hoàng Thị Thu Hồng - Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội cho biết, ngày 4/10 vừa qua, Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội nhận được đơn khiếu nại khẩn cấp của tập thể công nhân Công ty TNHH Tae Young Gaments phản ánh việc ngày 1/10, khi họ đang làm việc thì đột ngột nhận được yêu cầu tạm dừng, liền sau đó, Công ty ngắt điện, đóng cửa, công nhân không thể tiếp tục sản xuất. Cùng với đó, tập thể công nhân Công ty TNHH Tae Young Gaments cũng phản ánh, họ bị Công ty nợ lương đã 3 tháng (tháng 7,8,9/2021) và nợ tiền BHXH khiến người lao động (NLĐ) không được hưởng đầy đủ chế độ thai sản, ốm đau.

Theo phản ánh của chị Nguyễn Thị Thanh Hằng, công nhân Công ty TNHH Tae Young Garments, bắt đầu từ tháng 6/2021, Công ty chỉ chi trả 20-30% lương. Trước khi Công ty yêu cầu nghỉ việc, chị Hằng bị nợ lương tháng 7 đến tháng 9/2021. “Lương của tôi là gần 7 triệu đồng/tháng, công việc bắt đầu 7g30 đến 18g30. Tôi và nhiều công nhân khác đã phản ánh đến Công ty nhưng không có có kết quả. Dịch bệnh phức tạp, lương không có, đời sống quá khó khăn, chúng tôi rất bức xúc nên buộc phải tìm cách đòi quyền lợi", chị Hằng nói.

Hơn 100 công nhân dệt may “kêu cứu” vì bị nợ lương, bảo hiểm xã hội
Tập thể công nhân Công ty Tae Young Garments bức xúc vì bị nợ lương, bảo hiểm xã hội. (Ảnh: L.Hạnh)

Trường hợp khác là chị Nguyễn Thị Quang, cũng bị Công ty nợ 50% lương tháng 8 và toàn bộ lương tháng 9. Chị Quang là mẹ đơn thân nuôi con từ lúc cháu mới lọt lòng, hai mẹ con sống nhờ trong căn nhà của người hàng xóm, rau cháo nuôi nhau bằng đồng lương công nhân may ít ỏi. Chị Quang ngậm ngùi: “Cuộc sống bình thường vốn đã chật vật, khi bị Công ty nợ lương lại càng chật vật hơn. Tôi đã phải chạy vạy, vay nợ gần 8 triệu đồng để trang trải cuộc sống. Giờ tôi chỉ mong các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc để hỗ trợ, giúp đỡ bảo vệ quyền lợi cho chúng tôi”.

Chia sẻ trong nghẹn ngào, chị Nguyễn Thị Thùy Linh, sinh năm 1997 cho biết, chị làm việc tại Công ty TNHH Tae Young Garments đã hơn 7 năm. Từ tháng 8 đến nay, chị bị Công ty nợ lương, cuộc sống vô cùng khó khăn. “Hôn nhân trục trặc nên tôi phải một mình nuôi con. Thời gian dịch bệnh phức tạp, tôi phải để con ở nhà, thuê người trông, vào Công ty làm việc “3 tại chỗ”. Giờ Công ty không trả lương, tôi không có tiền để trang trải các khoản sinh hoạt như tiền thuê người trông con, tiền ăn uống, bỉm, sữa cho cháu…”, chị Linh nói.

Tương tự, một số lao động khác như chị Khuất Thị Phương và Khuất Thị Hoa cũng cho biết, các chị bị Công ty nợ BHXH từ tháng 1/2021 đến nay. “Tôi làm việc tại Công ty được 9 năm và thực tế tham gia BHXH được 7 năm 3 tháng. Gần đây, Công ty không thanh toán tiền lương tháng 8 và 9 cho chúng tôi. Thấy quyền lợi của mình bị vi phạm, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu từ cơ quan BHXH địa phương thì được biết, quá trình đóng BHXH của tôi chỉ được chốt tới tháng 12/2020. Từ tháng 1/2021 đến nay, Công ty không đóng BHXH cho chúng tôi mặc dù vẫn trừ lương đóng BHXH của người lao động”, chị Khuất Thị Hoa bức xúc.

Mong chờ cơ quan chức năng vào cuộc, xử lý

Bà Hoàng Thị Thu Hồng cho biết, sau khi nhận được đơn của tập thể công nhân, ngày 5/10/2021 Công đoàn ngành đã trực tiếp làm việc với cán bộ phụ trách nhân sự, Chủ tịch Công đoàn cơ sở và cán bộ Đội An ninh kinh tế - Công an huyện Phúc Thọ để nắm bắt tình hình, chỉ đạo Công đoàn Công ty tham gia giải quyết nội dung kiến nghị của tập thể công nhân.

