Đưa kiến thức pháp luật đến “chân công trình”

(LĐTĐ) Với vai trò là tiếng nói của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), nhiều năm qua, báo Lao động Thủ đô đã trở thành cầu nối hữu hiệu giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thực hiện chức năng nhiệm vụ của cơ quan báo chí, ngoài thông tin trên mặt báo, Báo Lao động Thủ đô đã chọn cách truyền thông trực tiếp, hiệu quả đến với CNVCLĐ đó là phối hợp với các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức các buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến. Đây cũng là hướng đi mới, tuyên truyền trên nền tảng số mang lại hiệu quả cao.
TRỰC TUYẾN: Nâng cao kiến thức về pháp luật lao động và nhận diện tín dụng đen Nâng cao kiến thức pháp luật về an toàn vệ sinh lao động cho công nhân

Nơi người lao động được bày tỏ khó khăn, vướng mắc

Có mặt tại buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Nâng cao kiến thức cho đoàn viên, người lao động về các chính sách mới và nhận diện tín dụng đen” do Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì tổ chức vào tháng 8 mới đây, chúng tôi thấy được không khí sôi động, hào hứng khi rất đông CNVCLĐ tới tham gia cùng hàng nghìn độc giả theo dõi trực tuyến. Cuộc giao lưu được mở màn với các câu hỏi dồn dập từ phía người lao động và sự giải đáp cởi mở, tận tình, thấu đáo của các chuyên gia, tất cả tạo nên một sự phấn khởi, hồ hởi, vui tươi trong mỗi CNVCLĐ khi đến tham dự.

Đưa kiến thức pháp luật đến “chân công trình”
Các chuyên gia trả lời câu hỏi của người lao động tại buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến.

Đó cũng là không khí chung của tất cả các buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến mà báo Lao động Thủ đô phối hợp với LĐLĐ các quận, huyện, công đoàn ngành tổ chức trong thời gian qua. Ghi nhận tại các buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến được tổ chức cho thấy, thời lượng các buổi đối thoại, giao lưu thực tế thường kéo dài vượt quá so với kế hoạch được Ban Tổ chức đặt ra bởi người lao động háo hức đặt câu hỏi, các chuyên gia hăng say trả lời. Theo cảm nhận của nhiều người lao động, các buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến mà báo Lao động Thủ đô tổ chức đã thực sự mang lại hiệu quả thiết thực.

Là người từng trực tiếp được chuyên gia giải đáp câu hỏi tại cuộc đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, chị Trần Thị Mai Hương - Giáo viên Trường Mầm non B Thanh Liệt (Thanh Trì) cho biết: “Tại buổi giao lưu, chúng tôi không chỉ được cung cấp thông tin mà mọi câu hỏi, thắc mắc của bản thân về kiến thức pháp luật, chế độ bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động… đều được các chuyên gia giải đáp cặn kẽ, thỏa đáng, dễ hiểu. Hoạt động này hết sức thiết thực và ý nghĩa, giúp chúng tôi được nâng cao kiến thức pháp luật, hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của bản thân để từ đó chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, mạnh dạn đấu tranh nếu quyền lợi bị vi phạm”.

Không chỉ là nơi giải đáp thắc mắc cho người lao động, các buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến cũng là địa chỉ để các cán bộ công đoàn tiếp thu thêm kiến thức pháp luậtvà bày tỏ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình giải quyết các chế độ, chính sách cho đoàn viên, người lao động tại đơn vị mình. Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Anh - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam, hiện nay, đa số các cán bộ công đoàn đều kiêm nhiệm, không thể nắm hết kiến thức về pháp luật để giải đáp cặn kẽ vướng mắc cho người lao động. Thông qua các buổi giao lưu trực tuyến, cán bộ công đoàn có thể hỏi và hiểu thêm các kiến thức để kịp thời cập nhật các quy định, chế độ, chính sách mới để giải quyết thắc mắc cho người lao động thỏa đáng nhất.

“Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn, tôi luôn nhận được nhiều câu hỏi, vấn đề cần giải đáp từ người lao động. Mỗi khi được tham gia buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến do Báo Lao động Thủ đô tổ chức tôi đềuđưa ra các câu hỏi bản thân chưa tìm được câu trả lời để nhờ chuyên gia giải đáp, hướng dẫn. Qua mỗi buổi giao lưu trực tuyến, tôi cập nhật được những văn bản, quy định, kiến thức pháp luật có hiệu lực mới nhất để phục vụ tốt hơn cho công tác chuyên môn của mình, hiểu rõ hơn để giải đáp những thắc mắc, quyền lợi chính đáng cho người lao động”, bà Ngọc Anh nhấn mạnh.

Chuẩn bị kỹ lưỡng trong từng cuộc giao lưu

Bà Lê Thị Bích Ngọc, Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô cho biết, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người lao động đã được các cấp, ngành, tổ chức Công đoàn thực hiện với nhiều biện pháp phong phú, đa dạng, song trình độ hiểu biết, nhận thức pháp luật của một bộ phận người lao động còn hạn chế khiến quyền lợi bị ảnh hưởng, Báo Lao động Thủ đô xác định phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến để cùng với tổ chức Công đoàn và các cấp ngành tiếp tục tuyên truyền, nâng cao kiến thức pháp luật cho người lao động, giúp người lao động có thể tự bảo vệ chính mình khi cần thiết.

Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, để các buổi đối thoại, giao lưu đạt hiệu quả cao nhất, trước mỗi buổi đối thoại, giao lưu, Ban Biên tập Báo Lao động Thủ đô luôn xây dựng và chỉ đạo thực hiện những kế hoạch chu đáo, chặt chẽ. Bên cạnh việc lựa chọn chủ đề, tìm địa điểm, chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, đội ngũ kỹ thuật viên, phóng viên, Ban Tổ chức đặc biệt coi trọng việc mời tới buổi đối thoại, giao lưu các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực như Luật lao động, Bảo hiểm xã hội, chế độ chính sách tiền lương, an toàn vệ sinh lao động, tín dụng đen… tiêu biểu có chuyên gia Tạ Văn Dưỡng - Trưởng Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động (LĐLĐ thành phố Hà Nội); Luật sư Nguyễn Văn Hà - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; Thượng tá Đào Trung Hiếu - Tiến sĩ Tội phạm học, Cục Truyền thông (Bộ Công an)…

Đưa kiến thức pháp luật đến “chân công trình”
Tại mỗi buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, người lao động được bày tỏ những khó khăn, vướng mắc và được chuyên gia giải đáp thỏa đáng.

Trong mỗi buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến, các chuyên gia, khách mời đã trả lời những câu hỏi của người lao động bằng sự tận tâm, nhiệt tình, thấu tháo. Mỗi khi người lao động đưa ra những câu hỏi chưa đầy đủ ý, thiếu sự rõ ràng, chuyên gia lại gợi ý, hỏi sâu vào từng chi tiết để người lao động có thể diễn đạt đúng, đủ thắc mắc của mình một cách rõ ràng nhất. Đối với những câu hỏi có hàm ý rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, sau khi được một chuyên gia trả lời, các chuyên gia khác có mặt trong buổi giao lưu vẫn tiếp tục bổ sung cho câu trả lời thêm đủ ý, trọn vẹn.

Bằng những sự chuẩn bị kỹ lưỡng đó, các cuộc đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được CNVCLĐ, cán bộ Công đoàn các cấp và lãnh đạo địa phương đánh giá cao.

Là đơn vị đã 2 lần phối hợp tổ chức giao lưu trực tuyến với Báo Lao động Thủ đô, Chủ tịch LĐLĐ quận Tây Hồ Đỗ Thị Hồng Lê cho hay: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho CNVCLĐ luôn là nhiệm vụ được tổ chức Công đoàn quan tâm thực hiện, thông qua đó nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, từng bước hình thành thói quen hành động theo pháp luật cho người lao động. Đây cũng là cách tốt nhất để người lao động có thể tự bảo vệ mình trong quan hệ lao động, qua đó góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa. So với hình thức tổ chức hội nghị tuyên truyền truyền thống mang tính truyền đạt một chiều, chương trình đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến giúp người lao động tương tác trực tiếp với các chuyên gia, hai bên được trao đổi, hiểu cặn kẽ vấn đề và giải quyết cụ thể từng nội dung.

Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin khác

Từ việc Gạo Ông Cua bị giả mạo: Vẫn nóng chuyện bảo vệ thương hiệu

Từ việc Gạo Ông Cua bị giả mạo: Vẫn nóng chuyện bảo vệ thương hiệu

(LĐTĐ) Sau vụ việc hàng loạt cửa hàng kinh doanh gạo lớn ở nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội bị “bêu tên” vì bán gạo giả mạo nhãn hiệu “Gạo Ông Cua” - “cha đẻ” giống gạo ST25, chưa kịp lắng xuống; mới đây, thương hiệu gạo này tiếp tục bị giả mạo và bày bán tràn lan trên sàn thương mại điện tử Shopee, một lần nữa gióng lên cảnh báo về câu chuyện bảo vệ thương hiệu gạo từng đạt giải ngon nhất thế giới này ngay tại thị trường Việt Nam.
Báo động nạn giả mạo cơ quan nhà nước để lừa đảo

Báo động nạn giả mạo cơ quan nhà nước để lừa đảo

(LĐTĐ) Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, thời gian qua, trên các nền tảng mạng xã hội không chỉ xảy ra tình trạng mạo danh người uy tín, người nổi tiếng, hay các doanh nghiệp… để lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà ngay các bộ, ngành cũng lên tiếng về việc bị giả mạo trang web, văn bản để thực hiện hành vi lừa đảo.
Để lộ thông tin cá nhân có thể bị phạt tới 500 triệu đồng

Để lộ thông tin cá nhân có thể bị phạt tới 500 triệu đồng

(LĐTĐ) Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định đối với dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng. Nghị định này do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.
Cảnh giác để không “sập bẫy” những cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng

Cảnh giác để không “sập bẫy” những cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các cuộc gọi lừa đảo được thực hiện vô cùng tinh vi, các đối tượng lừa đảo thường giả danh cơ quan chức năng để gọi điện dọa nạt, thu thập thông tin cá nhân… nhằm chiếm đoạt tài sản. Khi nhận được các cuộc gọi tự xưng là cơ quan chức năng, người dân cần tỉnh táo, bình tĩnh không vội làm theo những yêu cầu mà các đối tượng đưa ra.
Cách tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản

Cách tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản

(LĐTĐ) Cài đặt hệ điều hành, sử dụng trình quản lý mật khẩu, bảo vệ tài khoản bằng khóa bảo mật và kiểm tra bảo mật định kỳ… là những việc cần làm ngay để tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản.
10 điểm của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024

10 điểm của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024

(LĐTĐ) Luật Căn cước được Quốc hội khoá XV thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, trong đó có những điểm mới đáng chú ý như: Chứng minh nhân dân 9 số hết hiệu lực từ 1/1/2025; Bỏ thông tin quê quán và vân tay trên thẻ căn cước; Cấp thẻ Căn cước cho người dưới 06 tuổi…
Mức phạt hành chính khi vi phạm giao thông đối với học sinh

Mức phạt hành chính khi vi phạm giao thông đối với học sinh

(LĐTĐ) Tình trạng học sinh vi phạm về an toàn giao thông vẫn diễn ra. Không khó để bắt gặp hình ảnh nhiều thanh, thiếu niên mặc đồng phục học sinh cấp 2, cấp 3 điều khiển xe máy đi học. Hầu hết, những học sinh ở độ tuổi này chưa đủ điều kiện để lái xe máy từ 50cm3 trở lên.
24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

(LĐTĐ) Trước các diễn biến phức tạp, liên tục thay đổi phương thức để lừa đảo của tội phạm công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội đã liệt kê 24 thủ đoạn mà tội phạm công nghệ cao thường hay sử dụng để người dân nêu cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân.
Cảnh sát giao thông có được hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông?

Cảnh sát giao thông có được hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông?

(LĐTĐ) Theo quy định, điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền quy định, nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương thức thực hiện, lực lượng, trang phục, thời gian, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát…
Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước khi còn hạn

Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước khi còn hạn

(LĐTĐ) Điều 46 Luật Căn cước quy định, thẻ Căn cước công dân (CCCD) đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp công dân có nhu cầu đổi thì được cấp đổi sang thẻ Căn cước.
Xem thêm
Phiên bản di động