Ghi nhận nhiều cách làm hay, sáng tạo của Tổ An toàn Covid-19 tại Tổng Công ty UDIC
Ngày 17/6, Tổ công tác số 5 của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội về đảm bảo tình hình an ninh trật tự và phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố do ông Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố, Tổ trưởng Tổ công tác số 5 làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC (Tổng Công ty UDIC) để nắm bắt về hoạt động của các Tổ An toàn Covid-19 tại doanh nghiệp.
Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các Ban: Tài chính, Chính sách và pháp luật, Tuyên giáo, Ủy ban Kiểm tra Liên đoàn Lao động thành phố. Về phía Tổng Công ty UDIC có ông Đỗ Tiến Lợi - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty.
Ông Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố, Tổ trưởng Tổ công tác số 5 phát biểu tại buổi làm việc |
Đã thành lập 74 Tổ An toàn Covid-19 với 283 thành viên
Báo cáo về công tác phòng, chống Covid-19 và hoạt động các Tổ An toàn Covid-19, ông Nguyễn Xuân Thăng - Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty UDIC cho biết: Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và bùng phát tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó có Thủ đô Hà Nội, thực hiện Văn bản số 271/LĐLĐ ngày 14/5/2021 của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội về việc thành lập Tổ An toàn Covid-19 tại các doanh nghiệp, ngày 17/5/2021, Công đoàn Tổng Công ty đã đề xuất với lãnh đạo Tổng Công ty ban hành văn bản về việc thành lập Tổ An toàn Covid-19 tại các công trường, cơ sở sản xuất, văn phòng làm việc.
Văn bản do Tổng Giám đốc Tổng Công ty UDIC ban hành yêu cầu các Công ty thành viên, Xí nghiệp trực thuộc thành lập Bộ phận phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại các cơ sở sản xuất, công trường của đơn vị mình. Đối với Văn phòng Tổng Công ty, trực tiếp đồng chí Tổng Giám đốc đã ký ban hành Quyết định về việc thành lập Tổ An toàn Covid-19, trong đó cử một đồng chí Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty phụ trách về công tác an toàn, vệ sinh lao động làm Tổ trưởng.
Ông Nguyễn Xuân Thăng - Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty UDIC báo cáo về tình hình phòng, chống dịch bệnh tại doanh nghiệp với đoàn công tác. |
Để phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của Tổ An toàn Covid-19 trong công tác phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp, ông Nguyễn Xuân Thăng cho biết: Tổng Công ty đã ban hành văn bản hướng dẫn các thức triển khai hoạt động của Tổ An toàn Covid-19 đến các đơn vị thành viên. Kết quả, tính đến ngày 17/6/2021, đã có 16/19 Công đoàn cơ sở thành lập Tổ An toàn Covid-19 tại các công trường, cơ sở sản xuất và văn phòng làm việc với 74 tổ và 283 thành viên.
Thực hiện hướng dẫn của Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội, Công đoàn Tổng Công ty đã thành lập các nhóm Zalo: Công đoàn Tổng Công ty, Công đoàn Văn phòng Tổng Công ty để trao đổi, nắm bắt thông tin và tình hình hoạt động của các đơn vị thành viên, các đơn vị trực thuộc để kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh và tổng hợp báo cáo...
Nhiều cách làm hay, có sáng tạo
Thông tin về hoạt động của Tổ An toàn Covid-19 tại các doanh nghiệp, cơ sở trực thuộc, Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty UDIC cho biết: Nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác của Tổ, nhiều đơn vị sản xuất tổ chức hình thức giám sát chéo lẫn nhau giữa các Tổ.
Đồng thời, để kịp thời nắm bắt thông tin của người lao động mắc và nghi nhiễm Covid-19, tình hình người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh… các công đoàn cơ sở đã thành lập và thông qua nhóm Zalo tiếp nhận, xử lý thông tin với các Tổ Công đoàn bộ phận, Tổ An toàn Covid-19 để có phương án hỗ trợ, trợ cấp kịp thời cho người lao động.
Công tác phòng, chống dịch được triển khai nghiêm túc tại các công trường thi công. |
Thông tin về hoạt động phòng, chống Covid-19 tại doanh nghiệp, ông Nguyễn Đức Phương - Phó Tổng Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp cho biết: Doanh nghiệp nằm trên địa bàn huyện Đông Anh, nơi đã xảy ra 2 đợt bùng phát dịch Covid 19, vị trí nơi phát dịch chỉ cách công ty 2-3 km, nhiều gia đình người lao động sinh sống trong vùng có dịch, do đó, để đảm bảo giãn cách tốt nhất, tránh hậu quả nếu xảy ra lây nhiễm trong cán bộ, công nhân lao động, lãnh đạo công ty cùng Ban Chấp hành Công đoàn đã đề ra giải pháp chấp nhận giảm số giờ làm việc của công nhân trực tiếp sản xuất từ làm ca 8h xuống làm kíp 6h (chia ra 4 kíp/ngày).
Về chế độ cho người lao động, công ty trả tiền ăn ca cho người lao động, để tránh việc ăn cơm tập trung đông người tại công ty. Công ty cũng đã hỗ trợ đối với các thành viên của Tổ An toàn Covid-19 với mức hỗ trợ bằng tiền trách nhiệm của Tổ trưởng Công đoàn (0,25%).
Đối với nhân viên văn phòng, Công ty áp dụng làm việc giãn cách, ăn cơm ca bằng hộp riêng, đảm bảo các yếu tố phòng dịch, khuyến khích nhân viên làm việc và chăm sóc khách hàng qua điện thoại và mạng internet.
