Giày da truyền thống: Khẳng định thương hiệu bằng chất lượng
TCty UDIC khẳng định thương hiệu bằng chất lượng sản phẩm |
Hàng thủ công lên ngôi
Sau hàng chục năm đầu tư phát triển, ngành giày da Việt Nam hiện nay đứng trong nhóm bốn nước sản xuất giày, dép lớn nhất thế giới về số lượng, hẳn không phải ai cũng biết. Theo báo cáo đưa ra từ Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam, giá trị xuất khẩu ngành da giày đạt hơn 10 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên thời gian qua ngành da giày lại đang bỏ ngỏ thị trường trong nước, “nhường” sân chơi cho sản phẩm ngoại nhập, chủ yếu là hàng Trung Quốc. Điều này không chỉ khiến nhiều công ty da giày Việt Nam chịu thách thức, mà còn đẩy nghề đóng giày truyền thống của những hộ nhỏ lẻ vào cảnh lao đao.
Ngành giày da truyền thống cạnh tranh công bằng với sản phẩm ngoại nhập nhờ chất lượng, độc đáo và tinh xảo. |
Trước thực trạng ấy, với sự chỉ đạo sát sao của các cơ quan, ban, ngành cùng sự chung tay góp sức của Hiệp hội Da giày Việt Nam và của các làng nghề truyền thống…ngành da giày trong nước đã có những bước đi táo bạo, không chỉ đổi mới về công nghệ, kỹ thuật mà còn phát huy được hết những tinh hoa của nghề giày da truyền thống. Với sự sáng tạo không ngừng, những sản phẩm độc, bền, đẹp và tinh tế được tạo ra bởi những bàn tay khéo léo của người thợ, thực sự tạo nên một cơn “sốt nhẹ” cho người tiêu dùng với mặt hàng “hand made”.
Anh Hữu Cường (ở đường Láng, Cầu Giấy, HN) cho biết, hiện nay thị trường giày da ở Việt Nam rất phát triển, nhiều thương hiệu, mẫu mã và dễ dàng lựa chọn sản phẩm. Tuy nhiên, anh thường lựa chọn sản phẩm giày da được đóng thủ công (hand made) tại các cửa hàng truyền thống khu vực ngõ Hài Tượng (Hoàn Kiếm), bởi sản phẩm “hand made” không chỉ được may rất tỉ mỉ từ đường kim, sợi chỉ, mà nó còn vừa khuôn chân, độc, bền, đặc biệt là giá cả cũng tương đối từ 5 – 6 trăm nghìn đồng/1 đôi, phù hợp với túi tiền của anh.
Không chỉ đổi mới, sáng tạo về kiểu dáng, mẫu mã mà để cạnh tranh được với các mặt hàng ngoại nhập, tại một số địa phương, ngành da giày trong nước đã hình được chuỗi liên kết, làng nghề truyền thống gắn liền với việc tạo dựng thương hiệu thu hút được sự quan tâm rất lớn của người tiêu dùng, tạo được chỗ đứng vững chắc không chỉ tại thị trường trong nước, mà còn tạo uy tín, thương hiệu khi xuất khẩu sang các nước khác như: Bitis, Thượng Đình, Vina giày, Hồng Thạnh hay các làng nghề giày nổi tiếng ở Kiêu Kỵ, Gia Lâm; Phú Yên, Phú Xuyên (Hà Nội); Hoàng Diệu, Gia Lộc (Hải Dương)…
Xu hướng sử dụng đồ “hand made” giúp ngành giày da truyền thống “lên ngôi” |
Để thu hút khách hàng với giày “hand made”, mỗi thương hiệu, làng nghề đều có cách làm, hướng đi riêng, tuy nhiên điều cốt lõi nhất vẫn là chất lượng sản phẩm. Nghệ nhân Trần Văn Hải (ở Giẽ Hạ, Phú Xuyên) cho biết, tất cả mọi khâu để may một chiếc giày đều được chúng tôi làm thủ công. Không chỉ bền, đẹp, mà chúng tôi còn tạo ra những dòng sản phẩm riêng theo đặt hàng của người mua với giá phù hợp, chỉ cần bỏ ra 200-300 nghìn đồng là khách hàng đã có trong tay một sản phẩm ưng ý. Vì thế, nhiều khi cung không đủ cầu, mấy năm trở lại đây vào các dịp cận tết, hàng sản xuất đến đâu, hết đến đó.
