Đóng góp nhiều ý kiến trách nhiệm, trí tuệ cho văn kiện Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Trong khuôn khổ chương trình ngày làm việc thứ nhất, chiều 1/12, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã chia thành 10 trung tâm thảo luận đóng góp ý kiến vào các văn kiện Đại hội.
Tiếp tục xây dựng, phát triển tổ chức Công đoàn lớn mạnh cả về tư tưởng và tổ chức Ngày làm việc thứ nhất Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 Gửi trọn niềm tin, kỳ vọng vào những quyết định sáng suốt của Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Tại Trung tâm thảo luận số 1, đại diện đoàn đại biểu Công đoàn thành phố Hà Nội, bà Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII, Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội góp ý với Đại hội về công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS).

Từ góc độ Công đoàn ngành địa phương, qua nghiên cứu báo cáo chính trị, bà Thanh cho rằng để thực hiện được mục tiêu đã nêu trong báo cáo, đó là phấn đấu đến hết nhiệm kỳ (2023 - 2028), cả nước có 15 triệu đoàn viên công đoàn, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam cần có những giải pháp quan tâm đến người lao động khu vực phi chính thức.

Đóng góp nhiều ý kiến trách nhiệm, trí tuệ cho văn kiện Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam
Ông Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và các đại biểu tại trung tâm thảo luận số 1

Bởi trong bối cảnh tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, lao động khu vực chính thức có xu hướng chuyển dịch sang phi chính thức, do vậy rất cần quan tâm tới người lao động khu vực phi chính thức - đây sẽ đối tượng cần tập hợp rất lớn trong nhiệm kỳ này. Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội cho rằng, trong báo cáo chính trị đề ra 3 khâu đột phá, nhưng chưa có những giải pháp cụ thể về quan tâm, chăm lo cho đối tượng lao động khu vực phi chính thức. “Chỉ khi được Công đoàn quan tâm, chăm lo, khi đó người lao động mới tham gia tổ chức Công đoàn. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người lao động hiểu về tổ chức Công đoàn; đơn giản hóa các thủ tục kết nạp đoàn viên…

Cùng đó, cần công khai địa chỉ cơ quan, số điện thoại của tổ chức Công đoàn trên các phương tiện thông tin, mạng xã hội để người lao động có thể liên hệ khi cần. Với những Ban Chấp hành CĐCS mới thành lập, Công đoàn cấp trên cơ sở cần tích cực hướng dẫn để Ban Chấp hành CĐCS mới thành lập hoạt động hiệu quả, bám sát nhu cầu đoàn viên các khối, nhất là đoàn viên khu vực lao động phi chính thức - bởi thấy được những lợi ích thiết thực khi tham gia vào tổ chức Công đoàn, họ sẽ tự lan tỏa trong ngành nghề của mình, để có thêm nhiều người lao động khác cùng gia nhập tổ chức”, bà Thanh nêu ý kiến.

Bà Tạ Thị Mỹ Thanh cũng cho rằng: Công đoàn Việt Nam nên dành nguồn lực, có cơ chế tài chính đặc thù cho cán bộ Công đoàn khu vực phi chính thức, để họ có điều kiện, dành tâm huyết cho hoạt động công đoàn.

Đóng góp nhiều ý kiến trách nhiệm, trí tuệ cho văn kiện Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam
Bà Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII, Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội phát biểu ý kiến.

Tại trung tâm thảo luận số 3, đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam tới dự, chỉ đạo. Hầu hết ý các đại biểu tại trung tâm thảo luận số 3 đều thể hiện sự đồng tình, nhất trí cao với Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội cũng như Dự thảo Báo cáo sửa đổi bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Bên cạnh đó, phát huy trí tuệ và tinh thần trách nhiệm trước đoàn viên, người lao động và tổ chức Công đoàn, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết sâu sắc vào các văn kiện đại hội, trong đó chủ yếu là đóng góp cho phần chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chăm lo bảo vệ người lao động, thu hút, tập hợp đoàn viên vào tổ chức Công đoàn.

Trao đổi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn trong nhiệm kỳ tới, bà Nguyễn Hoàng Bảo Trân - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương cho rằng, các giải pháp chăm lo cho người lao động cần phải căn cơ, không chỉ là chăm lo chung chung, chăm lo về phúc lợi mà cần tập trung vào việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động để họ có thể giữ được việc làm, ổn định thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống. Bởi lẽ, bối cảnh hiện nay mặc dù có nhiều khó khăn nhưng những người lao động qua đào tạo vẫn giữ được việc làm.

