Giáo sư Trường Bưởi Dương Quảng Hàm: Một chí khí hiếm có

Không sinh ra ở Hà Nội nhưng GS, liệt sỹ Dương Quảng Hàm đã dành trọn đời mình cho Hà Nội. Cuộc đời ông có những đóng góp hiển hách cho thủ đô và cho nền giáo dục nước nhà. Theo đánh giá của ông Viên Linh, Giáo sư Dương Quảng Hàm viết tác phẩm đầu tay “Quốc văn trích diễm”, in tại Hà Nội năm 1925, khi mới 27 tuổi, “đã thể hiện chí khí hiếm có”.
mot chi khi hiem co 5 nhân vật được Giải thưởng Nobel kêu gọi bảo vệ di sản văn hóa
mot chi khi hiem co “Bông hồng nước Pháp” trở lại Việt Nam
mot chi khi hiem co Triển lãm các tác phẩm chưa từng công bố của Vũ Dân Tân

Vị giáo sư Quốc văn

PGS Đỗ Quang Lưu, học sinh trường Bưởi, khóa 1938 – 1945, mỗi khi hồi tưởng lại, ông vẫn đinh ninh trong dạ: “Người thầy giáo mà tôi hằng kính mến và chịu ơn nhiều nhất về cái “hướng đi tôi đã chọn” trong đời mình, chính là thầy Dương Quảng Hàm, vị “Giáo sư Quốc văn” (theo cách gọi hồi ấy) nổi tiếng của trường Bưởi…”

mot chi khi hiem co
Giáo sư Dương Quảng Hàm (1898 – 1946)

Nhà giáo ưu tú Dương Xuân Nghiên, nguyên Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, nhớ lại: “Thầy thuộc lớp giáo sư đầu tiên được đào tạo có hệ thống, là lớp người đầu tiên tiếp cận với khoa học giáo dục Pháp, với cách giảng dạy mới, tích lũy được nhiều kiến thức của nền văn hóa phương Tây hồi đó”.

Vì vậy, vẫn theo lời kể của PGS Đỗ Quang Lưu, học trò đặc biệt thích thú khi được nghe thầy Hàm giảng về nền Văn chương dân gian Việt Nam hết sức phong phú, độc đáo với sự phân tích cụ thể, khoa học và những phát hiện mới mẻ dường như lần đầu tiên đã xuất hiện trên công trình nghiên cứu, biên soạn của bản thân thầy.

“Cho đến nay ngẫm lại, nhiều thành quả nghiên cứu cũng như nhiều phát hiện mới mẻ của thầy hồi đó hiển nhiên đã trở thành một trong những “điểm tựa” đáng tin cậy cho biết bao giáo trình, tài liệu về nền văn học Việt Nam nói chung và nền văn học dân gian nói riêng mà chúng tôi có may mắn được tiếp thụ từ những ngày đó”.

Anh xứng đáng là một môn đệ của Giáo sư Hàm

Giáo sư Nguyễn Xuân Thảo, cựu học sinh trường Bưởi, kể lại ấn tượng trong 3 năm học Tú tài, đã được thầy Dương Quảng Hàm trang bị cho những kiến thức cơ bản, tổng quát về văn học, và sử học Việt Nam. Những kiến thức này đã được thầy trình bày một cách mạch lạc, logic, đầy nhiệt tình và sức thuyết phục đối với cậu học sinh say mê văn học và có chút vốn học 3-4 năm Hán văn tại làng Mọc quê hương.

Nhờ những kiến thức thầy Dương Quảng Hàm trang bị, bước vào phần thi vấn đáp trong kỳ thi Tú tài, cậu học trò Nguyễn Xuân Thảo đã thuyết phục được ông Lê Thành Ý, một giáo sư dạy Việt văn tại trường Albert Sarraut, một trường trung học chủ yếu dành cho con em Pháp.

“Sau khi theo yêu cầu của ông, tôi trình bày tương đối lưu loát lịch sử văn học đời Trần. Ông hỏi tôi về Nguyễn Cư Trinh, một tác giả ít được nhắc đến. Thật là một câu hỏi hóc búa. Song với những kiến thức thầy Dương Quảng Hàm đã truyền thụ, tôi cũng trình bày được khá rõ về thân thế, sự nghiệp văn chương của Nguyễn Cư Trinh. Ông giám khảo khó tính bỗng xua tay và nói:Thôi đủ rồi. “Vous êtes un disciple digne du Professeur Hàm” (Anh xứng đáng là một môn đệ của Giáo sư Hàm).

Nhà sư phạm mẫu mực ấy, qua mô tả của một học trò cũ là học giả Nguyễn Hiến Lê, càng khiến bạn đọc hình dung ra một tấm gương mô phạm, giản dị đến khiêm nhường.

mot chi khi hiem co
Một số tác phẩm của ông.

“Mấy năm trước, những khi thấy cụ đi qua sân trường, tôi thường để ý: cụ đi bộ, lúc nào cũng rảo bước, cụ thấp bé mà bước những bước dài, nhón gót (người ta bảo là tướng yểu), như lúc nào cũng vội vàng – cụ có bao giờ biết thơ thẩn, mơ mộng không nhỉ? – mà ngồi xe đạp thì trái lại, cụ đạp rất chậm, tốc độ đều đều, chỉ độ mười cây số một giờ, tới cửa lớp, cụ thận trọng hãm lại, cho xe nghiêng qua một bên, khoan thai bước xuống, gác xe, gỡ cái kẹp ống quần ra, tháo chiếc cặp phồng những sách vở, rồi ôm cặp tiến vô lớp.

