Góc nhìn từ một làng nghề
Kết nối chuỗi giá trị để phát triển sản phẩm làng nghề Việt Phát triển kinh tế làng nghề gắn với bảo vệ môi trường Đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động tại các làng nghề: Cần có giải pháp quyết liệt! |
Thu nhập cao từ nghề truyền thống
Để tìm hiểu rõ hơn về nghề truyền thống gỗ mỹ nghệ Liên Hà, chúng tôi tới gặp ông Nguyễn Văn Hải (cơ sở sản xuất nội thất Mạnh Mộc, thôn Châu Phong, xã Liên Hà), ông Hải đã có gần 20 năm gắn bó với làng nghề truyền thống.
Chủ cơ sở và người lao động xã Liên Hà, huyện Đông Anh đã nâng cao cảnh giác, đảm bảo an toàn khi làm nghề. (Ảnh: Lương Hằng) |
Theo ông Hải, làng nghề mộc Liên Hà đã có từ rất lâu về trước, không biết chính xác là bao lâu nhưng từ thời ông bà, cha mẹ đã gắn bó với nghề này. Từ nhỏ, ông Hải đã chơi với bã bào, mùn cưa, thấy bố đục đẽo hàng ngày, ông Hải cũng quen dần với những công cụ dùi, đục. Sau này khi trưởng thành, ông Hải quyết định theo nghề của cha mẹ tiếp tục gắn bó với nghề gỗ mỹ nghệ truyền thống.
Thời điểm hiện tại, gia đình ông Nguyễn Văn Hải đang sở hữu một nhà xưởng rộng 300 mét vuông dành cho việc trưng bày và hoàn thiện sản phẩm và một xưởng làm thô với gần chục công nhân đang làm việc. Những sản phẩm được trưng bày trong xưởng của ông có đầy đủ các mặt hàng như bàn, ghế, tủ, kệ, lục bình… Toàn bộ sản phẩm trưng bày đều có thiết kế hiện đại, nhiều sản phẩm có mẫu hoa văn vô cùng độc đáo. Đếm sơ sơ, trong xưởng của ông có tới hàng chục bộ bàn ghế đang chờ hoàn thiện cùng rất nhiều lục bình được chế tác bằng nhiều loại gỗ khác nhau.
Ông Hải tiết lộ, tùy từng loại gỗ, độ dày, mỏng mà các sản phẩm được bán với giá khác nhau. Ví dụ cùng là bàn ghế nhưng có bộ chỉ hơn chục triệu, có bộ năm mươi triệu có bộ cả hàng trăm triệu. Những bình lục bình gỗ cũng tương tự, giá trị của sản phẩm không được tính bằng độ to, nhỏ mà phụ thuộc vào loại gỗ sử dụng. Có lẽ, điểm tạo nên sự khác biệt của làng nghề gỗ mỹ nghệ Liên Hà là bởi làng nghề luôn chạy theo xu hướng của thị trường. Chính vì vậy mà kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm ở làng nghề Liên Hà thường rất đa dạng, phù hợp với mọi yêu cầu của các gia đình.
Cũng bởi sự nhạy bén, bắt kịp xu thế thị trường mà nghề làm mộc tại đây đã và đang đưa lại thu nhập cao cho người lao động. Sinh sống tại thôn Xuân Lai, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, thế nhưng ngày nào chị Nguyễn Thị Tính cũng vượt gần chục cây số để tới xưởng mộc tại thôn Châu Phong làm việc. Công việc hàng ngày của chị là dùng máy đánh giáp cho sản phẩm để gỗ được mịn. Chị Tính cho biết, chị đã làm công việc trên chục năm nay, mỗi ngày chị đều dậy từ sớm và trở về nhà vào khoảng 6h tối. Trung bình mỗi tháng, chị Tính được chủ xưởng trả 10 triệu đồng, tháng nào tăng cathì thu nhập được cao hơn.Với mức lương này, chị có thể trang trải cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nghề này cũng đưa lại thu nhập ổn định hơn so với việc làm đồng áng và nhiều công việc khác.
Ở xã Liên Hà, các xưởng sản xuất phần lớn đều theo mô hình hộ gia đình. Nếu như ở nhiều làng nghề khác, người dân thường lo lắng vì làng nghề truyền thống ngày bị mai một vì lớp trẻ không mặn mà mới nghề thì ở Liên Hà, lớp trẻ theo nghề hiện nay khá nhiều. Vừa có kỹ thuật làm nghề, vừa nắm bắt được khoa học kĩ thuật, làng nghề gỗ mỹ nghệ xã Liên Hà ngày càng được nhiều khách hàng biết tới. Phần lớn các sản phẩm được sản xuất tại làng nghề đều được khách hàng đặt trước, có giá trị cao.
Nâng cao nhận thức đảm bảo an toàn lao động
Không thể phủ nhận, những năm qua, nghề làm gỗ mỹ nghệ truyền thống đã đưa về thu nhập cao cho người lao động trên địa bàn xã Liên Hà nói chung. Tuy nhiên, những tai nạn do nghề cũng không phải là chuyện hiếm gặp. Chia sẻ với phóng viên, anh Phạm Văn Nam (Cơ sở sản xuất đồ thờ Nam Lương) cho biết, anh gắn bó với nghề làm mộc đến nay đã được 12 năm. Trong quá trình gắn bó với nghề, anh Nam cũng đã từng chứng kiến nhiều trường hợp tai nạn lao động. Không nói đâu xa, 7 năm trước,chính anh cũng bị tai nạn khi đang làm việc khiến bàn tay trái bị thương nặng, thời điểm đó, anh Nam phải nghỉ làm nửa năm để chữa trị, thuốc thang.