Đây là một tín hiệu vui cho làng nghề, nó không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mà còn tạo ra một sức mạnh mới, bởi lẽ, chúng ta đã tạo được niềm tin cho khách hàng, thì cũng phải chú ý đến sự đổi mới, sáng tạo và làm sao mở rộng thị trường không chỉ trong nước mà còn đưa thương hiệu giày truyền thống ra thế giới.
Tự tin về chất lượng
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, cho rằng, hiện nay mặt hàng giày da truyền thống đang dần giành lại được thị trường nội địa. Nhưng trước những thách thức mới khi Việt Nam mở cửa thị trường, tham gia Hiệp định TPP, ngành giày da truyền thống muốn phát triển và tồn tại được không chỉ dựa vào các “chiêu” trong kinh doanh. |
Hiện nay, với nhu cầu sử dụng hàng Việt Nam truyền thống, chất lượng, người tiêu dùng không chỉ tìm về các làng nghề truyền thống, cửa hàng đóng giày uy tín, mà tại các chợ đầu mối như Đồng Xuân, Ninh Hiệp, chợ Lim (Bắc Ninh), nơi từng được coi là “thủ phủ” của giày da Trung Quốc một thời, một vài năm trở lại đây, tại chợ, hàng giày da Việt Nam đã được bày bán song song. Chị Hà, một tiểu thương ở chợ Đồng Xuân, cho biết, hiện nay không chỉ khách hàng lẻ mà lái buôn cũng đã hướng sự lựa chọn của mình đến các mặt hàng giày Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng cao cấp. Vì thế, hiện nay chị nhập rất nhiều mặt hàng này, giá cả, mẫu mã đã cạnh tranh được với các mặt hàng của Trung Quốc, còn chất lượng thì hơn hẳn.
Xu hướng sử dụng giày “hand made” ngày một lớn, khiến giày da Việt Nam có cơ hội tìm lại vị trí tại thị trường nội địa. Nhận rõ ưu, nhược của giày da thủ công, những người đóng giày da đã và đang tìm hướng đi của riêng mình. Anh Hùng, một thợ đóng giày tại Cổ Nhuế, Hà Nội, chia sẻ: “Khách hàng nào đã từng sử dụng giày làm thủ công, thì không bao giờ đánh giá một đôi giày làm bằng máy có thể đẹp hơn một đôi giày khâu tay. Để so sánh với một số mặt hàng khác ngoài thị trường về kỹ thuật, mỹ thuật thì không chỉ có tôi, mà rất nhiều các nghệ nhân đóng giày khác ở Việt Nam đều tự hào và khẳng định rằng: “Giày Việt Nam đẹp hơn, tốt hơn”. Nhưng để cạnh tranh thì giày “handmade” phải có chiêu”.
Cùng chung quan điểm với anh Hùng, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, cho rằng, hiện nay mặt hàng giày da truyền thống đang dần giành lại được thị trường nội địa. Nhưng trước những thách thức mới khi Việt Nam mở cửa thị trường, tham gia Hiệp định TPP, ngành giày da truyền thống muốn phát triển và tồn tại được không chỉ dựa vào các “chiêu” trong kinh doanh. Đồ “hand made” vẫn là những sản phẩm đẹp, độc đáo nhưng nó lại bị bó hẹp ở đối tượng tiêu dùng, giới hạn sản xuất. Vì thế, về lâu dài các làng nghề truyền thống cần phải đổi mới về công nghệ, đa dạng đối tượng sử dụng (chủ yếu là nam), mẫu mã, tăng cường phát triển nguồn nhân lực, tạo vùng nguyên liệu, đẩy mạnh sự liên kết giữa các nhà sản xuất để sản phẩm tiếp cận thị trường rộng hơn, đưa sản phẩm “phủ sóng” khắp các kênh bán hàng, có như vậy ngành giày da truyền thống mới phát triển bền vững và cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập.
Đạt Đỗ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28
Ngày 19/12: Giá dầu thế giới giảm, trong nước giá xăng dự báo tăng chiều nay?
Thị trường 19/12/2024 08:11
Giá xăng dầu hôm nay (18/12): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm
Thị trường 18/12/2024 07:45