Đưa phim Việt lên “bản đồ” điện ảnh thế giới

(LĐTĐ) Năm 2023, đạo diễn Lương Đình Dũng quay trở lại phòng vé với tác phẩm điện ảnh “Thành phố ngủ gật”. Bộ phim đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của người đạo diễn tài hoa này.
Tuần phim miễn phí chào mừng Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 23 Phim Việt thua trên “sân nhà”, do đâu?

Giới chuyên môn cho rằng, các bộ phim anh sản xuất không chỉ mang lại giá trị thương mại mà còn phát huy giá trị nghệ thuật, giúp cân bằng nội lực làm phim giữa Việt Nam và quốc tế, được kiểm chứng và công nhận bởi các Liên hoan phim hạng A trên thế giới.

Nhân dịp đón năm mới 2024, đạo diễn Lương Đình Dũng đã dành cho Báo Lao động Thủ đô cuộc trò chuyện cởi mở không chỉ “luận bàn” về những bộ phim của anh mà còn cả về điện ảnh nước nhà.

Không quan tâm đến việc cạnh tranh với ai

Phóng viên: “Thành phố ngủ gật” là bộ phim khá kén khán giả. Nghe nói anh đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi thực hiện bộ phim này. Anh có thể chia sẻ đôi điều về những áp lực khi đó không?

Đưa phim Việt lên “bản đồ” điện ảnh thế giới
Đạo diễn Lương Đình Dũng.

Đạo diễn Lương Đình Dũng: Đây là bộ phim mà tôi cùng những người bạn đến từ Thái Lan, Lithualia và Hàn Quốc thực hiện vì có chung niềm đam mê với điện ảnh. Chúng tôi muốn cùng nhau khám phá một đề tài và không có áp lực gì về các mối quan hệ trong làm việc và chi phí cho cả bộ phim gần 30 ngàn USD, tất cả đều rất vui.

Ban đầu khi làm phim, chúng tôi cũng không nghĩ sẽ mang ra rạp chiếu vì mục đích đã đạt được đó là sau khi hoàn thành, bộ phim được lựa chọn vào các Liên hoan phim hạng A thế giới và từ bộ phim này tôi có thêm nhiều cơ hội làm phim với các đối tác quốc tế.

Đó cũng là lý do mà gần 6 năm sau tôi mới chính thức mang phim ra rạp chiếu. Ban đầu cũng chỉ định chiếu vài suất cho bạn bè và những khán giả thích thể loại phim này nhưng được CGV ủng hộ nên tôi để chiếu tại một số cụm rạp ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Phóng viên: “Thành phố ngủ gật” được dán mác 18+ và là bộ phim thuộc thể loại lạ của điện ảnh Việt. Vậy, hành trình kiểm duyệt để bộ phim đến được với công chúng có nhiều gian nan không anh?

Đạo diễn Lương Đình Dũng: Nói về duyệt phim, tôi nghĩ bộ phim được Hội đồng thẩm định duyệt cũng là một may mắn đối với tôi. Ban đầu tôi nghĩ nó sẽ bị cấm hoàn toàn vì đề tài cũng như câu chuyện rất nhạy cảm. Khi kiểm duyệt, bộ phim cũng phải cắt sửa một vài lần. Chỉ cắt đi một chút so với bản gốc thôi, khoảng trên dưới 1 phút nhưng lại thêm một chút, tức là cắt đi cái này nhưng lại thêm một cái khác. Nó vẫn giữ được sự thú vị.

Đưa phim Việt lên “bản đồ” điện ảnh thế giới

Phóng viên: Số lượng phim thuộc thể loại tâm lý tội phạm của điện ảnh nước ta khá ít ỏi. Cũng không có nhiều phim tạo được hiệu ứng tốt trong khán giả và đạt được thành công cả về doanh thu lẫn nghệ thuật. Tại sao anh lại chọn “con đường nhiều chông gai” như vậy mà không làm những bộ phim nhẹ nhàng hơn, phù hợp với thị hiếu của số đông khán giả?

Đạo diễn Lương Đình Dũng: Câu chuyện làm phim của tôi khó có thể diễn tả hết được. Tôi có kế hoạch từ thời sinh viên là mình sẽ đi con đường nào trước và phải lựa chọn cách đi của từng giai đoạn, nếu nó không đạt được cái này thì nó phải mang lại hiệu quả cho cái khác nhưng nó luôn luôn phải tiến chứ không được lùi. Bởi, mỗi bộ phim chính là kế hoạch của nhà làm phim nằm trọn vẹn ở trong đó.

