Ghé thăm “cao nguyên trắng” Bắc Hà
Mang “Áo ấm vùng cao” đến cao nguyên Bắc Hà | |
Độc đáo dinh thự vua Mèo trên cao nguyên trắng Bắc Hà | |
Chợ phiên Bắc Hà, nét chấm phá Tây Bắc |
Nồng nàn rượu ngô Bản Phố
Nằm ở độ cao khoảng 1.000m so với mặt nước biển, Bắc Hà theo tiếng địa phương (tiếng Tày, Nùng) gọi là Pạc Ha (có nghĩa là trăm bó gianh). Nhắc đến Bắc Hà, người ta không chỉ nhớ về một thời “cao nguyên trắng”, nhớ tới dinh vương Hoàng A Tưởng được xây dựng theo lối kiến trúc Á – Âu độc đáo… Mà khi nhắc đến Bắc Hà, nhiều người sẽ nhớ ngay đến chợ phiên – phiên chợ vùng cao hiếm hoi còn lưu giữ được những nét bản sắc trong văn hóa mua bán, trao đổi của người dân vùng cao phía Bắc.
Ông Phạm Xuân Bình – Trưởng Ban quản lý chợ Bắc Hà chia sẻ, chợ phiên họp vào chủ nhật hàng tuần, những ngày này, bất kể trời mưa hay nắng, gió bão hay giá lạnh…người đồng bào dân tộc ở Bắc Hà đều háo hức xuống chợ. Nhiều người nhà cách xa chợ cả mấy ngọn núi, mấy quả đồi nhưng họ vẫn tất bật dậy từ sáng sớm, chuẩn bị những bộ váy áo đẹp nhất, sặc sỡ nhất để xuống chợ. Theo quan niệm của người dân ở đây, họ đến chợ không chỉ đơn thuần là mua, bán hay trao đổi hàng hóa, mà còn là để gặp gỡ, giao lưu, tâm tình… Hay nói một cách khác đơn giản hơn, đó là xuống chợ “đi chơi”.
Bà Châu Thị Lan – Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Bản Phố đang giới thiệu về chiếc váy truyền thống của dân tộc H'Mông (ảnh: Đ.Đ). |
Đến chợ phiên Bắc Hà, điều khiến chúng ta dễ dàng nhận thấy, đó là sự khác biệt của phiên chợ bởi những gian hàng được chia thành các khu vực khác nhau như: Khu chợ trâu, chợ khuyển, khu vực bán sản vật…Thế nhưng, khu gian hàng đông đúc nhất vẫn là khu ẩm thực với những chảo thắng cố nghi ngút khói – thứ đặc sản được nấu bằng thịt và “lục phủ ngũ tạng” của ngựa đã được tẩm ướp hương vị truyền thống như thảo quả, địa điền, muối hạt…
Trong cái lạnh tê tái của núi rừng, bên cạnh nồi thắng cố nghi ngút khói, hẳn sẽ mất ngon nếu không kèm theo thứ rượu ngô Bản Phố cay nồng – thứ rượu đặc sản của người dân tộc H'Mông, dân tộc Dao ở Bản Phố (Bắc Hà), loại rượu uống êm mà nặng, thơm lừng mùi riêng biệt của núi rừng Tây Bắc. Để rồi, khi phiên chợ tan, người ta vẫn còn vấn vương hương vị thơm ngon của rượu, của tình người ấm áp.
Bởi thế, không khó hiểu vì sao ở chợ có hẳn một khu riêng biệt để người dân bán rượu. Rượu được bày bán nhiều trong những đại lý, hàng quán và tập trung thành một khu vực nhỏ, nhưng rất nhộn nhịp. Thậm chí, để giới thiệu, quảng bá và bán thứ rượu đặc sản này, tại một góc chợ vợ chồng ông Giàng Seo Sẩu (60 tuổi) đều đặn suốt hơn 40 năm qua vẫn miệt mài xuống chợ nấu rượu.
Ông Sẩu bảo, ông đã xuống chợ nấu rượu ngô từ lúc tuổi còn mười tám, đôi mươi. Hơn 40 năm qua, tuần nào cũng vậy, vợ chồng ông Sẩu đều như “vắt chanh” cõng 60kg ngô xuống chợ nấu rượu. Mỗi mẻ rượu ngô phải nấu trong vòng 20 ngày, với 60kg ngô, sau khi nấu chỉ cho từ 20 – 24 lít rượu. Mà muốn rượu ngô ngon không chỉ là việc lựa chọn ngô đúng thời điểm, mà theo ông Sẩu men dùng để ủ rượu cũng phải được sử dụng bằng cây hồng mi – loại cây thuộc họ cỏ. Sau đó được tách vỏ, nghiền thành bột, trộn với rượu và nước để tạo thành men. Sau khi nấu, rượu ngô có màu trong suốt, mùi thơm nồng… khó nơi nào có được.
