Hiệu quả từ các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật

(LĐTĐ) Xác định phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là nhiệm vụ quan trọng, là cầu nối đưa pháp luật đến với cuộc sống, là cơ sở để xây dựng Nhà nước pháp quyền, trong 10 năm thi hành Luật PBGDPL, thành phố Hà Nội luôn chú trọng triển khai, tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chỉ đạo, hướng dẫn về PBGDPL của Trung ương. Qua đó, góp phần quan trọng tạo chuyển biến về tình hình tuân thủ pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân Thủ đô, xây dựng người Hà Nội sống và ứng xử có văn hoá pháp lý, góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị và trật tự xã hội, phát triển kinh tế- xã hội Thủ đô.
Hiệu quả sau 10 năm thi hành Luật phổ biến giáo dục pháp luật Đề xuất tăng thời gian tham gia tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí của luật sư, luật gia
Xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cao

Hàng năm, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố đều ban hành kế hoạch PBGDPL nhằm định hướng những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác này trên địa bàn Thành phố. Công tác quản lý Nhà nước về PBGDPL luôn được chú trọng, tăng cường đã giúp cho nhận thức về trách nhiệm trong triển khai công tác PBGDPL được nâng lên, thực sự trở thành nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, có sự tham gia vào cuộc tích cực của các ngành, các cấp.

Hiệu quả từ các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật
Trường THPT Tây Hồ tuyên truyền pháp luật cho học sinh. Ảnh: HL

Tổng kết 10 năm thi hành Luật PBGDPL, UBND Thành phố cho biết, công tác tuyên truyền, PBGDPL trên địa bàn Thủ đô trong những năm qua được triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục, vừa sâu, vừa rộng, ngày càng thu hút đông đảo được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và nhân dân tham gia, tạo thành phong trào tìm hiểu pháp luật, thực hiện theo pháp luật sôi nổi.

Bên cạnh các hình thức PBGDPL truyền thống, các ngành, cơ quan đơn vị, địa phương đã tổ chức sáng tạo, áp dụng nhiều hình thức, mô hình PBGDPL mới hiệu quả, tiết kiệm được nguồn lực, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin. Từ các hoạt động tuyên truyền pháp luật, đã góp phần hình thành thói quen chủ động học tập, nâng cao ý thức tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.

Nhờ việc triển khai tốt công tác PBGDPL, số xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2017 có 428/584 xã, phường, thị trấn được công nhận chuẩn tiếp cận (chiếm tỷ lệ 73,28%); năm 2018 đã có 515/584 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (chiếm tỷ lệ 88,2%)... và năm 2021 có 557/579 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn (chiếm tỷ lệ 96,2%).

Bên cạnh đó, tỷ lệ hoà giải thành ở cơ sở tăng, số vụ việc hòa giải giảm, trung bình từ năm 2017 đến nay tỷ lệ hoà giải đạt 83,36 %, tăng gần 2% so với giai đoạn 2014-2016, số vụ việc hoà giải trung bình giai đoạn 2017-2021 (4.365 vụ/năm), giảm khoảng 4.500 vụ việc so với giai đoạn 2014-2016 (8.911vụ /năm)...

Thu hút nhiều tổ chức tham gia PBGDPL

Qua công tác PBGDPL, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19 trong các đợt cao điểm, nhất là thời gian thực hiện giãn cách thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg trên địa bàn Thành phố tương đối tốt. Đại đa số người dân tự giác thực hiện biện pháp phòng, chống dịch và tích cực tham gia vào công tác phòng, chống dịch. Nhiều phong trào vận động, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn trong đại dịch đã được người dân, tổ chức trên địa bàn Thành phố triển khai.

Hiệu quả từ các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật
Đoàn Luật sư Hà Nội tư vấn pháp lý miễn phí cho người dân thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì.

Hay trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, người dân trên địa bàn Thành phố đã tích cực thực hiện pháp luật về bầu cử, tích cực tham gia hội nghị cử tri, tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ bầu cử. Tỷ lệ người dân tham gia bầu cử đạt 99,16 %, không có khu vực bỏ phiếu tỷ lệ cử tri đi bầu dưới 50%...

Thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác PBGDPL, Hà Nội đã mở rộng, đa dạng hóa các chủ thể tham gia vào công tác PBGDPL như: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Luật gia, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Đoàn Luật sư, Hội Cựu chiến binh... Nhiều mô hình thực hiện xã hội hóa như “Nhóm nòng cốt ở cộng đồng dân cư” của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, “Tổ PBGDPL và trợ giúp pháp lý” ở xã, phường, thị trấn của Hội Luật gia Thành phố và “Câu lạc bộ pháp luật” của Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố đã, đang phát huy vai trò tích cực trong tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành cho thành viên, hội viên và nhân dân.

Nhiều mô hình, cách PBGDPL thiết thực

Tuyên truyền pháp luật theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” được nhiều địa phương áp dụng. Báo cáo Đoàn kiểm tra công tác thực hiện Luật PBGDPL Thành phố, ông Nguyễn Đình Quang, Trưởng phòng Tư pháp huyện Gia Lâm cho biết, hàng tuần, Đài phát thanh huyện duy trì Chương trình “Giới thiệu pháp luật” vào chủ nhật và phát lại vào ngày thứ 2; hàng ngày dành thời lượng 10 - 15 phút để tuyên truyền các văn bản pháp luật của Trung ương, Thành phố và huyện.

Còn khi phát sinh các vấn đề liên quan đến công tác quản lý Nhà nước tại địa phương, UBND huyện tổ chức tuyên truyền chuyên sâu theo chuyên đề; cử lãnh đạo UBND huyện, trưởng các phòng, ban chuyên môn tổ chức đối thoại trực tiếp với người dân và doanh nghiệp, tuyên truyền giải thích các quy định của pháp luật để tạo sự đồng thuận.

