Đông Anh: Chủ động ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ”

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó, xử lý kịp thời các tình huống thiên tai có thể xảy ra do mực nước sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ lên cao gây ra, huyện Đông Anh đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị có liên quan, đặc biệt là các xã ven sông thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lý.
Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh: Quyết tâm không để xảy ra thiệt hại cho người dân Ưu tiên đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ cứu hộ, cứu nạn Hà Nội: Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai

Bên cạnh đó, huyện Đông Anh cũng chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị có liên quan, nhất là là các xã ven sông tập trung kiểm tra, rà soát các khu vực trũng, có nguy cơ mất an toàn, vận động, tuyên truyền người dân di chuyển đến nơi an toàn, chỉ đạo lực lượng trực 24/24 giờ và duy trì lực lượng ứng cứu nhanh trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp.

Đông Anh: Chủ động ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ”
Các lực lượng chức năng thực hiện phương án ứng phó với mưa lũ.

Là xã ven sông Cà Lồ, đặc biệt có 4 thôn ven đê là Đào Thục, Cổ Miếu, Mạnh Tân và Khu 7 với tổng số 4.726 hộ dân, trước thực trạng nước sông dâng cao, xã Thụy Lâm đã triển khai mọi phương án để chủ động phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại tối đa do mực nước sông dâng cao.

Ông Nguyễn Văn Phi - Trưởng thôn Đào Thục, xã Thụy Lâm cho biết, hiện thôn có trên 400 hộ dân với trên 1.600 khẩu, có 9 hộ dân chăn nuôi ngoài đê với tổng số hơn 5.000 con gà, 300 con vịt ngan... Thực hiện sự chỉ đạo của xã, thôn đã tuyên truyền đến nhân dân và các chủ trang trại đang chăn nuôi ven đê thực hiện các biện pháp phòng chống lũ nhằm đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi. Hiện các lực lượng của xã và thôn đã di chuyển toàn bộ vật nuôi của các hộ dân đến nơi an toàn.

Vĩnh Ngọc là xã nằm ven sông Hồng có diện tích đất nông nghiệp và người dân sinh sống ở ngoài đê khá lớn với trên 400 hộ, trên 60ha sản xuất hoa màu và các loại cây ăn quả và cây đô thị khác. Trước thực trạng nước trên sông Hồng đang dâng cao, để chủ động phòng chống lụt úng trên địa bàn, chính quyền địa phương đã khẩn trương chỉ đạo 2 Tổ Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thường xuyên kiểm tra, rà soát, trực tiếp đi tuyên truyền vận động người dân tại các nơi giáp sông, vị trí xung yếu di chuyển người và tài sản đến nơi an toàn; đồng thời xây dựng phương án và biện pháp xử lý các tình huống nếu lũ sông Hồng lên các cấp báo động.

Đông Anh: Chủ động ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ”
Vật nuôi của các hộ dân được di chuyển đến nơi an toàn.

Bên cạnh việc tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra, xã Vĩnh Ngọc cũng tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã và trực tiếp đến từng hộ dân sinh sống tại các khu vực có nguy cơ cao lũ lụt để vận động và hỗ trợ các hộ di dời, vận chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Tại xã Đông Hội, trước tình hình mực nước sông Hồng, sông Đuống đang lên rất nhanh, lưu tốc dòng chảy lớn. Để chủ động ứng phó với lũ lớn, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Tiểu ban Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã đã trực tiếp thành lập các đội đi kiểm tra các khu vực ven đê, khu vực xung yếu có nguy cơ cao. Đồng thời triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ”. Huy động nhân lực, lực lượng trực 24/24 và sẵn sàng các phương án để kịp thời ứng cứu khi có tình huống xảy ra. Tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng quân đội, công an, y tế để ứng cứu kịp thời, hiệu quả.

Đông Anh: Chủ động ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ”
Mực nước trên các sông hiện vẫn đang tiếp tục lên, nguy cơ rất cao xảy ra ngập lụt vùng trũng thấp bãi bồi ven sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ và sạt lở đất, đê kè xung yếu.

Cùng với đó, để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, xã Đông Hội đã khẩn trương kiểm tra, rà soát, tổ chức các chốt trực cấm toàn bộ các phương tiện đi qua các công trình cầu tạm, cầu yếu không đảm bảo giao thông trên địa bàn và phân luồng để đảm bảo giao thông thông suốt, không gây ùn tắc. Việc làm này đã nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của đông đảo nhân dân.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, mực nước trên các sông hiện vẫn đang tiếp tục lên, nguy cơ xảy ra ngập lụt vùng trũng thấp bãi bồi ven sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ và sạt lở đất, đê kè xung yếu. Do vậy để chủ động phòng chống lụt úng, huyện Đông Anh đề nghị các xã ven các sông lớn và người dân thường xuyên theo dõi diễn biến mực nước sông và chủ động có các biện pháp ứng phó khi có tình huống xảy ra, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là để đảm bảo thiệt hại thấp nhất về người và tài sản của nhân dân.

