Hà Nội ơi, nhớ về mùa thu tháng Mười...

(LĐTĐ) Nếu được hỏi, mùa nào là mùa bình yên nhất, tôi sẽ trả lời đó là mùa thu.Với hương hoa sữa thơm ngát, thềm lá mơ màng, bầu trời trong trẻo,... vạn vật đều tạo nên một mùa thu Hà Nội chan chứa thi vị. Có chăng, thiên nhiên đã phần nào ưu ái mà thả thêm chút tình vào lòng mùa thu nơi đây?
Có một Hà Nội mùa thu tình tới độ khiến bạn ngẩn ngơ quên lối về "Hà Nội mùa thu năm ấy" trong hồi ức của những nhân chứng lịch sử Hà Nội trong mắt tôi

“Em đi, trăng sắp độ tròn/Mùa thu quá nửa, lá giòn khô cây/Tiễn em trong cảnh thu này/Lòng em muôn tiếng, sao đầy lặng im?” (Mùa thu tiễn em- Tế Hanh).

Hà Nội ơi, nhớ về mùa thu tháng Mười...
Ảnh minh họa: Lương Hằng

Mùa thu là nguồn cảm hứng lớn cho rất nhiều thi nhân, bởi lẽ, thu có điều gì đó thật đặc biệt, tạo ra không gian để thật nhiều những cảm xúc sâu thẳm, những cảnh tình tuyệt diệu và đẹp đẽ được phát lộ. Người ta thường nói: Mùa thu là chất thơ của cuộc đời. Khi nàng thu tới, trong không khí giấu đi một chút đượm buồn trong trẻo, khơi gợi trong lòng con người biết bao nhiêu cảm xúc. Nhất là vào khoảnh khắc đứng giữa đất trời thu Hà Nội, hít một ngụm không khí lớn cho căng tràn buồng phổi... tôi nghe mùa thu “cựa mình” trong lòng tôi.

Mùa thu kỳ lạ lắm. Qua đợt cuối hạ, nàng đến với vẻ dịu nhẹ, êm đềm nhưng phần nào lại rạng rỡ vô cùng, sắc thu làm bừng sáng cả không gian. Tóc nàng là làn mây trắng lang thang, mải miết chu du dưới tầm mắt nàng. Nắng hạ nơi Thủ đô nguội đi để nắng thu trong vắt diễm tình ngả xuống, khẽ chạm lên vạn vật. Từ những cái chạm thật khẽ, thật êm, nắng thu bao trùm, hòa tan cũng các phần tử trong không khí, quyện vào trong không gian mát mẻ, thanh bình của Hà Nội. Nàng thu như mỉm cười, nghiêng mình yêu kiều, tay đưa trao con người chút cảm hứng để mà suy tư, để mà mơ mộng.

Đến tháng 10, trời thu đổ mưa. Trời thu trong xanh biết mấy, không biết đã bao lần được những cơn mưa mỏng manh gột rửa để mang dáng vẻ như bây giờ, cảnh vật dưới bầu trời ấy lại như được phết qua một lớp màu bàng bạc buồn tênh. Mưa thu nhè nhẹ, lặng thầm rơi xuống từ khoảng không vô định trong lòng những đám mây trắng mềm mại. Tí tách trên mái nhà nghiêng nghiêng, vui thích nhảy nhót trên các kẽ lá rồi lăn xuống nền đất. Mưa dù ở mùa nào cũng đều tinh nghịch, khoái ngao du như vậy.

Còn gió thu thì hiền hòa nhưng lại dễ dàng chạm tới phần mỏng manh nhất nơi đáy lòng ta, khiến cho ta phải thổn thức, mở rộng bàn tay và để gió vấn vít quanh ta một hồi. Gió heo may đặc trưng của thu Hà Nội se lạnh và dịu dàng vô cùng. Từ trong cơn gió thoảng qua, mang theo cả mùi hoa sữa ngào ngạt nhẹ nhàng. Hoa sữa tinh khôi cho làn hương dìu dịu, hương hoa sữa tỏa ra từ trên nhành cây đi qua chiều thu khiến lòng người nao nao. Vài chùm hoa sữa với những nụ hoa trắng li ti cũng đủ để mùi thơm len lỏi khắp một con phố dài.

Rồi cơn gió ấy lại tiếp tục lướt ngang qua bao con đường. Mùa thu phả làn hơi se lạnh lên các nhành cây và làm rụng xuống những chiếc lá vàng đã úa màu. Một đời của cây trải qua bao cuộc thay lá thuận theo lẽ tự nhiên, một đời của lá thì chỉ có duy nhất thời khắc buông mình khỏi cây để kết thúc, song, nó góp mình vào thềm lá vàng ruộm, tô điểm cho những lát gạch vốn nhạt nhòa.

Hà Nội ơi, nhớ về mùa thu tháng Mười...
Thu Hà Nội luôn đẹp đến nao lòng (Ảnh: Lao động)

Ta ở Hà Nội trong mùa thu, ta đi qua những ngả đường Phan Đình Phùng, Trần Phú, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Tri Phương... để ngắm nhìn những thềm lá như thế. Có người thấy cảnh tượng lá thu rơi thật nhẹ nhàng, dịu êm, cũng có người cảm thấy thật cô liêu, hiu quạnh. Lá thu rơi không có tiếng động, lá thu nằm trên nền đất cũng thế, chúng chỉ phát ra tiếng khi gót giày của con người đi qua và đạp lên xác lá. Đằng sau sự cô tịch của lá thu vàng là cả một khoảng không mênh mang bất tận…

Thời gian đi qua từng con phố, vết tích duy nhất chứng minh cho sự tồn tại của nó chính là bức màn rêu phong, lớp tường bê tông nhuốm màu trầm tích…trên những ngôi nhà của phố cổ Hà Nội. Thu đến, khu phố cổ lại được điểm xuyết thêm tán lá úa vàng. Có lẽ vì thu tới nên thời gian nơi đây mới đi chậm lại đôi phần, khiến cho nhịp sống con người lắng đọng trong những con ngách nhỏ của Hà Nội. Thi thoảng có những gánh hàng rong đi qua, chợt thoảng mùi hương cốm thơm ngát - thức quà đặc sản của mùa thu Hà Nội chất chứa sự bình dị, mộc mạc gây nhung nhớ. Những chiếc xe đạp rong ruổi còn chất đầy hoa tươi như cúc họa mi, dã quỳ, thạch thảo,... các khóm hoa lay nhẹ trong gió heo may khiến hồn người cũng “rung rinh” theo.

