Góc nhìn và dự báo bức tranh kinh tế năm 2023

(LĐTĐ) Khép lại một năm 2022 kinh tế đầy biến động và thách thức, doanh nghiệp giới kinh doanh bước vào một năm mới 2023 đầy biến số khó lường. Tuy nhiên, trong cái khó luôn bộc lộ những cơ hội, câu chuyện đầu năm chúng ta sẽ cùng lắng nghe về niềm tin và hy vọng vào một năm kinh tế đầy biến động từ các chuyên gia và giới doanh nghiệp.
Đầu tư công là động lực tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam trong 2023 Kinh tế 2022-2023: Thời cơ của các mặt hàng nông sản Việt Nam Triển vọng thị trường bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng năm 2023

Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, Viện trưởng Viện nghiên cứu Tin học & Kinh tế ứng dụng:

Kinh tế sẽ tăng trưởng từ quý 3 trở đi

Nền kinh tế Việt Nam sẽ giảm khó khăn từ quý 2/2023 và có sự tăng trưởng tích cực từ quý 3 trở đi với hiệu ứng đầu tư công và ổn định tài chính tiền tệ. Hiện nay các dự báo của thế giới đều nhất quán rằng, càng đến cuối năm 2022 các dự báo càng xấu đi cho kinh tế thế giới nói chung.

Cụ thể, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá lạm phát thế giới có thể hạ nhiệt trong năm 2023 trước khi ổn định vào năm 2024, trong đó có các nước đang phát triển.

Còn theo Bloomberg, trong tháng 10-11/2022, mức tăng trưởng GDP đã giảm so với đầu năm. Và tháng 12, các tổ chức thế giới đều giảm dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2023 so với tháng 10, nguyên nhân đến từ xung đột Nga - Ukraine và các ngân hàng trung ương chống lạm phát cũng như thị trường bất động sản suy giảm.

Nhìn lại toàn bộ năm 2022 sẽ thấy đây là năm có tăng trưởng GDP tốt, bởi các yếu tố là xuất phát điểm GDP năm 2021 quá thấp, làm cho tốc độ tăng vượt lên; và yếu tố thứ hai là quý 1- quý 2, chúng ta có mức xuất khẩu tốt, do Việt Nam vẫn liên tục phát triển để xuất khẩu với thế giới. Tuy nhiên đến quý 3 thì bắt đầu giảm và quý 4 thực sự gặp khó khăn.

Cùng với đó, chỉ số CPI 11 tháng đầu năm 2022 tăng 4,5%, tập trung trong nhóm dịch vụ và thực phẩm cho thấy khả năng kiểm soát ổn định. Đặc biệt tỷ giá cũng được kiểm soát rất tốt ở mức 2,2%. Giá trị của VND giữ được ổn định so với đồng USD, trong bối cảnh đồng tiền này tăng mạnh khiến nhiều đồng tiền khác như đồng yên Nhật, Nhân dân tệ, bảng Anh, Euro... đều âm so với đồng Việt Nam.

Góc nhìn và dự báo bức tranh kinh tế năm 2023
Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, Viện trưởng Viện nghiên cứu Tin học & Kinh tế ứng dụng.

Về xuất nhập khẩu, xuất siêu đã gần đạt 11 tỷ USD, vượt qua mức âm của năm 2021 đồng thời thu ngân sách tăng mạnh hơn chi và đều vượt kế hoạch. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc nguồn lực giải ngân đầu tư công vẫn rất thấp. Yếu tố này, có thể do Chính phủ đã quản lý chặt chẽ trong yếu tố giải ngân đầu tư công, trình tự quản lý và có vẻ Chính phủ đang thận trọng trong vấn đề cung tiền.

Những tháng cuối năm, chính sách của Chính phủ vẫn nhất quán như các năm trước, bảo vệ kinh tế vĩ mô và giữ ổn định đồng tiền.

Tuy nhiên, tất cả nguồn lực vẫn được dồn vào hạ tầng, cụ thể chi cho tài nguyên môi trường, nông nghiệp là mạnh nhất, điều này cho thấy sự ưu tiên của Chính phủ và Việt Nam còn rất nhiều dư địa cho vấn đề phát triển của hạ tầng giao thông, nông nghiệp nông thôn.