Gặp bạn đồng sự cụ niềm nở bắt tay, nhưng ít khi đứng lại để trò chuyện; cụ tới lớp không khi nào trễ, nhưng cũng không khi nào quá sớm, chỉ dăm ba phút là cùng, như vậy thì đâu có thì giờ để trò chuyện. Tôi có cảm tưởng cụ là một chiếc đồng hồ mà thì giờ của cụ đã tính trước đâu vào đấy hết. Chúng tôi phục cụ ở điểm đó”.

Người viết bộ Văn học sử Việt Nam hiện đại đầu tiên

Dương Quảng Hàm xuất thân trong một gia đình nhà Nho, học chữ Hán ở nhà, chữ quốc ngữ ở Hà Nội, tốt nghiệp thủ khoa Cao đẳng Sư phạm Ðông Dương (1920) với bản luận văn “Khổng Tử và học thuyết Khổng Mạnh trong nền giáo dục cũ”, khi mới 22 tuổi. Ông giảng dạy tại trường Bưởi, từ năm1920 đến năm 1946. Ngoài giảng bài, ông còn nghiên cứu và viết sách.

Nhà báo Lê Văn Ba cho biết: Dương Quảng Hàm viết sách giáo khoa bằng hai thứ tiếng Việt và Pháp. Công trình giá trị nhất của ông là bộ “Việt Nam văn học sử yếu” (gồm hai cuốn: “Việt Nam văn học sử yếu” và “Việt Nam thi văn hợp tuyển”). “Đây là những cuốn sách giáo khoa bậc trung học đồng thời là cuốn lịch sử văn học đầu tiên được soạn bằng chữ Quốc ngữ với phương pháp nghiên cứu khoa học, tư liệu phong phú và chính xác. Công trình này đã góp phần tích cực vào việc phát hiện và bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc”.

Theo đánh giá của ông Viên Linh, Giáo sư Dương Quảng Hàm viết tác phẩm đầu tay “Quốc văn trích diễm”, in tại Hà Nội năm 1925, khi mới 27 tuổi, “đã thể hiện chí khí hiếm có”.

“Quốc văn trích diễm ”dày gần 300 trang, đã trích dẫn những bài làm giáo khoa ngay khi tác giả những bài ấy còn trẻ, còn đang sáng tác: Nguyễn Bá Học, Nguyễn Bá Trác, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Dương Bá Trạc, Phạm Duy Tốn, Huỳnh Tịnh Của, Trương Vĩnh Ký, v.v… Trong phần “biên tập đại ý” in ở đầu sách, Dương Quảng Hàm viết: “Trong chương trình các trường sư phạm và cao đẳng tiểu học, có một khoa giảng quốc văn, mà đã gọi là giảng văn thì phải có bài có sách. Hiện nay quyển sách quốc văn độc bản dùng trong các trường ấy chưa có. Bởi vậy chúng tôi soạn ra quyển sách này để hiến cho các bực giáo sư và các học sinh dùng.”

Điều này khiến ông Viên Linh phải thốt lên: “Thật là tuyệt vời, một thanh niên tự tin, tự quyết, dám đứng ra làm một việc chưa ai làm, “soạn sách giáo khoa quốc văn cho các thầy dùng dạy học sinh”.

Ngoài ra, trong “Việt Nam văn học sử yếu” xuất bản năm 1941, Dương Quảng Hàm cũng đã đưa vào sách giáo khoa thơ văn của các tác giả sinh thời khác: Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Ngọc, Ðông Hồ, Hoàng Ngọc Phách, Khái Hưng, Xuân Diệu,… Điều này khiến ông Viên Linh một lần nữa phải ngạc nhiên: “Dương Quảng Hàm chính là người đã viết bộ Văn Học Sử Việt Nam hiện đại đầu tiên, xuất bản từ năm 1941”!

Kiều Mai Sơn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

(LĐTĐ) Để thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tăng cường lực lượng, phương tiện, thường xuyên tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm theo các chuyên đề như: Chở hàng quá tải trọng, quá khổ, tự ý cải tạo phương tiện, chạy quá tốc độ, học sinh không đội mũ bảo hiểm...
Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Đám cháy xảy ra tại kho chứa phụ kiện gỗ ở xóm 4, thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì. Diện tích kho bị cháy khoảng 50m2. Lực lượng chức năng đã khẩn trương xử lý ngăn cháy lan và dập tắt đám cháy...
Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Đoàn giám sát số 2 của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên làm trưởng đoàn đã làm việc với quận Ba Đình về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước tại thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

(LĐTĐ) Ngày 23/4, thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Phan Văn Anh cùng đoàn công tác đã đến thăm viếng, chia buồn với các gia đình nạn nhân tử vong và thăm hỏi nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa công bố kế hoạch phục vụ hành khách đi lại bằng xe buýt trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/4, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024.
Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đó là thông tin được đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I/2024 trên địa bàn diễn ra ngày 23/4.

Tin khác

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Xem thêm
Phiên bản di động