Gỡ rối nỗi lo gửi con của công nhân lao động
Khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho con công nhân: Nhân đôi niềm vui | |
Thắp sáng ước mơ con công nhân có hoàn cảnh khó khăn | |
Xây dựng thiết chế văn hóa: Đáp ứng mong mỏi của hàng vạn CNLĐ |
Đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất giai đoạn 2014 - 2020” đang được triển khai thực hiện tại các quận, huyện có khu công nghiệp, khu chế xuất như Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, Gia Lâm, Chương Mỹ, Nam Từ Liêm, Quốc Oai, Thường Tín, Thạch Thất.
Các địa phương này có 17 khu công nghiệp, khu công nghệ cao, trong đó có 9 khu công nghiệp đang hoạt động với khoảng 149.500 công nhân lao động. Số lao động nữ chiếm tới 70% tổng số lao động tại các khu công nghiệp, phần lớn là các lao động ngoại tỉnh và đang ở độ tuổi sinh đẻ.
Việc phát triển các nhóm trẻ tư thục giúp giải quyết nỗi lo gửi con của công nhân (Ảnh Mai Quý) |
Theo số liệu thống kê của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội, tổng số trường mầm non tại 12 quận, huyện có khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp là 40 trường, trong đó có 25 trường mầm non công lập (1 trường mầm non công lập xây dựng dành cho con em công nhân huyện Đông Anh), 15 trường mầm non tư thục do tổ chức, cá nhân ngoài khu công nghiệp và doanh nghiệp sản xuất đang hoạt động.
Có 52 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục (trong đó Hội phụ nữ đang giúp đỡ 44 nhóm). Tổng số trẻ huy động ra lớp của 12 quận, huyện là 22.236 trẻ, trong đó có 6.040/13.789 trẻ là con nữ công nhân khu công nghiệp - khu chế xuất. Về cơ bản, số lượng trẻ là con nữ công nhân lao động được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập đảm bảo, số lượng trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi chủ yếu được chăm sóc tại gia đình.
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất. Trong đó, công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ được quan tâm; chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ được duy trì và từng bước được nâng cao đáp ứng được nhu cầu của trẻ và mức thu nhập đa dạng của phụ huynh.
Công tác quản lý, giám sát các nhóm trẻ độc lập tư thục tại địa phương luôn được các cấp, các ngành quan tâm và tiến hành kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ. Đại diện Hội Liên hiệp phụ nữ quận, huyện, cơ sở tham gia đoàn kiểm tra giám sát các nhóm trẻ độc lập tư thục trên địa bàn, giám sát về an toàn thực phẩm, chăm sóc trẻ, điều kiện cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường…
Ngoài ra, Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố đã chỉ đạo các quận, huyện tiến hành rà soát, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ ở địa bàn gần khu công nghiệp, khu chế xuất có nhu cầu, nguyện vọng và đầy đủ điều kiện theo quy định của Sở Giáo dục đào tạo đứng ra thành lập các nhóm trẻ độc lập tư thục, góp phần giúp các gia đình công nhân lao động ở khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp có chỗ gửi con, chăm sóc trẻ đảm bảo theo yêu cầu.