Về những khó khăn thách thức, từ các tổ chức tài chính thế giới đến các chuyên gia Việt Nam đều cho rằng, khó khăn đến từ yếu tố bên ngoài chứ không đến từ nội tại của Việt Nam. Đáng chú ý là sự suy giảm tiêu dùng của các nước phát triển, còn một số yếu tố phụ như chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn tác động đến Việt Nam.

Song chúng ta vẫn có những thuận lợi và cơ hội nhất định bên cạnh những bi quan về lãi suất và lạm phát. Theo quan sát xuyên suốt từ tháng 9 đến tháng 12/2022, chúng tôi thấy rằng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đang từng bước kiểm soát những khó khăn xuất hiện như lãi suất cao, kẹt tín dụng,... không phải từ chính sách mà từ bất ổn của cách sử dụng vốn để từ đó kiểm soát từng bước uyển chuyển, không gây ra các cú sốc như giai đoạn 2011-2012.

Những gì chúng tôi lo lắng từ hệ thống ngân hàng, kể cả trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước được kiềm chế, nên điểm xấu của lãi suất, tín dụng cuối năm 2022 mà chúng ta lo lắng thì ở năm mới 2023 sẽ được tháo gỡ.

Hiện nay các nước đã đang chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam khi chúng ta ổn định kinh tế vĩ mô. FDI vào Việt Nam là một tiến trình ổn định mặc dù có một vài gián đoạn trong quý 1-2, nhưng tiến trình đó vẫn là một cơ hội vì khi FDI vào Việt Nam không chỉ giúp tiêu dùng nội địa tăng, tạo việc làm, mà còn tạo quá trình đô thị hóa, các khu công nghiệp phát triển, gián tiếp giúp bất động sản tạo ra nhiều ngành nghề khác, đồng thời gián tiếp phát triển các doanh nghiệp nội địa bao gồm nghiệp phụ trợ.

Từ một số cứ liệu như trên có thể dự đoán diễn biến kinh tế 2023, lãi suất sẽ hạ nhiệt trong quý 1 và trở về ổn định vào cuối quý 2/2023. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ có nguồn tín dụng tăng dần với lãi suất tốt từ quý 2 trở đi. Xuất khẩu tiếp tục suy giảm trong quý 1-2/2023 và sẽ phục hồi tăng vào quý 3.

Như vậy, nền kinh tế nội địa sẽ giảm khó khăn từ quý 2/2023 và có sự tăng trưởng tích cực từ quý 3, với hiệu ứng đầu tư công và ổn định tài chính tiền tệ. Đồng thời thị trường bất động sản phục hồi nhẹ, từ quý 4/2023 tập trung ở khu vực đô thị lân cận khu công nghiệp và khu vực hạ tầng đang đầu tư mạnh.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn Lợi, Founder kiêm CEO SKYLINK Group:

Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng và nắm bắt cơ hội

Nhận định 2023 thị trường khó khăn khi các ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất để chống lạm phát. Người dân bắt đầu siết chặt chi tiêu. Các lĩnh vực như bất động sản, chứng khoán, sản xuất bị ảnh hưởng đầu tiên sau đó tới các lĩnh vực thương mại các ngành hàng xa xỉ. Đứng trước những thách thức đó mỗi doanh nghiệp, doanh nhân cần chủ động thích ứng để giảm thiểu thiệt hại đồng thời nắm bắt cơ hội, thời cơ để kích hoạt những thế mạnh trong lĩnh vực của mình.

Về mặt tích cực, dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) có những tín hiệu tích cực trong năm 2022. Cụ thể, dù năm 2022 tổng vốn FDI đăng ký giảm hơn so với cùng kỳ nhưng số tiền giải ngân thực vượt lên và tốt hơn các năm trước, đạt được 19,7 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm. Đây là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế đang nhiều gam màu xám. Trong khu công nghiệp, giá thuê khu công nghiệp ở phía Nam đều tăng trung bình 20% so với đầu năm, chứng tỏ nhu cầu thuê đầu tư nhà máy vẫn rất tốt.

