Giữ ổn định cung cầu, giá cả hàng hóa sau bão
Nguồn cung ổn định, người dân không nên tích trữ thực phẩm quá mức cần thiết Lợi dụng thiên tai để đầu cơ, găm hàng có thể bị xử lý hình sự, phạt tù |
Giá cả có nhiều biến động
Trong những ngày qua, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây mưa lớn ngập lụt nghiêm trọng, kéo theo thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương. Từ đó dẫn đến giá các mặt hàng thực phẩm tại các chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội đã có biến động.
Ghi nhận tại một số chợ dân sinh như chợ Hà Đông, chợ La Khê (quận Hà Đông), chợ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm), chợ Kim Giang (quận Thanh Xuân) những ngày qua cho thấy, mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau xanh do ảnh hưởng của hoàn lưu bão gây úng, ngập nên đang có dấu hiệu tăng giá mạnh.
Mặt hàng rau xanh ăn lá tại các chợ có tăng so với thời điểm trước bão. |
Cụ thể, tại một số chợ dân sinh, có ngày cá rô phi được ghi nhận mức giá 65.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg; cá chép được bán với giá từ 70 - 75.000 đồng/kg, tăng 5.000 - 10.000 đồng/kg; trong khi đó, thịt lợn có giá bán dao động từ 180.000 - 250.000 đồng/kg (tùy loại); thịt bò có giá bán ở mức từ 310.000 - 360.000 đồng/kg (tùy loại), giá thịt gà ta từ 130.000 - 160.000 đồng/kg (tùy loại), tăng từ 10.000 - 20.000 đồng/kg so với ngày thường.
Anh Tuyến, một người bán gà tại chợ dân sinh La Khê (Hà Đông) cho biết, do ảnh hưởng của mưa, ngập lụt tại một số địa bàn đã ảnh hưởng đến việc nhập gà, vịt về bán. Do nguồn cung có hạn chế hơn, nên giá vì thế cũng tăng nhẹ so với ngày thường.
Về rau xanh, giá rau muống tăng gấp đôi lên 30.000 đồng/mớ, rau ngót, rau dền có giá từ 15.000-20.000 đồng/mớ, rau mồng tơi 20.000 đồng/mớ; cải xanh từ 28.000-30.000 đồng/kg... Dù giá rau đang tăng cao, nhưng vẫn không có hàng để bán.
Theo cơ quan quản lý, mặt hàng rau xanh ăn lá tại các chợ có tăng so với thời điểm trước bão là do sau bão rau bị ngập úng, hư hỏng, nông dân gặp khó trong thu hoạch và vận chuyển.
Tại các siêu thị, giá cả có phần “ổn định” và được niêm yết rõ ràng. Nhiều thời điểm vẫn "cháy hàng", nhất là vào chiều tối. Tại khu vực thực phẩm thiết yếu mì tôm, gạo, trứng, sữa… có khá đông người dân mua hàng với số lượng lớn.
Các siêu thị cũng đã lên kế hoạch làm việc với nhiều nhà cung cấp để đảm bảo nguồn cung trong thời gian tới, đảm bảo nguồn cung không đứt gãy và giá cả ổn định.
Lên phương án cung ứng đủ hàng hóa, tăng cường kiểm soát thị trường
Việc các mặt hàng thực phẩm tại các hệ thống chợ truyền thống tăng giá có thể là hiện tượng tiểu thương lợi dụng nhu cầu tăng cao để găm hàng, tăng giá. Từ đó dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng, nhân dân.
Trước đó, tại Công điện số 6815/CĐ-BCT của Bộ Công Thương cũng đã yêu cầu việc tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước hậu quả của cơn bão số 3. Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý. Đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.
Đội quản lý thị trường triển khai kiểm soát thị trường trên địa bàn được giao quản lý. |
Tại Công điện số 15 của UBND thành phố Hà Nội về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh yêu cầu Sở Công Thương đảm bảo dự trữ hàng hóa phục vụ cứu trợ và đảm bảo đời sống nhân dân; giữ ổn định cung cầu, giá cả hàng hóa các mặt hàng thiết yếu; có phương án cung ứng đủ hàng hóa, tăng cường kiểm soát thị trường, không để xảy ra thiếu hàng, tăng giá bất hợp lý.
Theo báo cáo nhanh của Cục Quản lý thị trường Hà Nội chiều 12/9, hiện nay, do tâm lý sợ ngập lụt, mất điện cục bộ nên nhu cầu mua sắm tích trữ của người dân tăng cao. Tuy nhiên, các cửa hàng siêu thị, trung tâm thương mại... đã kịp thời bổ sung hàng hóa để phục vụ người dân.
Giá các mặt hàng rau, củ, quả tăng nhẹ do mưa, ngập khiến rau bị hỏng và nông dân khó khăn trong công tác thu hoạch và vận chuyển. Tuy nhiên, các mặt hàng này đã được các siêu thị, chủ sạp chủ động điều chuyển từ nguồn hàng các tỉnh phía Nam để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của người dân.
Tính từ 12h ngày 11/9 đến 12h ngày 12/9, các Đội Quản lý thị trường vẫn tiếp tục kiểm tra, kiểm soát thị trường, tăng cường công tác ứng trực, bảo đảm an toàn cơ sở vật chất.
Cùng đó, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực giá, đầu cơ hàng hóa, tạo khan hiếm hàng hóa nhằm nâng giá, trục lợi bất hợp pháp; kiên quyết không để xảy ra tình trạng găm hàng, đẩy giá nhằm trục lợi; phối hợp bảo đảm ổn định thị trường, giá cả, cung cầu các mặt hàng, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố.
Hiện các Đội quản lý thị trường Hà Nội đã đồng loạt ra quân, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường quản lý trên đđịa bàn qua đó ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
Ngoài ra, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội cũng tăng cường công tác quản lý, theo dõi lĩnh vực địa bàn, thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin, giám sát phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hóa lưu thông trên thị trường, nhất là đối với các mặt hàng lương thực thực phẩm, xăng dầu, hàng hóa thiết yếu và các mặt hàng, vật tư phục vụ sửa chữa công trình xây dựng, sửa chữa điện, điện tử, máy móc, thiết bị và đồ gia dụng...
Bên cạnh đó, để ngăn chặn hiện tượng đầu cơ găm hàng tăng giá sản phẩm rau xanh, Sở Công Thương Hà Nội cũng đã đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn tăng cường kết nối, tìm kiếm thêm các nguồn hàng (đặc biệt là mặt hàng rau xanh) từ các tỉnh, thành phố không bị ảnh hưởng của bão số 3 để hoạt động cung ứng của đơn vị không bị gián đoạn.
Sở Công Thương cũng đã yêu cầu doanh nghiệp quản lý chợ đầu mối tăng cường kiểm tra, tuyên truyền tới các tiểu thương, tuyệt đối không đẩy giá bán tăng cao; kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Thị trường 21/11/2024 06:27
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 20/11/2024 07:08
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Thị trường 20/11/2024 07:05