Hà Nội: Hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán 2024 chiếm đến 90%

(LĐTĐ) Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch và ký kết các hợp đồng khai thác hàng hóa phục vụ Tết tăng trung bình từ 7% - 25% tùy từng mặt hàng so với Kế hoạch phục vụ Tết năm 2023; tại các điểm bán hàng lượng hàng hóa đã được tăng cường 15% - 50% sẵn sàng phục vụ của người dân (trong đó, tỷ trọng hàng Việt Nam chiếm 90%).
“Thủ phủ” đào, quất nhộn nhịp vào Tết Đoàn viên, người lao động hào hứng mua sắm tại Chợ Tết Công đoàn năm 2024 Mang Tết sớm đến với đoàn viên, công nhân lao động Thủ đô

Tổng giá trị hàng hóa ước tính tăng 10% so với Tết 2023

Thông tin tại buổi làm việc với Bộ Công Thương về công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sáng 23/1, ông Nguyễn Thế Hiệp - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội khoảng 40.900 tỷ đồng, tăng 10% so với thực hiện Tết năm 2023…

Hà Nội: Hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán 2024 chiếm đến 90%
Bà Nguyễn Thúy Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)

Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Thế Hiệp, đảm bảo thực hiện Kế hoạch bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố, Sở Công Thương Hà Nội đã vận động các đơn vị đảm bảo cung ứng các mặt hàng bình ổn tới hơn 14.535 điểm bán (trên 8.000 cửa hàng kinh doanh tổng hợp và chuyên doanh; gần 900 sạp hàng tại các chợ truyền thống và gần 500 bếp ăn tập thể).

Bên cạnh đó, triển khai hoạch phục vụ Tết 2024, từ tháng 10/2023, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng Kế hoạch chuẩn bị hàng hóa với tổng lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết phục vụ 3 tháng trước, trong và sau Tết gồm: 292,95 nghìn tấn gạo; 58,5 nghìn tấn thịt lợn; 19,5 nghìn tấn thịt gia cầm; 16,2 nghìn tấn thịt bò; 390 triệu quả trứng gia cầm; 325,5 nghìn tấn rau củ; 16,2 nghìn tấn thủy sản; 157 nghìn tấn trái cây… Ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn đạt khoảng 40.900 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với thực hiện Tết năm 2023.

Hà Nội: Hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán 2024 chiếm đến 90%
Ông Nguyễn Thế Hiệp - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội phát biểu tại hội nghị

“Đến nay, các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch và ký kết các hợp đồng khai thác hàng hóa phục vụ Tết tăng trung bình từ 7% - 25% tùy từng mặt hàng so với Kế hoạch phục vụ Tết năm 2023; tại các điểm bán hàng lượng hàng hóa đã được tăng cường 15% - 50% sẵn sàng phục vụ của người dân (trong đó, tỷ trọng hàng Việt Nam chiếm 90%). Các doanh nghiệp đã đẩy mạnh bán hàng qua kênh online, triển khai thanh toán điện tử, giao hàng tận nơi cho khách hàng và chủ động kết nối với các tỉnh, thành phố, sẵn sàng cung ứng đưa ngay hàng về Hà Nội khi có nhu cầu sử dụng cao và có biến động xảy ra”, ông Nguyễn Thế Hiệp nhấn mạnh.

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa dồi dào

Chia sẻ về công tác chuẩn bị nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán 2024, Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà Nội Nguyễn Thị Kim Dung cho biết, nhằm thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá cả thị trường trong giai đoạn cao điểm cuối năm, phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của người dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024, Saigon Co.op đã thực hiện dự trữ nguồn hàng hóa thiết yếu từ rất sớm (dự kiến tăng trưởng 5 - 10% tùy mặt hàng), tổ chức phân phối hàng hóa đến hơn 800 điểm bán tại 42/63 tỉnh thành trên cả nước.