Khẳng định mô hình và cách thức hoạt động của Tổ An toàn Covid-19 rất hiệu quả với doanh nghiệp sản xuất như Việt Tiệp, ông Nguyễn Đức Phương cho biết thêm: “Qua nắm bắt tư tưởng, người lao động lo nhất là mất việc làm, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống nên bản thân mỗi người lao động đều quyết tâm giữ gìn an toàn cho bản thân và doanh nghiệp, không để dịch bệnh lây lan. Công nhân lao động sản xuất trực tiếp cũng mong sớm được tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19, để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng”.
Ông Trần Quang Khuê - Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng dân dụng Hà Nội cũng cho biết: Ý thức được tầm quan trọng và tính cấp bách của việc thành lập Tổ An toàn Covid-19, Công ty đã thành lập 1 Tổ tại Văn phòng Công ty và 10 Tổ tại Ban quản lý dự án và các Xí nghiệp trực thuộc.
Công ty cũng đã lập nhóm Zalo bao gồm các thành viên của các Tổ Covid-19 của Công ty, chia sẻ các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan cấp trên về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch; tuyên truyền, cập nhật, chia sẻ các thông tin hữu ích về diễn biến, tình hình bệnh dịch. Bên cạnh đó, hằng ngày, Ban Chấp hành Công đoàn tiếp nhận các “Phiếu đánh giá An toàn Covid-19” của Tổ trưởng các Tổ An toàn Covid-19...
Tổng Công ty đã vào cuộc trách nhiệm, hiệu quả
Thông tin thêm về công tác phòng, chống dịch bệnh tại Tổng Công ty UDIC, ông Đỗ Tiến Lợi - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty cho biết: Từ khi đợt dịch lần thứ tư bùng phát, đã ảnh hưởng, tác động sâu hơn đến tất cả doanh nghiệp, người lao động. Tại Tổng Công ty, do quán triệt và chỉ đạo quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch nên đến nay chưa có công trình nào phải dừng thi công, công tác nắm bắt tình hình dịch bệnh được triển khai sát sao, qua đó đảm bảo thực hiện hiệu quả mục tiêu kép.
Về hoạt động chung tay phòng, chống dịch với Thủ đô và đất nước, Tổng Công ty đã phát động người lao động đóng góp mỗi người tối thiểu 1 ngày lương, qua đó, đã chuyển về ủng hộ thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội số tiền 300 triệu đồng; ủng hộ thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Đan Phượng số tiền 100 triệu đồng.
Ông Đỗ Tiến Lợi - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty UDIC phát biểu tại buổi làm việc |
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Nguyễn Chính Hữu ghi nhận và đánh giá cao cách thức triển khai thành lập khá bài bản, phương thức triển khai hoạt động hiệu quả, thực chất của các Tổ An toàn Covid-19 tại Tổng Công ty UDIC.
“Thay mặt Ban Thường vụ và Tổ công tác của Liên đoàn Lao động Thành phố, tôi đánh giá cao về hoạt động công đoàn tại cơ sở, rất thiết thực và hiệu quả. Đặc biệt là hiệu quả hoạt động của các Tổ An toàn Covid-19, tham gia cùng với chuyên môn trong phòng, chống dịch và đảm bảo sản xuất kinh doanh. Kết quả này có được là sự vào cuộc triển khai quyết liệt, hiệu quả của lãnh đạo và Ban Chấp hành Công đoàn tại Tổng Công ty cũng như các đơn vị thành viên”, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội ghi nhận.
Chia sẻ khó khăn với cán bộ Công đoàn từ Tổng Công ty đến cơ sở vì chủ yếu là hoạt động kiêm nhiệm, nhưng với tinh thần trách nhiệm cao, đã triển khai tốt các phong trào, hoạt động do Liên đoàn Lao động Thành phố triển khai, ông Nguyễn Chính Hữu đề nghị các cấp Công đoàn Tổng Công ty cần tiếp tục phát huy cách làm sáng tạo, lựa chọn hoạt động cốt lõi, bẩm sinh của tổ chức Công đoàn để triển khai, trên cơ sở đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động.
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố cũng đề nghị lãnh đạo Tổng Công ty và Ban Chấp hành Công đoàn Tổng Công ty cần phối hợp, nghiên cứu dành kinh phí mua vắc xin tiêm phòng dịch cho đoàn viên, người lao động, qua đó giúp người lao động được đảm bảo sức khỏe, yên tâm công tác, đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu kép.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
LĐLĐ Hà Tĩnh phối hợp thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh trật tự
Hoạt động 05/11/2024 09:52
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Hoạt động 05/11/2024 09:14
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Hoạt động 05/11/2024 09:07
Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác Nữ công các tỉnh, ngành phía Bắc
Công đoàn 04/11/2024 09:36
Thêm thỏa thuận hợp tác nhằm chăm lo tốt hơn cho đoàn viên Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 01/11/2024 17:58
Đống Đa: Hơn 400 cán bộ tập huấn công tác tài chính công đoàn
Hoạt động 01/11/2024 15:03
Sôi nổi Chung khảo hội thi “Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính” năm 2024
Hoạt động 01/11/2024 14:06
Trao hỗ trợ cho đoàn viên Công đoàn HANDICO bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 22:27
Tầm soát ung thư cho 400 nữ Công đoàn viên ngành Giao thông vận tải Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 31/10/2024 22:21
Gia Lâm: Sôi nổi Hội thao nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong công nhân, viên chức, lao động
Hoạt động 31/10/2024 19:17