Từ thực tiễn, nhiều mô hình, cách PBGDPL đã mang lại hiệu quả thiết thực. Bà Trần Thị Hoài Hương, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội quận Long Biên cho hay, Phòng đã có nhiều cách tuyên truyền pháp luật hiệu quả. Ví dụ, để tuyên truyền pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động, Phòng đề nghị lãnh đạo các Khu công nghiệp đưa các thành viên của Phòng vào các nhóm Zalo của Khu công nghiệp.

Khi có văn bản, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động, các thành viên của Phòng sẽ đăng tải lên nhóm. Gần đây nhất, để triển khai chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, cùng với việc thông tin đầy đủ các văn bản, bà Hương trực tiếp giải đáp các câu hỏi trong nhóm. “Có bất kỳ câu hỏi nào, tôi trả lời luôn, nên khi quận triển khai, người lao động không còn vướng mắc, nên hoàn thiện hồ sơ rất nhanh”, bà Hương cho biết.

Để tuyên truyền các chính sách liên quan đến doanh nghiệp, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội quận Long Biên còn thông qua Chi cục Thuế, Bảo hiểm xã hội của quận, gửi email đồng loạt cho các doanh nghiệp, rồi thông qua các nhóm Zalo của UBND quận để đăng tải, giúp thông tin dễ dàng đến với người lao động./.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác PBGDPL, thành phố Hà Nội kiến nghị cần sửa đổi Luật PBGDPL theo hướng mở rộng đối tượng báo cáo viên pháp luật với đội ngũ luật gia, luật sư, người công tác lâu năm trong lĩnh vực pháp luật đã nghỉ hưu; bổ sung trách nhiệm phối hợp của ngành, đoàn thể, trách nhiệm Toà án, Viện kiểm sát trong PBGDPL; quy định thời gian tham gia PBGDPL hàng năm cho đội ngũ các chức danh tư pháp; quy định cấp kinh phí PBGDPL tối thiểu theo đầu người dân... Đồng thời, thành phố Hà Nội kiến nghị tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong PBGDPL; tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị, địa phương về trách nhiệm triển khai nhiệm vụ PBGDPL, chủ động tổ chức thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về PBGDPL.
Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.

Tin khác

Cảnh giác để không “sập bẫy” những cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng

Cảnh giác để không “sập bẫy” những cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các cuộc gọi lừa đảo được thực hiện vô cùng tinh vi, các đối tượng lừa đảo thường giả danh cơ quan chức năng để gọi điện dọa nạt, thu thập thông tin cá nhân… nhằm chiếm đoạt tài sản. Khi nhận được các cuộc gọi tự xưng là cơ quan chức năng, người dân cần tỉnh táo, bình tĩnh không vội làm theo những yêu cầu mà các đối tượng đưa ra.
Cách tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản

Cách tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản

(LĐTĐ) Cài đặt hệ điều hành, sử dụng trình quản lý mật khẩu, bảo vệ tài khoản bằng khóa bảo mật và kiểm tra bảo mật định kỳ… là những việc cần làm ngay để tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản.
10 điểm của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024

10 điểm của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024

(LĐTĐ) Luật Căn cước được Quốc hội khoá XV thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, trong đó có những điểm mới đáng chú ý như: Chứng minh nhân dân 9 số hết hiệu lực từ 1/1/2025; Bỏ thông tin quê quán và vân tay trên thẻ căn cước; Cấp thẻ Căn cước cho người dưới 06 tuổi…
Mức phạt hành chính khi vi phạm giao thông đối với học sinh

Mức phạt hành chính khi vi phạm giao thông đối với học sinh

(LĐTĐ) Tình trạng học sinh vi phạm về an toàn giao thông vẫn diễn ra. Không khó để bắt gặp hình ảnh nhiều thanh, thiếu niên mặc đồng phục học sinh cấp 2, cấp 3 điều khiển xe máy đi học. Hầu hết, những học sinh ở độ tuổi này chưa đủ điều kiện để lái xe máy từ 50cm3 trở lên.
24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

(LĐTĐ) Trước các diễn biến phức tạp, liên tục thay đổi phương thức để lừa đảo của tội phạm công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội đã liệt kê 24 thủ đoạn mà tội phạm công nghệ cao thường hay sử dụng để người dân nêu cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân.
Cảnh sát giao thông có được hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông?

Cảnh sát giao thông có được hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông?

(LĐTĐ) Theo quy định, điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền quy định, nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương thức thực hiện, lực lượng, trang phục, thời gian, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát…
Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước khi còn hạn

Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước khi còn hạn

(LĐTĐ) Điều 46 Luật Căn cước quy định, thẻ Căn cước công dân (CCCD) đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp công dân có nhu cầu đổi thì được cấp đổi sang thẻ Căn cước.
Mức xử phạt hành chính với doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội

Mức xử phạt hành chính với doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hồng Phúc (Khu Công nghiệp Thăng Long, Hà Nội) hỏi: Người sử dụng lao động sẽ bị xử lý như thế nào khi chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội của người lao động? Nếu bị phạt, mức phạt sẽ là bao nhiêu?
Cách chuyển đổi đất nông nghiệp lên đất ở theo luật mới

Cách chuyển đổi đất nông nghiệp lên đất ở theo luật mới

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới, trong đó đáng chú ý là căn cứ để chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp lên đất thổ cư.
Tội làm giả hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bị xử lí thế nào?

Tội làm giả hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bị xử lí thế nào?

(LĐTĐ) Tội làm giả hồ sơ để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội sẽ bị xử lí nghiêm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.
Xem thêm
Phiên bản di động