Không chỉ có anh Nam mà ngay cả những người thợ lành nghề như ông Nguyễn Văn Hải cũng đã từng bị tai nạn trong quá trình làm việc. Ông Hải cho biết, làm nghề mộc thường không tránh được tai nạn, có 10 người thợ mộc thì phải có tới 9 người bị thương tật ở nhiều mức khác nhau. Để giảm thiểu nguy cơ tai nạn, theo ông Hải chỉ còn cách nâng cao cảnh giác khi làm việc, cẩn thận kiểm tra máy móc trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
Là chủ cơ sở sản xuất, bản thân cũng đã từng gặp tai nạn, thế nên anh Phạm Văn Nam luôn chủ động nhắc nhở các thợ làm tại xưởng chú ý an toàn trong quá trình làm việc, nhất là những công đoạn nguy hiểm như bào, xẻ gỗ. “Bản thân mình đã chứng kiến nhiều người tai nạn dẫn tới đứt cả bàn tay, do đó, mình luôn đề cao vấn đề an toàn lao động. Giả sử người lao động gặp tai nạn, mình cũng chỉ có thể bù cho họ 1 tháng lương, bản thân họ phải nghỉ việc và đi chữa trị chi phí cũng có thể lên tới vài chục triệu và ảnh hưởng rất lớn tới khả năng lao động của họ sau này.”- anh Nam cho biết.
Bên cạnh đó, để giảm bớt bụi trong quá trình mài cắt, nhiều xưởng mộc tại xã Liên Hà đã trang bị máy hút bụi cỡ lớn. Khi sử dụng các máy hút bụi này, toàn bộ bụi trong quá trình mài cắt sẽ được hút vào các bao tải. Với phương pháp sáng tạo này, người lao động sẽ tránh được phần lớn bụi tiếp xúc trong quá trình làm việc, giảm ảnh hưởng tới đường hô hấp. Đặc biệt, những phế thải làng nghề như mùn cưa, bã bào đến nay cũng đã được tái chế dùng để trồng nấm, không còn tình trạng đốt bã bào mùn cưa gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn cháy nổ trên địa bàn.
Theo Phòng Lao động Thương binh và xã hội huyện Đông Anh, trong những năm qua, vấn đề an toàn lao động trên địa bàn huyện luôn được quan tâm chú trọng. Điều này được thể hiện thông qua những kết quả đạt được trong Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2020. Được biết, Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2020 đã được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Huyện và việc hưởng ứng tích cực của các cơ quan, doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn.
Xác định công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động là biện pháp cần thiết. Trong Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2020, huyện Đông Anh đã treo 114 pa nô tuyên truyền tại các trục đường chính của huyện; tại các khu công nghiệp; Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn…Huyện cũng đã phát 12000 tờ rơi tuyên truyền về công tác an toàn vệ sinh lao động cho khối các doanh nghiệp, các hộ dân tại làng nghề.
Cùng với việc phát tờ rơi, treo pa nô, huyện Đông Anh còn triển khai thực hiện công tác tuyên truyền bằng đa dạng các hình thức. Trong đó có tuyên truyền trên loa đài; đề nghị trung tâm văn hóa thông tin và thể thao tuyên truyền về các hoạt động của Tháng hành động an toàn vệ sinh lao động năm 2020 trên trang website và cổng thông tin điện tử, trên đài phát thanh của Huyện…
Thông qua các chương trình trên, công tác thông tin tuyên truyền về các biện pháp đảm bảo về công tác An toàn, Vệ sinh lao động đã góp phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cơ quan, doanh nghiệp, người lao động trong việc phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội của huyện Đông Anh. Thời gian tới, Huyện Đông Anh sẽ tiếp tục tổ chức tập huấn cho người lao động; tăng cường giám sát về công tác an toàn, vệ sinh lao động tại đơn vị để đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động trong quá trình làm việc./.
Lương Hằng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Một số địa phương cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đạt tỷ lệ cao
Hôm nay (25/12): Giá dầu thế giới tăng mạnh
Techcombank nâng tầm phong cách sống qua những trải nghiệm xứng tầm dành cho hội viên Private
Mỹ Đức: Nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng trong hoạt động công đoàn năm 2024
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/12: Sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Tin khác
Mức phạt đối với doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội
Lợi quyền lao động 17/12/2024 07:59
Quyết liệt thanh kiểm tra, đảm bảo quyền lợi người lao động
Lợi quyền lao động 17/12/2024 07:55
Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại
Lợi quyền lao động 28/11/2024 12:12
Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?
Lợi quyền lao động 28/11/2024 11:47
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu
Lợi quyền lao động 21/11/2024 07:41
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?
Lợi quyền lao động 07/11/2024 15:30
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025
Lợi quyền lao động 07/11/2024 14:28
Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động
Emagazine 11/10/2024 20:58
Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 03/10/2024 12:07
Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 01/10/2024 09:47