2022 cũng là năm mà Việt Nam đã thu hút được các tập đoàn nước ngoài về mở rộng quy mô sản xuất, điều này đã củng cố sự tăng trưởng của GDP. Đơn cử như tập đoàn Lego (Đan Mạch) mới đầu tư vào Bình Dương 2 tỷ USD với tầm nhìn 10-20 năm, họ không chỉ đòi hỏi yếu tố hạ tầng mà chính sách cần phải ổn định, khi đó mới có thể chuyển dịch nhà máy. Vì vậy đây là một cơ hội chứ không phải rủi ro.

Cùng với đó, trong ba năm từ 2018 - 2021, sự chuyển dịch từ Trung Quốc qua các nước Đông Nam Á đã giúp tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc đang từ 33% qua Mỹ giảm xuống 25%. Còn các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam đã tăng từ 10 - 14%.

Góc nhìn và dự báo bức tranh kinh tế năm 2023
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn Lợi, Founder kiêm CEO Skylink Group.

Năm 2023, Ngân hàng Thế giới (WB) đã dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đi xuống và đi ngang trong năm 2024 đâu đó khoảng trên 6% và dưới 7%. Riêng năm 2023 WB dự đoán cán cân xuất nhập khẩu chỉ ngang bằng và có thể không đạt thực dương, không góp vào tăng giá trị GDP.

Hay dự báo mới nhất tháng 12/2022 của các tổ chức tài chính thế giới đều nhận định, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam 2023 sẽ giảm dưới 7%, song đây vẫn là mức tăng trưởng tốt so với khu vực ASEAN (4,9%), châu Á Thái Bình Dương (4,6%) và thế giới (2%). Vừa qua Quốc hội đã phê duyệt GDP trong năm 2023 của Việt Nam ở mức khoảng 6,5%, cũng gần ngang với các dự báo trên.

Riêng về Skylink Group chúng tôi với vị thế là một doanh nghiệp trong nước hoạt động đầu tư công nghệ và bán lẻ trong các lĩnh vực: sản xuất phần mềm, game mobile, phân phối mỹ phẩm - TPCN và sản phẩm chăm sóc xe ô tô. Chúng tôi nhận diện thách thức trong năm 2023 là rất lớn, nhưng bối cảnh như trên cũng là cơ hội trong giai đoạn mới. Để đón nhận cơ hội đó chúng tôi thúc đẩy quá trình chuyển đổi số lên nền tảng trực tuyến, xem đây là một mục tiêu và một mũi nhọn trong quản trị đầu tư và phát triển của doanh nghiệp.

Ứng dụng công nghệ vào các lĩnh vực giúp chúng tôi tối ưu hóa hiệu suất và gia tăng hiệu quả. Skylink Group đã và đang ứng dụng toàn bộ vào các hoạt động công ty bán lẻ và công việc hằng ngày. Chúng tôi đã xác định 2023 là năm tiếp tục kết hợp văn hóa, quy trình, công nghệ của Skylink để tiếp tục bùng nổ.

Ông Hồ Quốc Lực, nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta:

Doanh nghiệp nên thẳng thắn đánh giá mạnh yếu của mình để tăng ưu thế

Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP) trong tháng 9, xuất khẩu thuỷ sản ước đạt trên 850 triệu USD. Đây là lần đầu sau 7 tháng, xuất khẩu thuỷ sản rơi xuống mức dưới 900 triệu USD. Nếu so sánh với tháng 8, con số này thấp hơn khoảng 15%.

Bước sang tháng 10, kim ngạch xuất khẩu tăng nhẹ trở lại (5%) so với tháng 9 lên 907,4 triệu USD nhờ việc nhiều doanh nghiệp chuyển hướng tập trung sang Nhật Bản và Trung Quốc, trong bối cảnh Mỹ và EU suy giảm.

Tình hình này là không tránh khỏi và đã được sớm dự báo. Giữa cuối năm 2022, không ít các doanh nghiệp thủy sản rơi vào tình hình là bị đối tác hoãn giao đơn hàng đã ký kết; thậm chí hủy một số đơn hàng đã thỏa thuận; chậm chạp trong việc trao đổi kế hoạch kinh doanh năm sau. Không riêng thủy sản, nhiều doanh nghiệp lĩnh vực khác như gỗ, giày da, may mặc… cũng trong hoàn cảnh tương tự.