Bà Bùi Thị Ngọc Trang - Chủ tịch Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Long An cho rằng: Việc phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở hiện nay gặp nhiều khó khăn không chỉ do chủ sử dụng lao động chưa hiểu và ủng hộ mà còn do nhận thức của người lao động về vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn có những hạn chế. Do đó, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thì một trong những giải pháp tập hợp thu hút đoàn viên vào tổ chức Công đoàn là tổ chức Công đoàn phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, trong đó hướng hoạt động về cơ sở, chăm lo, bảo vệ tốt đoàn viên người lao động bằng những hoạt động thiết thực.

Đóng góp nhiều ý kiến trách nhiệm, trí tuệ cho văn kiện Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam
Quang cảnh tại trung tâm thảo luận số 3

Theo bà Ngọc Trang, bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người lao động thể hiện ở thương lượng ký kết Thỏa ước lao động tập thế. Trước đây, quyền lợi của người lao động trong Thỏa ước lao động tập thể thường là những quyền lợi nho nhỏ, thì giờ đây Công đoàn cơ sở phải thương lượng được những quyền lợi lớn hơn như phải được tăng lương hơn mức lương tối thiểu vùng, lao động nữ mang thai khi hết hợp đồng lao động không bị chấm dứt hợp đồng lao động. Bà Bảo Trân cũng đề xuất Tổng LĐLĐ trong nhiệm kỳ tới có chủ trương chính sách nào đó để đẩy mạnh hoạt động của các quỹ tài chính Công đoàn như Quỹ tài chính vi mô CEF để giúp người lao động có nguồn vốn tin cậy tạo việc làm, tránh bẫy tín dụng đen.

Phát biểu thảo luận tại Trung tâm, ông Nguyễn Hữu Quang- Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Sakurai Việt Nam (LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa) bày tỏ tâm đắc với 3 khâu đột phá đề ra trong dự thảo Báo cáo. Ông Quang cho rằng, cán bộ Công đoàn cơ sở phải thể hiện được vai trò cầu nối giữa người lao động và chủ doanh nghiệp, phải linh hoạt hài hòa lợi ích giữa hai bên bởi lợi ích của người lao động và doanh nghiệp có mối quan hệ tương hỗ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn cơ sở hết sức quan trọng. Nếu thủ lĩnh Công đoàn cơ sở nắm vững kiến thức pháp luật, kỹ năng hoạt động công đoàn thì sẽ có khả năng đàm phán thương lượng những quyền lợi tốt hơn cho người lao động và từ đó cũng sẽ có sức thu hút, tập hợp người lao động vào tổ chức Công đoàn. Ông Quang cũng đề xuất, trong nhiệm kỳ tới Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục quan tâm xây dựng các thiết chế công đoàn, nhất là nhà ở cho công nhân lao động.

Tại Trung tâm thảo luận số 5, các đại biểu cũng đã sôi nổi thảo luận đóng nhiều ý kiến vào các văn kiện quan trọng của Đại hội. Đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khoá XII dự và chỉ đạo buổi thảo luận.

Đóng góp nhiều ý kiến trách nhiệm, trí tuệ cho văn kiện Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam
Các đại biểu thảo luận tại Trung tâm thảo luận số 5

Góp ý dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội, Đại biểu Đỗ Đức Thiện - Trưởng ban Chính sách pháp luật LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng cho rằng trong phần đánh giá chung Ban soạn thảo nên bổ sung thêm một số kết quả hoạt động tiêu biểu trong nhiệm kỳ để khái quát và toàn diện hơn. Tiêu biểu như như các cấp Công đoàn đã làm tốt công tác tham gia xây dựng chính sách pháp luật; tổ chức đối thoại với lãnh đạo từ chính phủ đến các cấp chính quyền; tổ chức các hoạt động chăm lo như tổ chức chương trình Tết sum vầy, đưa công nhân về quê đón Tết; chương trình phúc lợi đoàn viên…

Góp ý kiến về công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, ông Nguyễn Minh Sơn - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH SWCC SHOWA Việt Nam (đoàn đại biểu thành phố Hà Nội) cho rằng hiện các công ty có 100% vốn nước ngoài, hoạt động công đoàn gặp không ít khó khăn. Tổ chức Công đoàn phải chịu sự quản lý của chủ sử dụng lao động do đó các hoạt động cũng phải lựa và có sự đồng thuận với ông chủ. Đơn cử khi cán bộ công đoàn đàm phán thương lượng với người sử dụng lao động hàng năm tăng lương cho người lao động, nhưng ông chủ không mong muốn, họ cho rằng lương của họ đã cao hơn lương tối thiểu vùng, mắc dù doanh nghiệp có lợi nhuận cao.