Cùng với đó, trong bối cảnh lạm phát và nhiều biến động khó lường của kinh tế và sức mua thị trường gặp nhiều khó khăn, thu nhập người dân bị tác động nhiều vi có phần giảm sút. Saigon Co.op vẫn cố gắng phối hợp với các nhà cung cấp giữ giá ổn định và thực hiện giảm giá kích cầu trong giai đoạn cuối năm. Đồng thời, chủ động phối hợp với nhà cung cấp chuẩn bị nguồn hàng giá tốt cho 3 - 6 tháng tới. Bên cạnh đó, Saigon Co.op cũng đẩy mạnh chương trình khuyến mãi liên tục hàng tuần, giảm giá đến 50% cho hơn 100 sản phẩm, đặc biệt giảm giá mạnh vào cuối tuần.

Hà Nội: Hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán 2024 chiếm đến 90%
Ông Nguyễn Minh Tuấn - Giám đốc siêu thị Big C Thăng Long thông tin về tình hình nguồn cung hàng hóa

Cũng theo đại diện siêu thị Co.opmart Hà Nội, để đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán, siêu thị đã thực hiện công tác dự trữ nguồn hàng hóa thiết yếu ngay từ giữa năm 2023. Trong đó, chú trọng dự trữ các nhóm hàng thiết yếu thuộc chương trình bình ổn giá như: Gạo, đường, bột ngọt, dầu ăn, bánh kẹo…

“Nguồn dự trữ các nhóm hàng thiết yếu được tăng từ 20 – 50% tùy theo nhóm hàng so với nhu cầu kinh doanh bình thường, với tổng giá trị lên đến 10.000 tỷ đồng. Dự báo, sức mua năm nay sẽ tập trung vào các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết như: Bánh chưng, giò chả, trái cây, bánh kẹo…”, bà Kim Dung cho hay.

Cũng đề cập đến công tác đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người tiêu dùng, ông Nguyễn Minh Tuấn - Giám đốc siêu thị Big C Thăng Long cho biết, từ tháng 6, tháng 7/2023 siêu thị đã làm việc với các đơn vị cung ứng và ký cam kết đảm bảo nguồn cung sản lượng hàng hóa tăng 20% so với dịp Tết 2023.

Theo nhận định của đại diện Big C Thăng Long, dịp Tết 2024, năm nay kinh tế gặp nhiều khó khăn, do đó, nhu cầu mua sắm Tết của người tiêu dùng năm nay chủ yếu tập trung vào nhóm hàng có giá phải chăng và các sản phẩm hàng hóa Việt được ưu tiên hơn. “Nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, siêu thị cũng đã triển khai hàng loạt chương trình khuyến mại, giảm giá như: “Khóa giá - không tăng giá” 10.000 sản phẩm trong giai đoạn 45 ngày Tết, tính từ ngày 28/12 đến hết ngày 9/2/2024. Cùng đó, Big C cũng đẩy mạnh hoạt động bán hàng qua hình thức online, dự kiến, kênh bán hàng này sẽ tăng trưởng khoảng 40%. Cùng đó, năm nay Big C cũng sẽ mở cửa bán hàng từ 8h sáng ngày Mùng 2 Tết, thay vi 10h sáng ngày Mùng 2 Tết như mọi năm”, ông Tuấn thông tin.

Hà Nội: Hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán 2024 chiếm đến 90%
Hà Nội đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm Tết cho người dân Thủ đô

Đánh giá cao công tác chuẩn bị về nguồn cung hàng hóa Tết 2024 từ sớm, từ xa, đồng thời, có những chương trình khuyến mại, cũng như đưa hàng về vùng sâu, vùng xa, khu công nghiệp… của thành phố Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội, các Sở, ban ngành, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối… bà Nguyễn Thúy Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cũng đề nghị Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 cũng như đảm bảo nguồn cung xăng dầu trên thị trường.

Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cung ứng mặt hàng gạo, thịt lợn và các mặt hàng thực phẩm có nhu cầu cao trong dịp Tết Nguyên đán để có phương án đảm bảo nguồn cung với giá bình ổn theo đúng kế hoạch. Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu, đồng thời triển khai chương trình bình ổn thị trường.