Nhiều người thường bảo tôi cạnh tranh với người này người khác, thực ra tôi không quan tâm đến việc cạnh tranh với ai cả. Đến tuổi này thì tôi chẳng giấu gì, tôi muốn trở thành một đạo diễn lớn trên thế giới nên tôi có cách đi của riêng mình, nếu đạt được những gì tôi đặt ra thì tôi có cả doanh thu lớn lẫn sự tôn trọng của thế giới điện ảnh. Con người thì phải có khát vọng, được hay không phải nỗ lực hết mình trước đã.

Tái hiện lại những câu chuyện lịch sử

Phóng viên: Được biết anh đang triển khai dự án mới là một bộ phim có yếu tố lịch sử. Tôi tò mò muốn biết, nhân vật lịch sử nào, sự kiện đặc biệt nào của lịch sử Việt Nam sẽ xuất hiện trong bộ phim của anh?.

Đạo diễn Lương Đình Dũng: Bộ phim tôi đang làm có tên là “Anh hùng” (Hero and Hero), kể câu chuyện về vua Lê Thánh Tông minh oan cho anh hùng Nguyễn Trãi và tái hiện lại các trận chiến oai hùng của Lê Lợi.

“Anh hùng” gợi lại bản án tru di tam tộc của Nguyễn Trãi với vụ Lệ Chi Viên vào năm 1442. Tuy nhiên, trọng tâm của bộ phim sẽ được đặt ở thời gian 22 năm sau, năm 1464, tái hiện lại toàn bộ hành trình vua Lê Thánh Tông - một trong những vị vua anh minh của nhà Lê - minh oan cho Nguyễn Trãi.

Câu chuyện phim nói đến vua Lê Thánh Tông lúc đó 23 tuổi. Ông chỉ có một đêm để minh oan cho nỗi oan khiên của Nguyễn Trãi và cứu người con trai duy nhất của Nguyễn Trãi còn sống sót sau cuộc trốn chạy ẩn dật hơn 20 năm. Bởi, nếu không kịp minh oan, ngày hôm sau người con trai này bị chém đầu thì dòng họ Nguyễn Trãi chính thức tuyệt diệt. Đấu tranh nội tâm diễn ra trong từng khoảnh khắc của vua Lê Thánh Tông, minh oan nhưng phải anh minh trên toàn cõi.

Đưa phim Việt lên “bản đồ” điện ảnh thế giới
Ekip làm phim “Anh Hùng” ở bối cảnh thác Ma Hao (Thanh Hoá).

Phóng viên: Thông điệp mà anh muốn chuyển tải qua bộ phim này là gì?

Đạo diễn Lương Đình Dũng: Không phải tôi mà nhiều thế hệ khát khao được làm phim lịch sử, còn với tôi ẩn chứa trong lịch sử là Tổ quốc. Tôi muốn dùng điện ảnh hiện đại để tái hiện lại rất nhiều câu chuyện lịch sử với nhiều anh hùng dân tộc với mong muốn kéo gần sát với hiện thực thời nay để thông qua điện ảnh khán giả hiểu hơn về lịch sử.

Việt Nam luôn tự hào với những trang sử oai hùng, truyền thống dựng và giữ nước anh dũng, bề dày lịch sử không thua kém bất cứ một quốc gia nào. Nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm cách kể chuyện lịch sử bằng những phương thức hiện đại, thú vị và dễ tiếp cận hơn. Điện ảnh là một trong những phương thức hiện đại của ngày nay có thể thực hiện được khát vọng đó.

“Điện ảnh Việt đang có thị trường, nghĩa là có khán giả quan tâm đến phim Việt. Nhưng chúng ta thiếu những bộ phim tốt về nhiều mặt để trả lại sự công bằng cho khán giả. Không ít phim Việt ra rạp phải dùng chiêu trò lôi kéo khán giả, nói vui vẻ đó là “đánh lừa” khán giả đến xem xong là xong. Về lâu dài như vậy khán giả sẽ mất lòng tin vào phim Việt thì cũng nguy hiểm”.