Rảo bước bên Hồ Gươm, ngước lên vòm trời xanh, mây trắng trên mái đầu, tôi lặng thầm nghe mùa thu bao bọc lấy tôi. Tiết trời lành lạnh để lòng tôi man mác một xúc cảm không tên. Nhìn xung quanh, con người của Hà Nội vẫn tấp nập, nhưng với một cách rất khác. Tôi thầm nghĩ, có chăng là mùa thu cũng giống như tôi, nàng lặng nhìn vạn vật và con người như tôi để chạm tới và làm dịu lòng họ. Nàng tới khiến cho nơi Thủ đô chẳng còn xô bồ, vội vã mà chỉ còn sự thong thả, thư thái.

Gắn với mùa thu Hà Nội không chỉ là không khí nên thơ, cảnh tượng lãng mạn, mà mùa thu Hà Nội còn gắn với Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954). Hồi ấy, mùa thu có lẽ cũng tới đầy vẻ mơ màng, chan hòa vốn có. Nhuốm lên sắc thái thâm trầm của Hà Nội ngày ấy là một vẻ tươi mới, lãng mạn với cờ đỏ sao vàng phấp phới, hoa nở rộ rực rỡ, tiếng reo hò vang tựa tiếng sóng - Thủ đô Hà Nội ăn mừng chiến thắng. Sau 9 năm trường kỳ kháng chiến, đoàn quân chiến thắng trở về, thực dân Pháp rút khỏi Thủ đô và trả lại Hà Nội nghìn năm văn hiến sạch bóng quân thù. Đây không chỉ là niềm vui của riêng người dân Hà Nội mà còn là niềm vui của người dân cả nước, là một mốc sự kiện mùa thu lịch sử trọng đại.

Giờ đây, thu vẫn êm đềm, rạng rỡ và tươi mới. Nhìn lại Ngày Giải phóng Thủ đô năm ấy, rồi lại nhìn vào thực tại, tôi nhận ra, mùa thu không chỉ là mùa của tàn phai, mà còn là mùa ẩn chứa một sức sống mãnh liệt, mở ra một tương lai cho những ấp ủ và kế hoạch tiếp tục gây dựng Thủ đô, đất nước. Thu của năm 1954 cũng thật khác so với Thu của bây giờ. Nhưng thu vẫn là thu, nồng nàn và rạng rỡ, tiềm tàng nguồn năng lượng vĩnh viễn không nhạt phai.

Thu ơi, Hà Nội đã chứng kiến thực dân Pháp hạ xuống lá cờ và rút khỏi Thủ đô, chứng kiến nụ cười của người dân Hà Nội lấp đầy con phố từng vắng vẻ tiêu điều. Thu đi qua bao cuộc bể dâu và đắm mình vui sướng trong ngày 10/10 năm 1954 ấy. Và rồi mai sau, thu sẽ tiếp tục được nhìn thấy Thủ đô Hà Nội đắm mình trong ánh nắng chan hòa của với dáng vẻ tự tin về một tương lai phát triển, tươi đẹp và hội nhập. /.

Đinh Bảo Anh

Nên xem

Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai phối hợp với các cơ quan có liên quan nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nổ lò hơi để phòng ngừa tai nạn tái diễn.
Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 giao thông Hà Nội thông thoáng

Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 giao thông Hà Nội thông thoáng

(LĐTĐ) Chiều 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều người dân từ các địa phương trở về Hà Nội học tập, lao động. Theo ghi nhận của phóng viên vào cuối giờ chiều cùng ngày, mật độ giao thông tại các cửa ngõ ra - vào Hà Nội có đông hơn so với những ngày thường, tuy nhiên vẫn đảm bảo, thông thoáng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg chỉ đạo làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong.
Chăm sóc sức khoẻ cho nữ đoàn viên, người lao động

Chăm sóc sức khoẻ cho nữ đoàn viên, người lao động

Chào mừng Tháng Công nhân năm 2024, các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa để chăm lo, đảm bảo quyền lợi và phúc lợi tốt hơn cho lao động nữ, giúp họ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó và cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Quận Thanh Xuân: Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Thanh Xuân: Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân đề nghị các Công đoàn cơ sở tổ chức động viên, khen thưởng kịp thời đoàn viên, người lao động có các sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và bảo đảm An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Theo Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng, trong bức tranh du lịch của huyện Ba Vì, bên cạnh các khu điểm du lịch đã hoạt động lâu năm như Ao Vua, Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngà, Tản Đà resort… thì bản Miền (thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì) là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của Hà Nội gắn với dân tộc thiểu số.
Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Tháng Công nhân đã thực sự trở thành chuỗi ngày hội của công nhân lao động cả nước nói chung và thị xã Sơn Tây nói riêng với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực tri ân, hướng về người lao động. Các cấp Công đoàn thị xã cũng đã phối hợp với chính quyền đồng cấp, đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động, qua đó khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp của đội ngũ công nhân lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tin khác

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Xem thêm
Phiên bản di động