Tiếp tục làm công tác tuyên truyền về nguồn cung mặt hàng Tết, tránh việc đầu cơ, tích trữ, đẩy giá cao. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tập trung các mặt hàng được tiêu dùng nhiều nhất trong dịp Tết. Đẩy mạnh Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt, đưa hàng Việt về nông thôn, về khu công nghiệp, khu chế xuất để người dân có thể tiếp cận được nguồn hàng đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, với giá cả hợp lý nhất…

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử đình Liên Ngạc

Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử đình Liên Ngạc

(LĐTĐ) Trải qua bao thăng trầm, biến cố, đình, chùa Liên Ngạc (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm) vẫn được cán bộ và nhân dân địa phương nỗ lực giữ gìn, bảo tồn nét đẹp văn hóa tâm linh.
Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(LĐTĐ) Bằng cách hành động dứt khoát và đầu tư vào những nơi làm việc có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, chúng ta có thể xây dựng một tương lai nơi an toàn, sức khỏe đi đôi với sự bền vững, không bỏ lại ai phía sau trong nỗ lực hướng tới một thế giới an toàn, khỏe mạnh hơn cho tất cả mọi người.
Mở thêm chi nhánh tại Quảng Ninh, HDBank tăng đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc

Mở thêm chi nhánh tại Quảng Ninh, HDBank tăng đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc

(LĐTĐ) Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ cán bộ, nhân viên (CBNV) nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.
SHB: Lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB: Lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

(LĐTĐ) Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
Vụ giết người, phân xác phi tang tại Đồng Nai: Công an đang làm rõ nhiều tình tiết liên quan đến vụ án

Vụ giết người, phân xác phi tang tại Đồng Nai: Công an đang làm rõ nhiều tình tiết liên quan đến vụ án

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ án “bắt giữ đối tượng giết người, phân xác phi tang” tại tỉnh Đồng Nai mà Báo Lao động Thủ đô đã thông tin, đến chiều 28/4, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh này tiếp tục điều tra làm rõ nhiều tình tiết liên quan đến vụ án.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây: Đẩy mạnh các hoạt động hướng về cơ sở, vì lợi ích đoàn viên

LĐLĐ thị xã Sơn Tây: Đẩy mạnh các hoạt động hướng về cơ sở, vì lợi ích đoàn viên

(LĐTĐ) Hòa chung với công cuộc đổi mới của đất nước, những năm qua đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thị xã Sơn Tây luôn phát huy truyền thống yêu nước, tích cực thi đua lao động sản xuất và xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị - kinh tế xã hội của từng đơn vị và toàn thị xã.
Ứng trực đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông

Ứng trực đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội trong việc bố trí lực lượng đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn Thành phố, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết sẽ duy trì 112 vị trí chốt trực trong giờ cao điểm sáng, chiều; huy động 224 lượt người/ca trực.

Tin khác

Thị trường thiết bị làm mát tại Hà Nội: Nhiều chương trình giảm sâu, kích cầu mua sắm đầu hè

Thị trường thiết bị làm mát tại Hà Nội: Nhiều chương trình giảm sâu, kích cầu mua sắm đầu hè

(LĐTĐ) Những ngày đầu mùa hè, nền nhiệt độ ở khu vực miền Bắc, đặc biệt là tại Hà Nội đã xuất hiện nền nhiệt độ nắng nóng kéo dài. Trong đó, nhiều khu vực nhiệt độ đã lên tới hơn 40 độ C. Do vậy, nhiều hộ gia đình đã bắt đầu tìm đến cửa hàng điện máy để mua sắm thêm các thiết bị điện máy để làm mát, khiến thị trường thiết bị làm mát đầu hè trở nên sôi động hơn.
Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Tính đến 8h30 sáng 27/4, giá vàng miếng SJC trong nước quanh ngưỡng 83-85.2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn giao dịch quanh mức 74.5-76.7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới hồi phục mạnh mẽ lên ngưỡng 2.337,4 USD/ounce.
Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh. Theo đó, giá vàng miếng SJC sắp vượt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76 triệu đồng/lượng.
Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 310 đồng/lít, có giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, có giá bán là 24.910 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm mạnh 730 đồng/lít, có giá bán là 20.710 đồng/lít.
Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Theo ghi nhận, giá vàng SJC bán ra trong chiều 25/4 đã giảm so với phiên giao dịch buổi sáng, tuy nhiên vẫn trụ vững quanh mốc 84 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Chỉ trong vài ngày, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần hủy đấu thầu vàng miếng.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

(LĐTĐ) Nhiều ý kiến dự báo giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai 25/4 có thể giảm theo xu hướng trên thế giới.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
Xem thêm
Phiên bản di động