Góc nhìn và dự báo bức tranh kinh tế năm 2023
Ông Hồ Quốc Lực, nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta.

Các doanh nghiệp này thiếu đơn hàng khá trầm trọng, dẫn đến phải cắt giảm lao động. Cái khó cho doanh nghiệp không đơn thuần là đơn hàng, là việc làm, là thu nhập người lao động trong và sau Tết. Các doanh nghiệp có nhiều vốn có thể khó khăn chỉ dừng ở đây. Các doanh nghiệp ít vốn, lệ thuộc vốn vay ngân hàng thì khó khăn gấp bội. Không giao hàng theo kế hoạch, hàng tồn kho còn nhiều dẫn đến không có tiền trả nợ đúng hạn.

Giải pháp không ai muốn là phải chấp nhận giảm giá, chấp nhận bán rẻ để có cái chứng minh luân chuyển dòng tiền. Nhưng đó là vòng tròn đi xuống. Khó khăn tài chính sẽ tránh được chút trước mắt nhưng hệ quả thì không lường, khi lạm phát và cạnh tranh quốc tế chưa hẹn điểm dễ thở hơn.

Lỗ sẽ kéo dài. Tình hình này đã diễn ra ở cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007-2008, hệ quả sau đó ít năm, khá nhiều doanh nghiệp thủy sản đã bỏ cuộc chơi, thậm chí có doanh nghiệp lớn.

Theo lãnh đạo của Sao Ta, đối sách bây giờ không có bài bản nào thống nhất, tùy thuộc hoàn cảnh từng doanh nghiệp. Trước mắt là tập trung trao đổi, đàm phán khách hàng tìm cách giảm thiểu khó khăn, thiệt hại và có chia sẻ cho nhau.

Tiếp theo, các doanh nghiệp nên bình tĩnh xem xét điểm mạnh, yếu của mình một cách thẳng thắn. Qua đó biết cách đi sắp tới sao cho hạn chế thiệt thòi và tăng ưu thế.

Đơn cử như cần xem xét sách lược thị trường (không đối đầu thị trường có đối thủ thể hiện quá mạnh so với mình), sản phẩm (lao động mình có kỹ năng tốt nhất cho sản phẩm nào thì có chú trọng quảng bá tiêu thụ sản phẩm đó chẳng hạn dù đây là giải pháp ngắn hạn và không cơ bản) và nhất là phải tinh gọn mọi mặt từ bộ máy, dây chuyền sản xuất, các định mức tiêu hao… Có nghĩa là coi trọng giảm giá thành sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh cho mình.

Dù khó khăn, ông Lực cho rằng cả ngành thủy sản vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2022 đã đề ra. Nhưng với tình hình chung thế giới hiện nay, cho thấy sự tăng trưởng, phát triển đang diễn ra không thể nói là bền vững.

Độ co dãn chịu đựng khá mỏng, cho cả con cá tra lẫn con tôm, là hai sản phẩm chủ lực chiếm trên 60% tỉ trọng xuất khẩu ngành. Đây là một bài học các bên liên quan phải nhìn nhận và có hướng xử lý cho trước mắt lẫn dài hạn, không thể chậm hơn nữa.

Ông Nguyễn Nam Hiền, Chủ tịch HĐQT VPCORP và HKT GROUP:

Trong thách thức luôn có cơ hội

Giới chuyên môn đều mong muốn thị trường bất động sản phải là một thị trường hỗ trợ kinh tế tăng trưởng bền vững, chứ không phải tăng nhanh như 2020 - 2022, mà phải ổn định tăng trưởng thậm chí chậm hơn một chút so với tăng trưởng kinh tế.

Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng bất động sản sẽ phục hồi giao dịch và tăng giá tốt từ giữa hoặc cuối năm 2023. Tuy nhiên, bất động sản có thể phục hồi giao dịch ở một số phân khúc có khả năng khai thác và ở các nơi đô thị dân sinh, nhưng giá sẽ đứng hoặc giảm nhẹ chứ khó tăng, tất nhiên ngoại trừ một số vị trí đặt biệt.

Kinh tế năm 2023: Tìm cơ hội trong những "con sóng lớn"

Ông Nguyễn Nam Hiền, Chủ tịch HĐQT VPCORP và HKT GROUP.