Việc dùng điện ảnh để kể chuyện, khắc họa nhân vật lịch sử là một cách làm rất hiệu quả để những trang sử Việt Nam có thể “sống lại” một cách cuốn hút, dễ hình dung hơn, khơi gợi được lòng tự hào về dân tộc luôn luôn tiềm tàng trong mỗi người con đất Việt. Việc đầu tư vào điện ảnh để kể lịch sử cũng là cách mà các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Ai Cập, Mỹ… đang làm, mang lại sức mạnh tinh thần song hành với doanh thu lớn. Đó là điều nhiều nhà làm phim Việt đang hướng tới.

Phóng viên: Tôi thấy phim lịch sử là dòng phim rất kén khán giả và dễ gây ra những tranh luận trái chiều từ giới chuyên môn cũng như khán giả về bối cảnh, trang phục, tính chân thực,… mà “Đất rừng phương Nam” mới đây là một ví dụ điển hình. Anh có lường trước tất cả những điều này không?

Đạo diễn Lương Đình Dũng: Phim nào cũng sẽ khó tránh được chuyện gây tranh cãi, kể cả điện ảnh thế giới cũng không tránh khỏi việc đó đâu. Tôi thì không quan tâm nhiều đến việc mình phải đối phó với tranh cãi hay chuẩn bị cho chuyện tranh cãi khi bộ phim ra đời.

Việc chúng tôi quan tâm bây giờ là chuẩn bị kỹ mọi khâu bởi vì cái đó mới quan trọng cho bản thân chúng tôi trước đã và làm sao để bộ phim ra mắt đáp ứng được khán giả trong nước và quốc tế và phải kể câu chuyện phim đó xứng tầm với các nhân vật hay câu chuyện lịch sử. Còn khi làm phim lịch sử thì tôi tôn trọng quy trình sản xuất bởi quy trình sản xuất mới là quan trọng bậc nhất trong sản xuất phim. Nếu nắm được quy trình và kiểm soát tốt thì bộ phim đó sẽ có tính xác thực về lịch sử gần nhất.

Điện ảnh là ngành công nghiệp không đợi vào ăn may

Phóng viên: Mục đích chính khi anh thực hiện các bộ phim của mình là gì? Là đề cao nghệ thuật, nâng tầm điện ảnh Việt hay chú trọng doanh thu?

Đạo diễn Lương Đình Dũng: Như tôi nói, mỗi giai đoạn tôi cần phải lựa chọn hướng đi một cách dứt khoát và thống nhất. Vì thế, tôi lựa chọn nâng tầm các tác phẩm điện ảnh của chính mình và tìm cách vươn thật xa trong giai đoạn đầu thì càng tốt. Sau đó tôi sẽ có những bộ phim được tính toán để bứt phá cả về nghệ thuật và doanh thu cùng một lúc ví dụ như “Đồi hành xác” hay “Mật mã 45”. Còn mục tiêu thì đương nhiên tôi là người Việt Nam tôi cũng muốn đóng góp cho điện ảnh Việt nhiều nhất có thể.

Đưa phim Việt lên “bản đồ” điện ảnh thế giới
Đạo diễn Lương Đình Dũng cùng các diễn viên trong phim “Cha cõng con” - bộ phim đoạt giải Phim châu Á xuất sắc nhất tại LHP Quốc tế Iran lần thứ 36; Giải kịch bản xuất sắc nhất tại LHP Việt Nam lần thứ 20; Đại diện điện ảnh Việt Nam tham dự Oscar lần thứ 90.

Phóng viên: Tôi thấy một số bộ phim của anh được đầu tư với kinh phí “khủng” nhưng nhân vật chính lại là những diễn viên tay ngang. Vậy, tiêu chí chọn diễn viên của anh là gì?

Đạo diễn Lương Đình Dũng: Thực tế có những diễn viên trẻ em 6 hay 7 tuổi diễn cực tốt đâu phải đào tạo, đó là năng khiếu. Tôi nói thế nghĩa là việc đạo diễn chọn diễn viên là một phương pháp quan trọng mà người đạo diễn kiểm soát được thì làm. Khi chúng ta chọn diễn viên tay ngang nếu họ có năng khiếu tốt thì diễn xuất của họ thường đời hơn.

Còn tiêu chí của tôi không phải cứ diễn viên nghiệp dư hay chuyên nghiệp, với tôi họ phải phù hợp vai diễn và có năng lực thực sự thì mới là tiêu chí đầu tiên nhất để tôi mời họ tham gia bộ phim của mình.

