Gỡ “điểm nghẽn” để phát triển kinh tế tập thể
Khơi thông sức mạnh nội sinh để thúc đẩy kinh tế tập thể |
Cần nâng cao vai trò của chính quyền địa phương
Điểm nổi bật nhất của KTTT có lẽ là sự thay đổi mô hình HTX kém hiệu quả sang mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Khu vực KTTT với nhiều loại hình tổ chức kinh tế hợp tác đa dạng, từng bước đổi mới gắn với cơ chế thị trường, bước đầu khẳng định là nhân tố quan trọng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và sự phát triển kinh tế của đất nước.
Nói về KTTT, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan cho hay, mô hình HTX là điểm tựa vững chắc cho phát triển hợp tác xã nông nghiệp hiện nay. HTX còn là tổ chức đại diện cho nhiều nông dân, liên kết với doanh nghiệp, tạo dựng hệ sinh thái nông thôn…
Bên cạnh kết quả đạt được, nhiều ý kiến cho rằng, khu vực KTTT của cả nước vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế, chưa thực sự trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Dẫn số liệu 20 năm qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng so sánh, tốc độ tăng trưởng khu vực KTTT, HTX đạt thấp, chỉ bằng khoảng 1/2 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. KTTT đóng góp của cải vào Tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả nước giảm liên tục từ 8% năm 2001 xuống còn 3,6% năm 2020. Như vậy, kết quả phát triển của khu vực KTTT so với mục tiêu mà Nghị quyết số 13-NQ/TƯ đề ra là “phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP của nền kinh tế” đã không đạt…
Các HTX cần phát huy lợi thế quy mô thành viên. (Ảnh: HH) |
Để tạo động lực phát triển thành phần kinh tế này, theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cần nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển KTTT. Bởi thực tế chứng minh, lãnh đạo nào quan tâm thì địa phương đó có nhiều HTX hoạt động chất lượng. Song song với đó, các cấp, các ngành cần hỗ trợ HTX bằng nguồn lực đã có gắn với chiến lược nông thôn bền vững...
Còn Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng, để khu vực KTTT, HTX phát triển thì cần hoàn thiện thể chế, cơ cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn, miền núi. Đồng thời, Nhà nước cần đẩy mạnh cải thiện, nâng cao đội ngũ nhân sự quản trị HTX phát triển theo chuỗi giá trị. Đặc biệt, các HTX cần phát huy lợi thế quy mô thành viên, nơi nào thu hút đông thành viên thì nơi đó kinh tế - xã hội phát triển.
Đối với thành phố Hà Nội, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho rằng, trước hết cần có chủ trương, chính sách mới để nâng cao hiệu quả của KTTT, HTX. Trong đó, cần đánh giá thực chất hiện trạng phát triển KTTT, HTX để phân loại và giải thể các HTX hoạt động không hiệu quả. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển HTX đặc biệt là những ngành, lĩnh vực mà xã hội đang cần.
Cần có chính sách tín dụng phù hợp
Qua nắm bắt, đại diện nhiều HTX nông nghiệp bày tỏ họ vẫn đang gặp không ít khó khăn, trong đó có việc tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng thương mại.
HTX sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý (xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) là HTX tiêu biểu trên địa bàn huyện Đan Phượng. Thế nhưng, hai năm qua cũng là khoảng thời gian khó khăn với HTX này bởi dịch bệnh khiến sản lượng nông sản tiêu thụ giảm. Cùng với đó, biến đổi khí hậu ngày càng tác động, HTX chuyển hướng trồng thêm nho hạ đen cho năng suất cao, đầu ra tiêu thụ ổn định hơn.
Bà Đặng Thị Cuối, Giám đốc HTX cho biết đây là giai đoạn HTX cần vốn để duy trì và mở rộng sản xuất nông nghiệp tuy nhiên việc tiếp cận vốn vay ưu đãi còn khá khó khăn, nếu vay được lãi suất cũng cao. Vay tín chấp qua các đoàn thể có lãi suất ưu đãi nhưng số tiền giải ngân không nhiều.
Là đơn vị được UBND thành phố Hà Nội chỉ định là tác nhân chính xây dựng mô hình chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm sạch Organic Green nhưng theo ông Nguyễn Văn Chữ, Giám đốc Công ty TNHH thực phẩm sạch Organic Green, xây dựng chuỗi thực phẩm đòi hỏi chi phí lớn, gấp 5 lần doanh nghiệp cùng lĩnh vực. Cụ thể, để chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi sạch cần xây dựng nhà máy sản xuất với kinh phí đầu tư từ 35-50 tỷ đồng; nhà máy giết mổ gia súc đạt chuẩn cần 20 tỷ; chưa kể chi phí đầu tư cho trang trại chuyên nghiệp… Thế nhưng, việc tiếp cận vốn vay ưu đãi khá khó khăn, doanh nghiệp phải vay vốn thế chấp bằng tài sản của mình.
Cũng giống như chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm Organic Green, HTX nông nghiệp Tâm Tín, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La - đơn vị chủ trì chuỗi liên kết măng tre đang ở tình trạng thiếu vốn ưu đãi để phát triển chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp. Theo ông Cần Hoài Anh, Giám đốc HTX, khi lập kế hoạch xây dựng chuỗi giai đoạn 2022-2027, HTX có hơn 1.000 hộ nông dân tham gia với diện tích vùng nguyên liệu đăng ký trồng là 1.000ha. Nhưng do nguồn vốn của HTX có hạn nên năm nay, HTX chỉ hỗ trợ cho bà con nợ cây giống để trồng 50ha - một con số rất khiêm tốn.