Hoa xòe trên cao nguyên trắng
Cùng với thắng cố, rượu ngô Bản Phố, chợ trâu…theo ông Phạm Xuân Bình, để làm nên vẻ đẹp tại chợ phiên Bắc Hà không thể không nói đến những người phụ nữ các dân tộc trong huyện, họ đến chợ với những sắc phục đủ màu rực rỡ. Thế nhưng, đẹp nhất vẫn là váy áo của phụ nữ H'Mông, Hoa. Váy xòe rộng như đuôi công nổi bật hai màu vàng, đỏ. Mỗi cô gái như một bông hoa di động. Từng tốp, từng tốp, cười nói rôm rả, đi đến đâu là bừng sáng, cuốn theo những ánh nhìn mê đắm… khiến cả phiên chợ rực rỡ như một chợ hoa.
Một góc nhỏ tại chợ phiên Bắc Hà chuyên bán rượu ngô (ảnh: Đ.Đ). |
Bà Châu Thị Lan – Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Bản Phố cho biết, để có được bộ váy lộng lẫy, trước đây phụ nữ dân tộc H'Mông phải tự tay làm tất cả các công đoạn từ trồng lanh, chuốt sợi, se sợi, dệt vải, thêu… Vì thế, khi chiếc váy hoàn thành nó được coi là “công trình” vĩ đại. Bởi, nhiều người phải mất cả năm trời mới có được bộ váy đủ sắc màu theo đúng văn hóa truyền thống. Tùy vào chất liệu vải, sự kỳ công, mỗi bộ váy áo của phụ nữ H'Mông sẽ có giá trị khác nhau, tuy nhiên, trung bình mỗi bộ có giá từ 6 – 10 triệu đồng.
Đến Bắc Hà, quả là thiếu sót nếu như chúng ta không được chiêm ngưỡng hết những nét văn hóa đặc sắc làm mê đắm lòng người. Trong đó, nghệ thuật xòe của người Tày ở Tà Chải – nét văn hóa quan trọng bậc nhất của cộng đồng người Tày ở Bắc Hà, thực sự là loại hình nghệ thuật đặc sắc, mê đắm lòng người.
Xòe Tà Chải có từ rất lâu đời, từ khoảng thế kỷ XVIII, được phát triển lên từ phần hội của các nghi lễ cầu mùa, làm then... Theo tài liệu nghiên cứu, sưu tầm của các nghệ nhân và ngành chức năng, xòe Tà Chải có 12 điệu, gồm 6 điệu xòe có nhạc đệm trống, chiêng và 6 điệu xòe nhạc đệm kèn, trống.
Theo thời gian, người Tày nơi đây lại tiếp tục cho ra đời những điệu xòe mới, như xòe trồng đậu, xòe đan sao, xòe hái chè, xòe mời rượu... Đặc biệt, sự ra đời của các điệu xòe mới giao thoa giữa văn hóa Á - Âu đã khiến những vòng xòe thêm mềm mại, sinh động, vừa có nét phóng khoáng, dân dã của đồng bào vùng cao, vừa có chút nhẹ nhàng, lãng mạn…
Bởi chính những giá trị văn hóa đặc sắc đó, năm 2015 điệu múa xòe Bắc Hà đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Xòe Bắc Hà không chỉ dừng lại đơn thuần là món ăn tinh thần, mà còn mang nhiều giá trị truyền thống, là niềm tự hào, vinh dự của một dân tộc nơi đây.
Bởi thế, người dân Bắc Hà có câu, muốn uống rượu ngon thì về Bản Phố, muốn ăn thắng cố về chợ Bắc Hà, muốn xem xòe đẹp thì về Tà Chải… Ngày nay, điệu xòe Tà Chải đã theo người dân xuống chợ phiên phục vụ du khách thập phương, theo tiếng khèn, nam nữ cùng nắm tay nhau xòe quanh đống lửa và cùng nhau hát vang lời hát mộc mạc, chân tình: Không xòe cây lúa không trổ bông/ không xòe cây ngô không ra bắp/ không xòe trai gái không thành đôi… những câu hát mộc mạc ấy như hòa quyện vào ngọn lửa, điệu xòe, hòa quyện vào hơi men rượu say nồng, để rồi tạo nên nét văn hóa đậm đà bản sắc, mê đắm lòng người nơi vùng cao Tây Bắc tổ quốc.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46
Lào Cai khởi động chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024
Du lịch 30/10/2024 18:42
Góc nhìn chuyên gia trong ứng dụng công nghệ số vào du lịch
Du lịch 29/10/2024 20:38
Cửa Lò đón hơn 5 triệu lượt khách trong mùa du lịch năm 2024
Du lịch 24/10/2024 21:22
Hơn 2.000 du khách quốc tế đến Khánh Hòa bằng du thuyền
Du lịch 23/10/2024 11:22
Kích cầu du lịch “Nha Trang - Khánh Hòa, đến để yêu”
Du lịch 14/10/2024 13:04
Thiết kế “tour sáng tạo” thăm các công trình lịch sử tinh hoa của Hà Nội
Du lịch 11/10/2024 13:39
Hôm nay 10/10, xe buýt 2 tầng phục vụ miễn phí du khách tham quan Hà Nội
Du lịch 10/10/2024 10:47
Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 khép lại thành công rực rỡ
Du lịch 06/10/2024 22:46
Du lịch Khánh Hòa phấn đấu đạt hơn 10 triệu lượt khách trong năm 2024
Du lịch 05/10/2024 06:37