Hà Nội những ngày giãn cách: Lan tỏa yêu thương, ấm áp tình người
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động Thành phố động viên y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch Hà Nội nhiều sáng tạo trong chống dịch Sáng 5/8: Hà Nội ghi nhận thêm 21 ca Covid-19 |
Những lát cắt tình người
Hà Nội tiếp tục chuỗi ngày thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 17 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, dưới cái nắng oi ả của cuối hè, các lực lượng tham gia chốt phòng chống dịch vẫn miệt mài, kiên trì bám chốt ngăn dịch. Sáng 4/8, tại chốt phòng chống dịch số 68, đường Trường Chinh (quận Đống Đa, Hà Nội) câu chuyện về cụ bà đạp xe chở nước tiếp sức cho chốt phòng, chống dịch Covid-19 đã khiến nhiều người xúc động.
Theo Trung tá Nguyễn Duy Định - Trưởng Công an phường Phương Mai (quận Đống Đa) cho biết, phường Phương Mai hiện có 2 chốt phòng chống dịch, 1 chốt phong tỏa và 4 điểm chốt tại các chợ, khu vực tiêm vắc xin trong Bệnh viện Bạch Mai. Công an phường đã phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Công an quận, cán bộ Ủy ban nhân dân phường, bảo vệ dân phố, thanh niên tình nguyện... làm nhiệm vụ tại các chốt phòng dịch.
Xúc động hình ảnh cụ bà đạp xe chở nước tiếp sức cho chốt phòng, chống dịch Covid-19 |
Sáng 4/8, khi các cán bộ cảnh sát và lực lượng tham gia phòng chống dịch đang tất bật công việc kiểm soát các phương tiện và xử lý các trường hợp ra ngoài không vì mục đích thiết yếu, thì từ xa xuất hiện một cụ bà đạp xe đến điểm chốt ở 86 đường Trường Chinh. Phía sau chiếc xe đạp cũ kỹ là một thùng nước suối lavie. Cụ bà nói rằng “thấy anh em vất vả làm việc ngoài trời bất kể nắng mưa, nên tôi có thùng nước gửi tặng các cán bộ cảnh sát. Chúc các anh em sức khỏe để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ nhân dân”.
"Đón nhận món quà ý nghĩa của cụ bà, các cán bộ cảnh sát trong chốt không khỏi xúc động, gửi lời cảm ơn cụ. Sự quan tâm, động viên của nhân dân đã tiếp thêm sức mạnh cho những người tham gia chốt, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, ngăn dịch Covid-19”, Trung tá Nguyễn Duy Định chia sẻ.
Đây chỉ là một trong số những việc làm tử tế đã được ghi nhận tại Hà Nội trong suốt 13 ngày thực hiện giãn cách xã hội vừa qua. Tại Thủ đô, những lát cắt cuộc sống đầy tình người như thế đều xuất hiện hằng ngày ở đâu đó trong các khu dân cư phải cách ly y tế để phòng dịch hay khu cách ly tập trung. Hàng xóm láng giềng chia sẻ nhau những vật dụng, thực phẩm thiết yếu; lực lượng tuyến đầu như công an, quân đội, nhân viên y tế gác lại niềm riêng hết lòng phục vụ nhân dân.
Những hành động nhỏ cũng góp phần động viên tuyến đầu chống dịch Covid-19 |
Tiêu biểu là câu chuyện của ông Phạm Văn Tuân 71 tuổi, phường Dịch Vọng Hậu, (quận Cầu Giấy). Cứ 7- 8h sáng, căn bếp tại địa chỉ 64 Nguyễn Phong Sắc (quận Cầu Giấy) lại nổi lửa nấu những suất sơm 0 đồng gửi đến các hoàn cảnh khó khăn. Từ khi Hà Nội bắt đầu thực hiện giãn cách, ông Tuân xin phép chính quyền địa phương và kêu gọi bạn bè cùng chuẩn bị những suất cơm miễn phí cho bà con gặp khó khăn trong dịch bệnh.