Tại buổi làm việc, bà Hoàng Diệu Thuý - Phụ trách nhân sự Công ty TNHH Tae Young Garments cho biết, hiện tại doanh nghiệp này có 120 công nhân. Ngày 1/10, doanh nghiệp buộc phải đóng cửa và cho toàn bộ công nhân nghỉ việc là do Công ty nợ tiền thuê nhà xưởng, mặt bằng, nên chủ đất không cho tiếp tục sản xuất.

Theo bà Thuý, tính đến hết 30/9/2021 Công ty TNHH Tae Young Gaments còn nợ 120 công nhân tiền lương 3 tháng (7,8,9/2021), với tổng số tiền khoảng 470.000.000 đồng. Công ty còn nợ BHXH thị xã Sơn Tây từ tháng 1/2021 - tháng 9/2021 khoảng 800.000.000 đồng. Trong khi đó, chủ doanh nghiệp là người Hàn Quốc đã về Hàn Quốc từ tháng 11/2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 không sang được. Trao đổi qua điện thoại, Giám đốc Công ty thông tin rằng Công ty gặp khó khăn do tình hình sản xuất thua lỗ kéo dài, có thể sẽ phải giải thể doanh nghiệp. Nhưng vị này lại không có mặt ở Việt Nam để giải quyết vụ việc.

Bị nợ lương, bảo hiểm xã hội hàng trăm công nhân dệt may “kêu cứu”
Công ty Tae Young Garments khóa cửa không hoạt động vì nợ tiền mặt bằng, thuê xưởng. (Ảnh: L.Hạnh)

“Chủ doanh nghiệp không có mặt ở Việt Nam và không ủy quyền cho ai thay thế khiến việc giải quyết quyền lợi cho người lao động trở nên rất nan giải. Vì vậy, Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội đã đề nghị phụ trách nhân sự và Chủ tịch Công đoàn Công ty liên hệ với chủ doanh nghiệp yêu cầu phải có mặt tại Việt Nam hoặc ủy quyền cho người có thẩm quyền tại Việt Nam để giải quyết tiền lương và BHXH cho người lao động”, bà Hoàng Thị Thu Hồng nói.

Ngoài ra, Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội cũng đề nghị Ban chấp hành Công đoàn Công ty phải phối hợp bộ phận nhân sự tiếp tục đồng hành cùng công nhân tìm phương án giải quyết việc nợ lương và BHXH để đảm bảo quyền lợi cho công nhân theo đúng quy định của pháp luật; phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phúc Thọ hoàn thiện thủ tục hỗ trợ công nhân theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ; phối hợp với BHXH thị xã Sơn Tây tìm phương án để thực hiện việc chốt sổ BHXH và các chế độ thai sản, ốm đau…bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Cùng với đó, Công đoàn ngành chỉ đạo Ban chấp hành Công đoàn Công ty nắm bắt tình hình công nhân, động viên công nhân tuân thủ các quy định của pháp luật, không hoang mang, gây rối làm mất an ninh trật tự trên địa bàn, kịp thời báo cáo về Công đoàn ngành và các cơ quan chức năng khi có tình huống phát sinh.

“Chúng tôi cũng đã hướng dẫn đại diện Công ty và Công đoàn cơ sở gửi đơn đến các cơ quan chức năng và báo cáo vụ việc này lên LĐLĐ thành phố Hà Nội, chờ xử lý của cơ quan chức năng về quản lý nhà nước đối với người lao động và doanh nghiệp”, bà Hồng nói.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

(LĐTĐ) Cùng với Mã Pì Lèng hiểm trở, sông Nho Quế đã trở thành huyền thoại, đi vào thơ ca và là một trong những biểu tượng của Hà Giang. Đến với Hà Giang vào những ngày tháng 3, thấy nơi đây dường như không có Hạ, Thu, Đông, chỉ có mùa Xuân luôn hiện hữu trong màu xanh của sông, của núi.
Tiếp tục triệu tập hàng nghìn bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh

Tiếp tục triệu tập hàng nghìn bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh

(LĐTĐ) Theo Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Xuân Văn, Tòa án đã triệu tập 6.630 nhà đầu tư được xác định là người bị hại trong vụ án. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có gần 1.000 bị hại có mặt tại Tòa.
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm một Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm một Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập và chỉ đạo tổ chức Lễ ra mắt Công đoàn cơ sở Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Gia Lâm.
Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

(LĐTĐ) Trong khi nhiều ngành hồ hởi bởi được bỏ ra khỏi danh sách phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT), thì ngành phân bón lại trông chờ được áp loại thuế này. Thực tế khi áp dụng Luật Thuế số 71/2014/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế (Luật Thuế 71) từ ngày 1/1/2015 để giảm gánh nặng giá phân bón cho nông dân, mục đích không những không đạt được mà còn gây tác dụng ngược khi giá thành phân bón bị tăng thêm 5 - 8%.
Gấp rút chuẩn bị nhân lực vận hành Sân bay Long Thành