Khó khăn trong việc tiếp cận tài chính khiến nhiều hợp tác xã thiếu điều kiện mở rộng sản xuất, phân phối. (Ảnh: HH) |
Phát biểu tại diễn đàn kết nối nông sản 970 mới được tổ chức tại Hà Nội, ông Nguyễn Tiến Định - đại diện Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, cả nước có 18.795 HTX nông nghiệp, chiếm 70% tổng số các loại hình HTX cả nước, thu hút 3,2 triệu thành viên. Trong đó, có khoảng 2.000 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hơn 1.000 HTX là chủ thể OCOP (chương trình Mỗi xã một sản phẩm), 37% số HTX tham gia liên kết tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân…
Về việc tiếp cận tín dụng, chỉ có khoảng 7.000 HTX được hỗ trợ quỹ tín dụng, 3,7% được tiếp cận tín dụng hàng năm. Tổng dư nợ đến năm 2021 của HTX nông nghiệp đạt 6.000 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Tiến Định, đây là con số khiêm tốn, tính ra, mỗi năm có khoảng 45 HTX nông nghiệp được ưu đãi tín dụng từ quỹ phát triển.
Khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ưu đãi của hệ thống ngân hàng thương mại, ông Nguyễn Tiến Định nhấn mạnh đến những hệ luỵ cản trở sự phát triển nông nghiệp. Đó là, các HTX không có tiềm lực kinh tế để được khuyến khích đầu tư chế biến nên chỉ có thể tập trung thu gom; năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, tạo áp lực cho doanh nghiệp liên kết hoặc hạn chế sự hình thành và phát triển chuỗi liên kết. Đặc biệt, là hình thành “bẫy” tín dụng hay tín dụng đen trong phát triển ở nông thôn.
Trước thực tế trên, Giám đốc Công ty TNHH thực phẩm sạch Organic Green Nguyễn Văn Chữ kiến nghị Nhà nước cần quan tâm đến sự phát triển chuỗi liên kết với hạn mức tín dụng và cơ chế vay vốn đặc thù. Đồng quan điểm, ông Cần Hoài Anh, Giám đốc HTX nông nghiệp Tâm Tín kiến nghị Ngân hàng Nhà nước có chính sách tín dụng phù hợp với các đơn vị, HTX nông nghiệp phát triển chuỗi liên kết.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Định cũng kiến nghị các cơ quan chức năng cần sửa đổi Nghị định Luật Tín dụng nội bộ (Thông tư 15 đã hết hạn), quy định góp vốn tối thiểu của thành viên HTX; khuyến khích ngân hàng thương mại xây dựng chính sách tín dụng cho HTX, nhất là cần gói tín dụng để giúp nông dân rời bỏ các “bẫy” tín dụng đen; khuyến khích đầu tư cho HTX mở rộng thành viên, hợp tác liên kết để tạo thành chuỗi nội bộ sản xuất lớn.
Ông Nguyễn Tiến Định thông tin thêm: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang có phương án chỉ đạo đầu tư các trung tâm logistics, sơ chế, bảo quản bãi tập kết cho các HTX, đề án hỗ trợ vùng nguyên liệu hoặc cơ giới hoá, thúc đẩy tăng tài sản đầu tư cho HTX.
Những hạn chế nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Công tác tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu, nhận thức của nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đảng viên và người dân về bản chất, vị trí, vai trò của khu vực KTTT, HTX chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, bị chi phối, ảnh hưởng bởi định kiến về mô hình HTX kiểu cũ. Điều quan trọng là cần phải suy nghĩ, tìm ra cơ chế, chính sách cho HTX phát triển. Kinh tế HTX phải phát triển tương xứng, ngang tầm với sự phát triển của đất nước.
Phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Yêu cầu trong thời gian tới phải tiếp tục quán triệt, nhận thức sâu sắc, đầy đủ, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Trung ương lần này về phát triển kinh tế tập thể phù hợp với yêu cầu và tính chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta. Đồng thời, Tổng Bí thư khẳng định sự phát triển kinh tế thị trường là xu thế tất yếu khách quan và phải xuất phát từ nhu cầu thiết thực của các thành viên; tôn trọng các giá trị, nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương, từng vùng và của cả nước. Kinh tế tập thể có nhiều hình thức đa dạng phát triển từ thấp đến cao, trong đó hợp tác xã là nòng cốt. |
(Kỳ 3: “Định vị” lại kinh tế tập thể và vai trò của Đảng để tạo những bước đột phá)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
UDIC đoạt Danh hiệu TOP 20 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ
Chủ tịch Quốc hội: Kết hợp hài hòa giữa quản lý hiệu quả với kiến tạo phát triển
Nhà hát Múa rối Thăng Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
Giá xăng dầu ngày 26/12, có thể giảm gần 400 đồng/lít
Khẩn trương triển khai hiệu quả các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV
Dâng hương tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh
Tin khác
Giá xăng dầu ngày 26/12, có thể giảm gần 400 đồng/lít
Thị trường 25/12/2024 16:38
Cập nhật tỷ giá sáng 25/12: Đồng USD giữ vững đà tăng
Thị trường 25/12/2024 09:36
Cập nhật giá vàng sáng 25/12: Đồng loạt sụt giảm
Thị trường 25/12/2024 09:28
Hôm nay (25/12): Giá dầu thế giới tăng mạnh
Thị trường 25/12/2024 07:43
Xúc tiến đầu tư, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan
Thị trường 24/12/2024 16:42
Giá vàng bất ngờ giảm trong ngày lễ Giáng sinh
Thị trường 24/12/2024 11:38
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Thị trường 24/12/2024 08:47
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20