Theo ông Sơn 3 năm trở lại đây nhu cầu về lao động đang ngày một thay đổi, có doanh nghiệp sử dụng tới 80% tự động hoá. Một dây chuyền có thể tăng 2,5% công suất mà không cần nhiều người. Các ông chủ chỉ sử dụng các lao động ngắn hạn hoặc thời vụ và đây là thiệt thòi của người lao động. Ông Sơn kiến nghị tổ chức Công đoàn cần quan tâm hơn nữa đến chế độ, chính sách dành cho cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ công đoàn cơ sở.

Đóng góp nhiều ý kiến trách nhiệm, trí tuệ cho văn kiện Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam
Ông Nguyễn Minh Sơn - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH SWCC SHOWA Việt Nam phát biểu tham luận.

Ông Đỗ Văn Xanh – Trưởng ban Tuyên giáo LĐLĐ tỉnh Hải Dương kiến nghị, Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục kiến nghị Đảng, nhà nước để giữ nguyên tuổi nghỉ lưu đối với lao động nam là 60 tuổi và lao động nữ là 55 tuổi. “Khi biết tôi ra Hà Nội dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, rất nhiều cán bộ công đoàn và đoàn viên, người lao động gửi gắn tôi kiến nghị nguyện vọng trên đến Đại hội. Đặc biệt giáo viên mầm non và giáo viên dạy thể dục các cấp cho biết họ không thể dạy học đến 60 tuổi và trên 60 tuổi”, ông Xanh nêu.

Đóng góp ý kiến tại Trung tâm thảo luận số 8, ông Lê Thành Công - đại biểu LĐLĐ tỉnh Hưng Yên cho rằng, công tác chuyển đổi số Công đoàn là cần thiết, cần xác định là một trong những khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới. Tuy nhiên, hiện nay Tổng LĐLĐ Việt Nam mới xây dựng các giải pháp ở tầm vĩ mô, mới có các giải pháp ở cấp Tổng LĐLĐ Việt Nam, chưa thấy các giải pháp cụ thể cho CĐCS, nhất là con người, cơ sở vật chất. Nhấn mạnh công tác chuyển đổi số cần phải bắt đầu từ CĐCS, trong bối cảnh biên chế CĐCS hạn hẹp (3-5 người), Chủ tịch CĐCS kiêm nhiệm, tài chính đối với CĐCS còn hạn hẹp…, ông Công đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam cần quan tâm đầu tư nguồn lực cho CĐCS.

Đóng góp nhiều ý kiến trách nhiệm, trí tuệ cho văn kiện Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam
Ông Lê Thành Công - LĐLĐ tỉnh Hưng Yên phát biểu ý kiến

Tạo trung tâm thảo luận số 10 của Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, các đại biểu đã bày tỏ sự thống nhất cao với dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội. Bên cạnh đó, các đại biểu đã đề xuất một số kiến nghị để hoạt động Công đoàn hiệu quả hơn nữa, đặc biệt cần thêm chính sách, chế độ để đào tượng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Công đoàn nói chung và cán bộ công đoàn cơ sở nói riêng có bản lĩnh, sâu sát hơn nữa với công nhân lao động.

Ông Củ Phát Nghiệp - Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam (LĐLĐ thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ, vừa qua, doanh nghiệp đã cắt giảm hơn 9.000 lao động do không có đơn hàng. Trước khi cắt giảm lao động, công ty đã có nhiều lần trao đổi, gặp gỡ nhân viên. Để làm được điều đó có sự đóng góp rất lớn của tổ chức Công đoàn, đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp.

Ông Nghiệp khẳng định, để ổn định được doanh nghiệp, vai trò của tổ chức Công đoàn là rất quan trọng và yếu tố con người phải được chú trọng. Bày tỏ sự tâm đắc với khâu đột phá Đại hội đề ra có xây dựng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở đáp ứng nhiệm vụ, nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước, ông Nghiệp cho rằng trước hết phải tạo cơ hội để cán bộ công đoàn có nhiều cơ hội được học tập, có bản lĩnh và đủ kiến thức để làm tốt việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên, người lao động tiến đến ổn định doanh nghiệp.

