Hoà mình vào không gian chợ phiên vùng cao dịp 30/4, 1/5
Người lao động được nghỉ 4 ngày liên tục trong dịp 30/4 - 1/5/2022 Phiên chợ Bắc Hà vẫn tấp nập dù trời mưa lạnh Nhiều sự kiện hấp dẫn tại Lễ hội “Sắc màu cao nguyên trắng” |
“Chợ phiên vùng cao - Sơn La điểm hẹn” là điểm nhấn trong khuôn khổ hoạt động tháng 4 “Rực rỡ sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Chợ vùng cao với nhiều gian hàng thể hiện sắc màu văn hóa của các dân tộc Tây Bắc, Đông Bắc, trong đó, 10 gian hàng của tỉnh Sơn La gồm: rau củ quả, thịt trâu treo gác bếp...; 20 gian hàng là giới thiệu các sản vật địa phương của các tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Thái Nguyên, Ba Vì (Hà Nội) với các sản vật đặc trưng địa phương như thổ cẩm, đồ mỹ nghệ, rượu, hương liệu dân tộc, thuốc nam, măng khô, miến dong, mật ong…; 10 gian nhà lá giới thiệu ẩm thực truyền thống dân tộc: Gà ri, lợn mán, các loại rau rừng…
![]() |
“Chợ phiên vùng cao - Sơn La điểm hẹn” sẽ là một trong hoạt động hấp dẫn tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 sắp tới. |
Tại phiên chợ vùng cao này, du khách còn được trải nghiệm không gian trao đổi mua bán, chế biến các món ăn truyền thống, uống rượu ngô, ăn thắng cố, mèn mén chúc tụng chia vui, không gian những cặp trai gái người Mông say sưa với những điệu khèn, các trò chơi dân gian do đồng bào các dân tộc giao lưu với du khách như giã bánh dày, đánh quay (tu lu), leo cột, đẩy gậy...
Ngoài ra là một số các hoạt động nổi bật khác như: Giới thiệu nghệ thuật khèn Mông của dân tộc Mông, giới thiệu nét đẹp văn hoá qua nghề thủ công truyền thống của các nghệ nhân đồng bào tỉnh Sơn La, tái hiện Tết nhảy của đồng bào dân tộc Dao, tái hiện Lễ hội cầu mưa của đồng bào dân tộc Thái, chương trình nghệ thuật múa Rối nước của Nhà hát Múa rối Việt Nam.
Các hoạt động trên với sự tham gia của khoảng 100 người của 13 dân tộc đang hoạt động hàng ngày là già làng, trưởng bản, nghệ nhân, đồng bào các dân tộc: Mông (Hà Giang), Khơ Mú (Nghệ An), Thái (Sơn La), Tày, Nùng (Thái Nguyên), Mường (Hòa Bình), Dao (Tp. Hà Nội), Tà Ôi, Cơ Tu (Thừa Thiên Huế), Xơ Đăng (Kon Tum), Ba Na (Gia Lai); Ê Đê (Đắk Lắk), Khmer (Sóc Trăng). Cùng với đó là các dân tộc Mông, Dao, Thái (tỉnh Sơn La) và các nghệ sĩ diễn viên Nhà hát múa Rối Việt Nam…
Với các hoạt động hấp dẫn nêu trên, hứa hẹn Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ là một trong những điểm đến lý tưởng cho du khách tận hưởng kỳ nghỉ lễ với nhiều trải nghiệm lý thú và ý nghĩa.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hà Nội: Trang bị chữ ký số chuyên dùng cho cán bộ, công chức các cơ quan khối Đảng, đoàn thể

Hà Nội: Khai thác lợi thế ẩm thực để phát triển công nghiệp văn hóa

Đảm bảo nguồn máu điều trị cuối năm và Tết Dương lịch

Năm 2024, Hà Nội đặt mục tiêu đạt 129,3MW từ điện rác

Quận Hai Bà Trưng xử lý nghiêm vi phạm về trật tự đô thị

Liên quan đến sức khỏe 100 triệu dân, chính sách đãi ngộ với nhân viên y tế là vô cùng cấp thiết
Tin khác

Liên kết phát triển sản phẩm du lịch golf giữa Hà Nội và các địa phương
Du lịch 01/12/2023 22:42

Hà Nội thúc đẩy du lịch golf với các tỉnh, thành phố phía Bắc
Du lịch 29/11/2023 16:53

TP.HCM: Ngày "Tết" đặc biệt của người dân xã đảo Thạnh An
Du lịch 28/11/2023 18:07

Điểm sáng phát triển du lịch đêm của Thủ đô
Du lịch 28/11/2023 16:58

Lượng khách quốc tế đến Hà Nội vượt chỉ tiêu của năm 2023
Du lịch 28/11/2023 15:57

Tháng 11: Hà Nội đón 1,8 triệu lượt khách du lịch
Infographic 28/11/2023 13:05

Hấp dẫn Tuần lễ văn hóa, du lịch và ẩm thực Đồng Nai 2023
Du lịch 28/11/2023 12:27

Hà Nội ra mắt sản phẩm du lịch đêm - Điểm chạm của những xúc cảm
Du lịch 25/11/2023 07:53

Khai thác tiềm năng du lịch y tế TP.HCM
Du lịch 24/11/2023 19:09

Du lịch xanh - Hướng đi nhiều triển vọng
Du lịch 21/11/2023 10:09