Mỗi ngày, chỉ có khoảng 4 người thực hiện tất cả các công việc bao gồm sơ chế, nấu đồ ăn và vận chuyển đến nơi cần. Trong đó, “nhân sự” chủ yếu chỉ có 1 bếp trưởng, 2 người phụ bếp và 1 người phụ trách vận chuyển. Những món ăn được chuẩn bị chu đáo, cẩn thận. Theo đó, mỗi ngày sẽ có 50 suất cơm miễn phí được trao đi cho các hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn các phường Quan Hoa, Nghĩa Tân, Dịch Vọng Hậu… Tất cả kinh phí của dự án đều được ông Tuân quyên góp từ bạn bè, người thân. Dự kiến dự án sẽ kéo dài đến khi hết giãn cách.
Ông Tuân cho biết quá trình triển khai từ khâu sơ chế thực phẩm, bếp nấu và khâu vận chuyển đều phải tuân thủ theo nguyên tắc phòng chống dịch. Sau khi các suất ăn được nấu xong, ông sẽ dùng xe cá nhân chở những suất ăn miễn phí đến điểm tiếp nhận của các phường.
“Dù mấy ngày thực hiện công việc này ai cũng rất mệt nhưng mọi người đều cảm thấy niềm vui khi được lan tỏa tình yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt nhất là sự ủng hộ nhiệt tình từ bạn bè, các mạnh thường quân cho dự án. Tôi mong rằng việc làm của chúng tôi đã góp 1 phần nhỏ bé vào công tác chống dịch của Thành phố", ông Tuân bày tỏ.
Nhiều mô hình nhân ái trao đi
“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “Thương người như thể thương thân”..., có thể thấy, truyền thống ấy được nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác mỗi khi đất nước gặp khó khăn. Thời điểm này, không khó để bắt gặp trên mạng xã hội hay tại các khu phố, làng xóm, đoàn hội… những lời kêu gọi ủng hộ tuyến đầu chống dịch và người dân trong vùng dịch, khu cách ly.
Đặc biệt, để có giải pháp hỗ trợ tốt cho người dân trong thời điểm khó khăn này, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch, tại Hà Nội, nhiều tập thể, địa phương đã có cách làm sáng tạo, lan tỏa đong đầy yêu thương.
Những suất cơm của Hội phụ nữ phường Liễu Giai tặng Trung tâm Y tế quận Ba Đình. |
Chị Nghiêm Thị Trang - Chủ tịch Hội Phụ nữ phường Liễu Giai (quận Ba Đình) cho biết, trong những ngày Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, Hội Phụ nữ phường đã xung phong nấu “Bữa cơm ấm tình” gửi tới các y, bác sỹ, đội phản ứng nhanh của Trung tâm Y tế quận Ba Đình. Theo đó, các chị em phụ nữ đã luân phiên nấu hàng trăm những suất ăn bảo đảm vệ sinh, dinh dưỡng gửi đến tuyến đầu chống dịch, giúp các bác sĩ, nhân viên y tế có thêm sức khỏe để chống dịch.
“Việc triển khai trong thời điểm này dù vô cùng khó khăn, nhưng bằng những tấm lòng, Hội đã quyết tâm và đưa ra phương án tối ưu nhất để khởi động lại “Bếp ăn ấm tình” theo dây chuyền từng khâu đảm bảo không tập trung, thực hiện nghiêm giãn cách”, chị Trang chia sẻ.
Bên cạnh đó, nắm bắt tâm tư của cán bộ hội viên phụ nữ, ngay từ những ngày đầu thực hiện giãn cách, Hội Phụ nữ phường Liễu Giai cũng đã đẩy mạnh kênh thông tin “Nhóm thực phẩm sạch” của Hội và các đơn vị cung cấp chuỗi thực phẩm sạch. Hội Phụ nữ phường đã ra mắt mô hình “Đi chợ thay cán bộ hội viên phụ nữ bằng những chuyến xe 0 đồng”, “Hãy ở nhà đã có chúng tôi”. Từ các kênh thông tin và việc làm thiết thực của Hội, được các bà, các chị tin tưởng, không còn nỗi lo đi chợ những ngày giãn cách và yên tâm với thực phẩm an toàn cho gia đình mình và trở thành người nội trợ thông thái.
Chương trình “Xe buýt siêu thị 0 đồng” mang nặng tình cảm sẻ chia của Công đoàn Thủ đô đối với công nhân lao động trong mùa dịch |
Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nhưng với sự thống nhất cao của hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội; người dân đồng lòng, tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tin tưởng rằng tinh thoàn đoàn kết đã, đang và sẽ là sức mạnh được phát huy, nhất định dịch bệnh sẽ được ngăn chặn và đẩy lùi.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01