Phải nói rằng, năm 2022 là một năm rất nhiều khó khăn đối với nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp bất động sản nói riêng khi pháp lý dự án tiếp tục chậm được gỡ vướng, dòng tiền vào thị trường bị siết chặt, khiến nguồn cung sụt giảm mạnh, thanh khoản tắc nghẽn, niềm tin xuống thấp…

Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn để chúng tôi trau dồi kinh nghiệm trong những thử thách mới, những thị trường mới. Tôi quan niệm “trong nguy có cơ”, nên trước bối cảnh thị trường biến động, chúng tôi đã linh hoạt đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, đặc biệt là tìm cơ hội mới ở những khu vực lân cận TP.HCM như Long An, Bình Dương, Bình Phước… Đây đều là những nơi mà bất động sản còn tiềm năng, giá cả còn mềm và nhu cầu nhà ở rất lớn.

Trong bối cảnh thị trường còn đối mặt với nhiều thách thức, điều khiến tôi trăn trở là làm sao tiếp tục đảm bảo được công việc và thu nhập ổn định cho người lao động trong Công ty. Cũng gặp khó khăn như các doanh nghiệp bất động sản khác, nên ngoài việc duy trì hoạt động kinh doanh, chúng tôi cũng luôn cố gắng để chăm lo đời sống cho các cán bộ, nhân viên với mong muốn có thể góp một phần nào đó giúp họ an tâm trong công việc cũng như cuộc sống.

Cuối năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng thêm khoảng 1,5-2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. Mặc dù tín dụng chủ yếu tập trung cho lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, song động thái này đã lan tỏa sang thị trường bất động sản, tạo kỳ vọng tích cực cho năm 2023. Đây được xem là một trong những “điểm tựa” của thị trường trong năm nay để thị trường ổn định trở lại, dòng vốn được khơi thông và nhà đầu tư giữ được niềm tin hơn.

Tôi vẫn giữ quan điểm rằng, bất động sản là kênh hấp dẫn, đặc biệt với những nhà đầu tư trường vốn. Không thể phủ nhận thời gian qua, nhiều nhà đầu tư đã nắm bắt được cơ hội từ các chính sách ưu đãi về giá bán, chiết khấu, tiến độ thanh toán… của các chủ đầu tư dự án.

Tôi cho rằng, năm 2023, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục thanh lọc và tìm về giá trị thực. Nhu cầu về nhà ở vẫn rất lớn, nhất là phân khúc giá rẻ và trung bình. Đặc biệt, tại các đô thị vệ tinh của TP.HCM, cơ hội sẽ mở rộng cho các nhà đầu tư.

Trong năm 2023, chúng tôi vẫn sẽ bám sát mục tiêu phát triển và phân phối dự án tại các thị trường lân cận TP.HCM. Đặc biệt, vai trò đầu tư và phát triển dự án của VPCORP sẽ được thể hiện rõ hơn trong năm tới với những dự án mới chất lượng, mang giá trị thực cho khách hàng.

Một lợi thế lớn của chúng tôi là mỗi dự án luôn có sự đồng hành của các định chế tài chính. Tôi cho rằng, bên cạnh năng lực của chủ đầu tư, đơn vị phát triển dự án, sự hợp tác của các tổ chức tài chính - ngân hàng sẽ mang tới nguồn lực lớn, giúp khách hàng an tâm hơn trong việc lựa chọn sản phẩm với những giải pháp tài chính tối ưu, đồng thời từ đó góp phần gia tăng niềm tin cho thị trường.

Nguyên Hùng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

(LĐTĐ) Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ 30/4, Quốc tế Lao động 1/5 và cao điểm hè, một số cảng hàng không, hãng bay đồng loạt điều chỉnh tăng slot, chuyến bay.
Chứng khoán lập đỉnh mới

Chứng khoán lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (28/3), VN-Index lập mốc cao mới ở vùng 1.290 điểm, TCB hỗ trợ đắc lực cho đà tăng của chỉ số chính sau thông báo chia cổ tức “khủng”. Thanh khoản tiếp tục gia tăng dù thị trường vẫn chưa ghi nhận sự trở lại của các nhà đầu tư tại VNDirect.
Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