Phóng viên: Anh có nhiều cơ hội tiếp xúc với các nền điện ảnh, các nhà sản xuất phim quốc tế. Theo anh, điện ảnh Việt đang đứng ở đâu trên “bản đồ” điện ảnh thế giới?

Đạo diễn Lương Đình Dũng: Tôi không chắc và cũng không có tổ chức nào đánh giá hay xác định là điện ảnh Việt đang đứng ở đâu trên “bản đồ”, nhưng cá nhân tôi thấy có vẻ như rất rất khiêm tốn thôi.

Đưa phim Việt lên “bản đồ” điện ảnh thế giới
Đạo diễn Lương Đình Dũng (thứ 5 từ trái qua) cùng ekip dự Liên hoan phim Việt Nam.

Phóng viên: Những năm gần đây, thế giới ghi nhận sự phát triển vượt bậc của điện ảnh Hàn. Bằng chứng là một số bộ phim, đạo diễn, diễn viên của họ đã được trao tặng những giải thưởng lớn, uy tín. Liệu điện ảnh Việt có hy vọng tạo được sự đột phá như vậy không, thưa anh?

Đạo diễn Lương Đình Dũng: Chúng ta cứ hy vọng và mong điện ảnh Việt bám sát được điện ảnh Hàn càng nhanh càng tốt thôi. Tuy nhiên, điện ảnh là ngành công nghiệp không đợi vào ăn may hoặc trông chờ cơ hội người khác mang đến cho mình mà phải đầu tư bài bản có chiến lược cho từng bước đi, làm được vậy thì tôi nghĩ chúng ta mới nhìn thấy được mình đang và đã đi đến đâu trong bản đồ đó. Để điện ảnh Việt phát triển được ổn định thì cần một Ủy ban phát triển điện ảnh chuyên trách mới có thể đi nhanh, đi chắc được.

Phóng viên: Thực tế, có một bộ phận không nhỏ người Việt có định kiến với phim Việt mà chuộng phim ngoại. Cá nhân anh nghĩ sao về điều này?

Đạo diễn Lương Đình Dũng: Nó cũng là sự sòng phẳng thôi, khán giả tin anh, anh làm ẩu, anh chiêu trò để miễn là lấy được tiền vé của khán giả mà không tính đến hậu quả cho cả một nền điện ảnh. Hiện tượng này về lâu dài sẽ gây nguy hại cho phim Việt và chúng ta không thể trách khán giả được, đó là quyền của họ. Phim cũng giống như một sản phẩm, quyền mua hay xem đều không thể lên án hay trách cứ được.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này!

Lương Đình Dũng là đạo diễn - biên kịch tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Nghệ thuật điện ảnh. Anh là cố vấn về phim điện ảnh tại Liên hoan phim quốc tế Tallinn Black Nights (top 14 LHP hạng A thế giới), Giám khảo Hạng mục phim truyện - Liên hoan phim Quốc gia Việt Nam lần thứ XXII; Giám khảo Hạng mục phim truyện - Liên hoan phim quốc tế Pune lần thứ 19, Ấn Độ); Giám khảo Hạng mục phim truyện - Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 6 (Haniff).

Một số thành tựu điện ảnh:

● Phim ngắn “Hạnh phúc đỏ” (Red Happiness) được chọn chiếu chính thức tại Liên hoan phim ngắn quốc tế lớn nhất thế giới Clermont-Ferrand International Short Film Festival, Pháp - 2004.

● Phim ngắn “Chuyện ông Mờ” (The Boat Man) đạt giải “Phim xuất sắc” tại Liên hoan phim quốc tế Tokyo lần thứ 29.

● Phim âm nhạc “Xẩm đỏ” (Red Xẩm) - bộ phim về Nghệ thuật hát xẩm dân gian của nghệ nhân hát xẩm cuối cùng của thể kỷ XX, Hà Thị Cầu.

● “Cha Cõng Con” (Father and Son) - bộ phim điện ảnh đầu tay đạt được thành công khi phát hành tại Việt Nam, giành được các giải thưởng và được mời chiếu chính thức tại nhiều quốc gia như: Mỹ, Italia, Canada, Estonia, Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Ugrugay, Iran, Tây Ban Nha, Ả rập - Xê út, Séc, Bỉ, Nhật Bản,…

● Bộ phim Hành động điện ảnh“578” tên tiếng Anh (578 Magnum) đã phát hành tại Việt Nam là đại diện điện ảnh Việt Nam tham dự Oscar lần thứ 95. Đề cử giải “Phim quốc tế xuất sắc nhất ” Liên hoan phim Black Nights lần 26 (top 14 Liên phim hạng A của thể giới). Hạng mục “Wild Nights” tại Liên hoan phim quốc tế Mátxcơva lần thứ 45 và được phát hành hơn 50 quốc gia.