Đóng góp nhiều ý kiến trách nhiệm, trí tuệ cho văn kiện Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam
Ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao đông LĐLĐ thành phố Hà Nội phát biểu ý kiến

Đồng tình với ý kiến này, ông Đặng Tuấn Tú - Chủ tịch CĐCS Công ty Chang Shin Việt Nam (LĐLĐ tỉnh Đồng Nai) khẳng định, tại doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ công đoàn là động lực quan trọng để tổ chức Công đoàn hoạt động có hiệu quả. Xác định được điều đó, Công ty Chang Shin có trên 37.000 lao động và có đến 800 cán bộ công đoàn ở từng bộ phận.

“Chúng tôi tính trung bình cứ 50 đoàn viên sẽ có 1 cán bộ công đoàn. Từ đó tạo mắt xích để hoạt động chăm lo đoàn viên được sâu sát, giảm thiểu hết sức tranh chấp tại doanh nghiệp”, ông Tú cho hay đồng thời cho rằng, vì cán bộ công đoàn chủ yếu là kiêm nhiệm do đó cần có cơ chế để khuyến khích họ gắn bó với công việc, với nhiệm vụ được giao.

Ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ Lao động LĐLĐ thành phố Hà Nội cũng nhận định, các khâu đột phá của Đại hội là bước tiến lớn, rất trúng và đúng với thực tế hoạt động Công đoàn. Tuy nhiên ông Dưỡng cũng bày tỏ băn khoăn, giữa chủ trương và thực tế thực hiện cần phải có sự phù hợp, tránh việc rập khuôn không phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Trong đó, khâu đột phá về cán bộ công đoàn, xác định họ là nhân vật trung tâm, quyết định hoạt động công đoàn ở doanh nghiệp thì nhiệm kỳ tới phải quan tâm đến đời sống của Chủ tịch cán bộ công đoàn. Đồng thời nên có chế độ trợ cấp, cách thức chi trả trợ cấp phù hợp, tạo động lực và thể hiện sự ghi nhận của tổ chức đối với cán bộ công đoàn.

Nhóm P.V

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội vào mùa hoa ban: Chị em leo thang "săn" khoảnh khắc đẹp

Hà Nội vào mùa hoa ban: Chị em leo thang "săn" khoảnh khắc đẹp

Khi những cánh hoa sưa đã tàn, các chị em Hà Nội lại nô nức rủ nhau “check-in” hàng hoa ban nở rộ trên đường Hoàng Diệu (Ba Đình, Hà Nội). Để có được những bức ảnh lung linh, nhiều người sẵn sàng thuê thợ ảnh và leo cả lên thang để có góc chụp ấn tượng.
Diện mạo hai khu đất xây dựng trường học sau chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội

Diện mạo hai khu đất xây dựng trường học sau chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội

Sau hơn 10 năm, hai khu đất được Thành phố lựa chọn xây dựng Trường Tiểu học Vietschool Đặng Xá và Trường THCS Vietschool Đặng Xá tại Khu đô thị mới Gia Lâm, huyện Gia Lâm vẫn chỉ là khu đất trống. Tới đây, theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, dự án đầu tư xây dựng hai trường học sẽ được triển khai. Thêm trường học cũng đồng nghĩa với việc thêm môi trường sống và học tập lành mạnh, các em học sinh an toàn hơn mỗi khi tham gia giao thông.
Vinmec là hệ thống y tế số 1 Việt Nam dành cho người nước ngoài

Vinmec là hệ thống y tế số 1 Việt Nam dành cho người nước ngoài

Ngày 20/3/2025, hệ thống Y tế Vinmec vừa đạt vị trí số 1 Việt Nam trong lĩnh vực "Dịch vụ y tế dành cho người nước ngoài" do Công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu trong khu vực Indochina Research Vietnam thực hiện.
6 cán bộ quận Hoàng Mai bị bắt về hành vi "nhận hối lộ"

6 cán bộ quận Hoàng Mai bị bắt về hành vi "nhận hối lộ"

Bùi Thanh Nhã - Chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt; Đặng Thanh Tùng - Chủ tịch UBND phường Thanh Trì; Nguyễn Vũ Diêm - Phó Chủ tịch UBND phường Thanh Trì và cán bộ Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Hoàng Mai... đã buông lỏng quản lý, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, tạo cơ chế xin cho, nhận tiền, gây phiền hà cho những người có nhu cầu thi công xây dựng trên địa bàn.
Hơn 34.000 chỉ tiêu tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Hơn 34.000 chỉ tiêu tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Ngày 20/3, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm 5 tỉnh tổ chức Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc.
Ngành Công nghiệp chế biến - chế tạo: Khát nhân lực tay nghề cao

Ngành Công nghiệp chế biến - chế tạo: Khát nhân lực tay nghề cao

Ghi nhận thị trường lao động những tháng đầu năm 2025 cho thấy, ngành Công nghiệp chế biến - chế tạo có mức tăng tuyển dụng 41% so với cùng kỳ năm ngoái, song vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lao động có tay nghề.
Bảo đảm chất lượng, tiến độ sửa đổi 3 Luật quan trọng của ngành Giáo dục

Bảo đảm chất lượng, tiến độ sửa đổi 3 Luật quan trọng của ngành Giáo dục

Ngày 20/3, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn chủ trì phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) và dự án Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi).