Gấp rút chuẩn bị nhân lực vận hành Sân bay Long Thành

(LĐTĐ) Theo Cục hàng không Việt Nam, khi đưa vào khai thác giai đoạn 1 năm 2026, với công suất 25 triệu hành khách và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm, sân bay quốc tế Long Thành cần hơn 13.700 người để vận hành. Công tác chuẩn bị nguồn nhân lực để vận hành “siêu dự án” này đang là yêu cầu gấp rút.
Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế quận Tây Hồ đạt trên 94%

Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế quận Tây Hồ đạt trên 94%

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác Bảo hiểm xã hội quận Tây Hồ có sự chuyển biến tích cực, các chính sách Bảo hiểm y tế ngày càng đi vào đời sống nhân dân, năm 2023, tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt 94,3%.
Sợ sai, nhiều doanh nghiệp thẩm định "né" giá đất

Sợ sai, nhiều doanh nghiệp thẩm định "né" giá đất

(LĐTĐ) Trả lời tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18/3, về tình trạng một số công ty thẩm định giá bị xử lý sai phạm, nhiều doanh nghiệp thẩm định giá lại sợ rủi ro, từ chối thẩm định giá đất gây khó khăn cho nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, sai thì phải xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự.

Tin khác

Những trường hợp nghỉ hưu sớm nhưng không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu

Những trường hợp nghỉ hưu sớm nhưng không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu

Thông thường người lao động nghỉ hưu sớm sẽ bị trừ lương hưu theo tỉ lệ hưởng lương hưu. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp nghỉ hưu trước tuổi mà không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu.
Tăng trợ cấp xã hội phù hợp chính sách tiền lương

Tăng trợ cấp xã hội phù hợp chính sách tiền lương

(LĐTĐ) Mức trợ cấp xã hội hiện nay là 360 nghìn đồng/tháng được đánh giá là thấp. Do đó, cùng với cải cách tiền lương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất tăng chuẩn trợ cấp xã hội từ 360 nghìn đồng lên 500 nghìn đồng hoặc 750 nghìn đồng.
Không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, công ty bị xử phạt thế nào?

Không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, công ty bị xử phạt thế nào?

(LĐTĐ) Người lao động đã ký hợp đồng làm việc được 2 tháng, nhưng công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Lương hưu sẽ tăng thêm bao nhiêu trong năm 2024?

Lương hưu sẽ tăng thêm bao nhiêu trong năm 2024?

(LĐTĐ) Cùng với thực hiện cải cách chính sách tiền lương, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ cố gắng tham mưu để mức lương hưu tăng tối thiểu đạt 15%.
Công đoàn tích cực tham gia nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động

Công đoàn tích cực tham gia nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực tham gia đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động. Từ đó, góp phần tăng năng suất lao động, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động.
TP.HCM: Gần 5.000 sinh viên, người lao động nghèo được hỗ trợ vé về quê đón Tết

TP.HCM: Gần 5.000 sinh viên, người lao động nghèo được hỗ trợ vé về quê đón Tết

(LĐTĐ) Chương trình “Mang Tết về nhà” năm 2024 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tặng vé xe, vé máy bay cho gần 5.000 sinh viên, công nhân lao động khó khăn để về quê đón Tết.
Khuyến nghị Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Khuyến nghị Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

(LĐTĐ) Hội đồng Tiền lương Quốc gia vừa gửi báo cáo khuyến nghị tới Chính phủ về việc xem xét mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 đã được Hội đồng đề xuất tăng 6%, tương ứng mức tăng từ 200.000 - 280.000 đồng tùy theo từng vùng.
Những câu chuyện cảm động trên “Chuyến tàu mùa xuân”

Những câu chuyện cảm động trên “Chuyến tàu mùa xuân”

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động TP.HCM phối hợp với Công đoàn các Khu chế xuất – Khu công nghiệp TP.HCM tổ chức chương trình “Chuyến tàu mùa xuân” cho các hộ gia đình công nhân về quê đón Tết, sum họp gia đình.
Ấm tình những chuyến xe công đoàn đưa công nhân về quê đón Tết

Ấm tình những chuyến xe công đoàn đưa công nhân về quê đón Tết

(LĐTĐ) Liên đoàn lao động (LĐLĐ) một số tỉnh phía Nam gồm thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Bình Dương, Đồng Nai đã tổ chức các chuyến xe công đoàn đưa hàng trăm công nhân lao động, nhất là những công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết Nguyên đán 2024.
Dành kinh phí hàng trăm tỷ đồng để chăm lo Tết

Dành kinh phí hàng trăm tỷ đồng để chăm lo Tết

(LĐTĐ) Ngoài nguồn ngân sách trung ương, một số địa phương như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng đã xây dựng kế hoạch dành kinh phí hàng trăm tỷ đồng để chăm lo Tết cho người dân, tặng quà các đối tượng chính sách…
Xem thêm
Phiên bản di động