Mạnh Quân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11/2024, giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh hơn 3% sau khi OPEC+ đưa ra quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 71,68 USD/thùng (tăng 3,19%), trong khi giá dầu Brent ở mức 75,30 USD/thùng (tăng 3,04%).
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 5/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.253 VND/USD, tăng 11 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 103,89 điểm, giảm 0,39%.
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự giảm giá mạnh mẽ trong khi thị trường vàng quốc tế vẫn đang ổn định, chờ đợi các sự kiện kinh tế quan trọng sắp tới.
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Các chuyên gia đã giải đáp trực tiếp nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề như: Tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, an toàn vệ sinh lao động, những quy định mới của Luật Thủ đô năm 2024,... từ đó giúp đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội có thể hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan đến bản thân mình.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

(LĐTĐ) Với tình yêu dành cho Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Văn Luận (quận Đống Đa, Hà Nội) đã sử dụng bút bi để vẽ lại những khoảnh khắc đời thường một cách chân thực và sống động. Những bức tranh phong cảnh đặc trưng của Hà Nội như hàng hoa, phố cổ,… khiến người xem không khỏi ngạc nhiên vì chúng được vẽ hoàn toàn bằng bút bi, loại bút vốn rất hạn chế về màu.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội sáng sớm có mưa rào, sau không mưa, nhiệt độ từ 19 - 24 độ C, trời chuyển rét.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.

Tin khác

Học sinh vùng ngập Nam Phương Tiến trở lại trường, chấm dứt cảnh đi học nhờ

Học sinh vùng ngập Nam Phương Tiến trở lại trường, chấm dứt cảnh đi học nhờ

(LĐTĐ) Các học sinh của Trường Tiểu học Nam Phương Tiến A và Trường Trung học cơ sở Nam Phương Tiến A (xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ) đã được trở lại trường học tập sau một thời gian phải đi học nhờ vì trường bị ngập.
Hà Nội: Tiếp nhận hơn 216 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại bởi bão số 3

Hà Nội: Tiếp nhận hơn 216 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại bởi bão số 3

(LĐTĐ) Số tiền các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp ủng hộ nhân dân các tỉnh bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi) đã chuyển về Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội đến nay là hơn 216 tỷ đồng.
Bố trí 2.566 tỷ đồng để hỗ trợ và khắc phục hậu quả do bão số 3

Bố trí 2.566 tỷ đồng để hỗ trợ và khắc phục hậu quả do bão số 3

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, thành phố Hà Nội đã bố trí 2.566 tỷ đồng để hỗ trợ và khắc phục hậu quả do cơn bão số 3; trong đó đã hỗ trợ ngay cho các huyện là 220 tỷ đồng và đưa vào các chính sách hỗ trợ trong thời gian tới khoảng 2.346 tỷ đồng.
Nỗ lực ổn định nền nếp, giúp học sinh sớm bắt nhịp trở lại với việc học

Nỗ lực ổn định nền nếp, giúp học sinh sớm bắt nhịp trở lại với việc học

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đang nỗ lực ổn định nền nếp dạy học, giúp học sinh sớm bắt nhịp trở lại với việc học và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025.
Hà Nội sẽ thông qua gói hỗ trợ phục hồi sản xuất sau bão số 3

Hà Nội sẽ thông qua gói hỗ trợ phục hồi sản xuất sau bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 27/9, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo về kết quả thực hiện chương trình đến quý III năm 2024 và khắc phục hậu quả bão số 3 gây ra; nhiệm vụ, giải pháp 3 tháng cuối năm.
Sẽ công khai danh sách các cá nhân nhận hỗ trợ để nhân dân cùng giám sát

Sẽ công khai danh sách các cá nhân nhận hỗ trợ để nhân dân cùng giám sát

(LĐTĐ) Tính đến ngày 26/9, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền 1.823 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.
Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hơn 200 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ

Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hơn 200 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 26/9 tổng số tiền các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đã chuyển về Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội là 200 tỷ 401 triệu đồng.
Báo Lao động Thủ đô trao tặng kinh phí cải tạo trường học tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Báo Lao động Thủ đô trao tặng kinh phí cải tạo trường học tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

(LĐTĐ) Ngày 24/9, Đoàn công tác của Báo Lao động Thủ đô do ông Nguyễn Văn Bình - Tổng Biên tập làm Trưởng đoàn cùng đại diện các đơn vị tài trợ, đã đến trao tặng kinh phí hỗ trợ cải tạo Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Xuân Thượng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, bị ảnh hưởng do cơn bão số 3.
Hà Nội: Chỉ còn 4 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội: Chỉ còn 4 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ngày 24/9, toàn Thành phố chỉ còn 4 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp do còn ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão trong những ngày qua.
Hà Nội còn 20 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội còn 20 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (23/9), toàn thành phố Hà Nội còn 20 trường học chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp do còn ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão trong những ngày qua.
Xem thêm
Phiên bản di động