Tin khác

Công đoàn trong giai đoạn mới: Đổi mới để đồng hành cùng người lao động

Công đoàn trong giai đoạn mới: Đổi mới để đồng hành cùng người lao động

Trong bối cảnh mới, để nâng cao hơn nữa việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở vững vàng về kiến thức nghiệp vụ, Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cán bộ, công nhân, viên chức, lao động.
Sôi nổi Giải Pickleball trong công nhân, viên chức, lao động quận Bắc Từ Liêm

Sôi nổi Giải Pickleball trong công nhân, viên chức, lao động quận Bắc Từ Liêm

Ngày 20/3, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm phối hợp với Trung tâm văn hóa Thông tin và Thể thao quận tổ chức Chung kết Giải Pickleball công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Hiệu quả từ phong trào “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà”

Hiệu quả từ phong trào “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà”

Trong những năm qua, phong trào thi đua “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà” đã trở thành nét đẹp, phong trào truyền thống của các thế hệ nữ công nhân, viên chức, người lao động (CNVCLĐ) trong ngành Y tế Hà Nội. Phong trào vừa là động lực để chị em phấn đấu, vừa là cơ hội để chị em phát huy tiềm năng, trí tuệ, lao động giỏi, lao động sáng tạo, vươn lên khẳng định vai trò, vị trí của mình trong gia đình và xã hội.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ khen thưởng 22 tập thể, 43 cá nhân "Giỏi việc nước, Đảm việc nhà"

LĐLĐ huyện Chương Mỹ khen thưởng 22 tập thể, 43 cá nhân "Giỏi việc nước, Đảm việc nhà"

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ vừa tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà” năm 2024; tập huấn nghiệp vụ công tác nữ công năm 2025.
Quận Cầu Giấy: Nâng cao năng lực cho cán bộ Công đoàn cơ sở

Quận Cầu Giấy: Nâng cao năng lực cho cán bộ Công đoàn cơ sở

Sáng ngày 18/3, tại Hội trường Trung tâm Chính trị quận Cầu Giấy đã diễn ra buổi tập huấn nghiệp vụ Công đoàn đợt I năm 2025 dành cho cán bộ Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận.
Nâng nghiệp vụ cán bộ Công đoàn

Nâng nghiệp vụ cán bộ Công đoàn

Nhằm bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn, đẩy mạnh việc học tập, nghiên cứu và trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cán bộ Công đoàn cơ sở (CĐCS), góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới; Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông đã phối hợp với Trung tâm Chính trị quận tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn cho hơn 200 cán bộ CĐCS chủ chốt.
Nỗ lực để ổn định quan hệ lao động

Nỗ lực để ổn định quan hệ lao động

Những ngày qua, các đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thanh Hóa do các đồng chí Thường trực LĐLĐ tỉnh làm trưởng đoàn đã nắm bắt tình hình quan hệ lao động tại Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và doanh nghiệp có đông công nhân lao động.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ lan tỏa phong trào “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà”

LĐLĐ huyện Chương Mỹ lan tỏa phong trào “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà”

“Giỏi việc nước, Đảm việc nhà” từ lâu đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi trong nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện Chương Mỹ, góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội biểu dương 36 nữ CNVCLĐ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội biểu dương 36 nữ CNVCLĐ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Ngày 16/3, Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 60 năm phong trào “Ba đảm đang”; biểu dương nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024.
Hiệu quả từ phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Hiệu quả từ phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Các hoạt động trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” đã được Công đoàn xã Duyên Thái (huyện Thường Tín) gắn với việc xây dựng cơ quan đạt chuẩn văn hoá, xây dựng người cán bộ, công chức “Trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo”, ngày làm việc 8 giờ có chất lượng hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… nhờ đó 100% nữ công chức, viên chức của xã đều đạt danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
Xem thêm
Phiên bản di động