Theo số liệu thống kê của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội, tổng số trường mầm non tại 12 quận, huyện có khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp là 40 trường, trong đó có 25 trường mầm non công lập (1 trường mầm non công lập xây dựng dành cho con em công nhân huyện Đông Anh), 15 trường mầm non tư thục do tổ chức, cá nhân ngoài khu công nghiệp và doanh nghiệp sản xuất đang hoạt động. Có 52 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục (trong đó Hội phụ nữ đang giúp đỡ 44 nhóm). Tổng số trẻ huy động ra lớp của 12 quận, huyện là 22.236 trẻ, trong đó có 6.040/13.789 trẻ là con nữ công nhân khu công nghiệp - khu chế xuất. Về cơ bản, số lượng trẻ là con nữ công nhân lao động được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập đảm bảo, số lượng trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi chủ yếu được chăm sóc tại gia đình. |
Căn cứ tình hình thực tế của các nhóm trẻ, hàng năm Hội phụ nữ 12 đơn vị có khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp đã phân công các cán bộ phụ trách thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động tại các nhóm trẻ để hỗ trợ kịp thời các biện pháp cụ thể như: Hướng dẫn hoàn thiện thủ tục thành lập; Hỗ trợ tập huấn kiến thức kỹ năng nuôi dạy con tốt, kỹ năng chăm sóc trẻ cho các ông bố, bà mẹ, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng nuôi dạy trẻ cho các chủ nhóm, bảo mẫu, giáo viên, người chăm sóc trẻ…
Các nhóm, lớp được hỗ trợ, kiện toàn hoặc thành lập mới đều đảm bảo các yêu cầu về nghiệp vụ, chuyên môn và cơ sở vật chất theo quy định. 100% trẻ được gửi tại các nhóm được chăm sóc, dạy dỗ đảm bảo chất lượng từ việc thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ, quan tâm thành phần dinh dưỡng, đảm bảo các nhóm chất. Ngoài ra, các hoạt động giáo dục cũng được chú trọng tổ chức như: Vui chơi đón tết trung thu, tết thiếu nhi 1/6, tổ chức sinh nhật cho các trẻ…
Các nhóm trẻ đã kịp thời phần nào đáp ứng được nhu cầu gửi con của các nữ công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất để các chị yên tâm gửi gắm các trẻ vì sự tận tình, yêu trẻ của các cô giáo, môi trường giáo dục tốt, cơ sở vật chất đảm bảo nên các phụ huynh tin tưởng và yên tâm lao động sản xuất.
Đánh giá về những lợi ích mang lại từ các nhóm trẻ độc lập tư thục, bà Trần Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Sóc Sơn cho biết, trên địa bàn huyện Sóc Sơn không chỉ có khu công nghiệp Nội Bài mà còn có các khu công nghiệp ở các tỉnh lân cận của tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Ninh. Trong những năm gần đây, số lượng người dân đi làm tại các khu công nghiệp tăng lên nhiều.
Số công nhân nữ trên địa bàn huyện Sóc Sơn là trên 8.000 người, nhu cầu gửi trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 36 tháng tuổi rất cao. Nhìn chung số trường lớp trên địa bàn huyện đã đáp ứng được số trẻ ra lớp, tuy nhiên, nhu cầu gửi trẻ của một số gia đình có bố mẹ làm công nhân cần gửi sớm, đón muộn thì các trường công lập chưa đáp ứng được. Vì vậy, các nhóm trẻ độc lập tư thục đã góp phần giải quyết những nhu cầu trên.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Trao hỗ trợ Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên huyện Ứng Hòa
Vì lợi ích đoàn viên 18/11/2024 21:04
LĐLĐ quận Ba Đình: Phối hợp để chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, người lao động
Công đoàn 18/11/2024 19:38
Công ty CP Công trình Giao thông Hà Nội: Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CNVCLĐ
Vì lợi ích đoàn viên 16/11/2024 10:15
Công đoàn tặng sổ tiết kiệm cho trẻ mồ côi là con đoàn viên, người lao động bị tử vong do bão số 3
Vì lợi ích đoàn viên 15/11/2024 16:09
Giám sát nâng cao chất lượng hoạt động nữ công tại Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 15/11/2024 15:46
Mang Tết đủ đầy đến người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 14/11/2024 13:57
Giám sát chuyên đề Nữ công tại Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 13/11/2024 17:06
Sân chơi mới cho người lao động luyện tập thể thao
Vì lợi ích đoàn viên 09/11/2024 09:11
Công đoàn Y tế Việt Nam ký 2 thỏa thuận hợp tác nâng cao phúc lợi đoàn viên
Vì lợi ích đoàn viên 08/11/2024 16:25
Lên kế hoạch chăm lo Tết cho người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 07/11/2024 13:22