● Bộ phim điện ảnh thứ 3 “Thành phố ngủ gật” (Drowsy City) thể loại tâm lý - tội phạm, được lựa chọn chính thức tại LHP Nouveau Cinéma Film Festival (Canada), Đề cử giải “Phim châu Á xuất sắc nhất” tại LHF quốc tế Kolkata (Ấn Độ), Đề cử giải “Phim quốc tế xuất sắc nhất” Liên hoan phim Black Nights lần 23,…

Bên cạnh đam mê làm phim, đạo diễn Lương Đình Dũng còn đam mê sáng tác truyện và thơ. Nhiều tác phẩm của anh đã được xuất bản, bao gồm: Tiểu thuyết hành động “Những cô gái vô chủ”; Tuyển tập thơ - Truyện ngắn “Con hãy đi về phía mặt trời”; tập truyện ngắn “Cha Cõng Con” (đã phát hành bản tiếng Anh); tập thơ “Trăng của tôi cứ vuông”. Anh còn là tác giả kịch bản nhiều phim truyền hình “Bánh đa, bánh đúc”, “Bạn già”, “Người chiếu đèn”.

Lê Thị Hà (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

(LĐTĐ) Tối 20/11, bộ phim truyền hình “Độc đạo” phát sóng tập 36, cũng là tập cuối, với nhiều diễn biến hấp dẫn xoay quanh nhân vật Hồng (Doãn Quốc Đam).
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

(LĐTĐ) Tối nay (20/11), Độc đạo sẽ kết thúc phát sóng ở tập 36 và cũng là tập cuối cùng.
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

(LĐTĐ) Độc Đạo tập 34 là hành trình đi tìm công bằng cho gia đình của Hồng, Hồng là một đứa trẻ bất hạnh khi cùng lúc mất đi cả bố lẫn mẹ và lạc mất đứa em trai...
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

(LĐTĐ) Như vậy, còn 3 tập nữa phim Độc đạo sẽ kết thúc. Diễn biến từ tập 34 đến tập 36, được dự đoán sẽ có nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán ở mỗi tập phim, tạo sự kịch tính, hấp dẫn cho người xem.
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

(LĐTĐ) Hình ảnh người lính vẫn luôn có sức hút đặc biệt đối với các nhà làm phim. Tuy nhiên, từ lâu nay, trên sóng truyền hình, phim về đề tài người lính không nhiều, phim được đầu tư quy mô, chất lượng cũng ít. Thế nên bộ phim "Không thời gian" - một dự án hợp tác đặc biệt được Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam sản xuất sẽ rất đáng chờ đợi.
Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt

Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt

(LĐTĐ) Có thể thấy, xu thế sáng tác của điện ảnh quốc tế và Việt Nam luôn xem các tác phẩm văn học như một “mảnh đất màu mỡ” để khai thác.
Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ

Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ

(LĐTĐ) Bộ phim Độc Đạo dần hé lộ những chi tiết ở tập cuối, điều khiến khán bất ngờ nhất chính là tương lai của Hồng và Khương.
Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

(LĐTĐ) Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII đã chính thức khép lại sau 5 ngày tổ chức sôi nổi (từ ngày 7-11/11/2024). Với chuỗi chương trình phong phú và nhiều hoạt động hấp dẫn, sự kiện đã tạo nên một bầu không khí nghệ thuật nồng nhiệt cho khán giả Thủ đô, đồng thời để lại dấu ấn đậm nét với các nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam và quốc tế, thổi bùng khát vọng sáng tạo trong cộng đồng điện ảnh.
Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh

Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh

(LĐTĐ) Ngày 7/11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, 87 Láng Hạ, đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII.
"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII

"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII

(LĐTĐ) Chiều 7/11, buổi chiếu phim khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần VII (HANIFF VII) đã diễn ra với bộ phim "Ngày xưa có một chuyện tình" của Đạo diễn trẻ tài năng Trịnh Đình Lê Minh.
Xem thêm
Phiên bản di động