(LĐTĐ) Sáng 28/3, tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Xanh Pôn đã diễn ra hội nghị trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế giữa hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ"

Giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ"

(LĐTĐ) Nhằm cung cấp thêm kiến thức và kỹ năng để cha mẹ có thể thực hành hỗ trợ cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ tại gia đình, ngày 28/3, tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ em Việt Nam tổ chức Hội thảo giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ”.
Khu đô thị đầu tiên của Việt Nam có trung tâm chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Khu đô thị đầu tiên của Việt Nam có trung tâm chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Y tế Well Group (Nhật Bản) để phát triển mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cao cấp tại Việt Nam. Theo đó, Vinhomes Ocean Park 2 sẽ là nơi đầu tiên trong toàn chuỗi đô thị Vinhomes triển khai, tiên phong mở ra mô hình dưỡng lão tiêu chuẩn quốc tế ngay trong lòng các khu đô thị tại Việt Nam.
7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo 7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng Việt Nam.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.

Tin khác

Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

(LĐTĐ) Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ 30/4, Quốc tế Lao động 1/5 và cao điểm hè, một số cảng hàng không, hãng bay đồng loạt điều chỉnh tăng slot, chuyến bay.
Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 28/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 406 đồng/lít và xăng RON95 tăng 532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít.
Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

(LĐTĐ) Việt Nam có lợi thế lớn để phát triển vận tải hàng hải và đường thủy nội địa. Thế nhưng thời gian qua, thị phần vận tải trong lĩnh vực này so với đường bộ chỉ chiếm chưa tới 20%. Điều này đang đặt ra bài toán phải gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải và đường thủy nội địa để khai thác hiệu quả kinh tế, cũng như “chia lửa” cho vận tải đường bộ đang trong tình trạng quá tải, mất cân đối như hiện nay.
Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện xuất hóa đơn điện tử

Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện xuất hóa đơn điện tử

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử. Kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.
Xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

Xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Trên cơ sở rà soát, kiểm tra 127 cơ sở kinh doanh vàng, trong thời gian hơn 1 tháng, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện 12 cơ sở vi phạm, xử phạt gần 222 triệu đồng.
Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

(LĐTĐ) Sau khi Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đề nghị, đến hết 31/3, sẽ xem xét tạm dừng hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp kinh doan xăng dầu chưa thực hiện xuất hóa đơn bán lẻ, nhiều doanh nghiệp đã "chạy nước rút" để hoàn thành tiến độ trước "giờ G".
Nguyên nhân từ đâu?

Nguyên nhân từ đâu?

(LĐTĐ) Thời gian qua, các chuyên gia và giới truyền thông tốn không biết bao nhiêu giấy mực cho câu chuyện về bất cập giữa mặt bằng thu nhập chung của người dân hiện nay với giá cả... song thực tế, nó vẫn cứ diễn ra “nghịch lý”: Việc làm, thu nhập khó khăn, giá vẫn… cứ tăng!
Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc tổ chức vào ngày 17/5

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc tổ chức vào ngày 17/5

(LĐTĐ) Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024, dự kiến sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 17/5, với khoảng 550 đại biểu tham dự.
Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

(LĐTĐ) Hàng hóa phong phú, giá rẻ, giao nhanh và cước vận chuyển thấp là lợi thế lớn của hàng hóa xuyên biên giới, đặc biệt là từ thị trường Trung Quốc. Các mặt hàng này đang nhanh chóng gia tăng thị phần trên thương mại điện tử, và các nhà sản xuất tại Việt Nam cần những chiến lược cạnh tranh, tránh đối đầu trực tiếp với các mặt hàng thế mạnh của Trung Quốc.
Thị trường vàng biến động, nhà đầu tư thận trọng

Thị trường vàng biến động, nhà đầu tư thận trọng

(LĐTĐ) Thị trường vàng trong nước chứng kiến một tuần giao dịch đầy biến động, bất thường. Đầu tuần giảm nhẹ, tăng tốc vào thứ 5, đẩy giá vàng nhẫn tăng chưa từng có trong lịch sử, tăng 1,150 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, giảm giá nhanh chóng vào ngày giao dịch thứ 6 và thứ 7, khi giá vàng thế giới hạ nhiệt.
Xem thêm
Phiên bản di động