Điều hành chính sách tiền tệ linh động: Thích ứng các biến số toàn cầu và tạo đà tăng trưởng
Tiếp nối thành công những sự kiện Diễn đàn toàn cảnh Ngân hàng trước đây với chủ đề nợ xấu và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, chủ đề Diễn đàn năm nay tập trung thảo luận điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt trong bối cảnh các biến số vĩ mô, đặc biệt là diễn biến kinh tế - địa chính trị trên thế giới, ảnh hưởng đến chính sách ngày càng nhiều hơn và khó đoán định hơn.
Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà nhấn mạnh, thị trường quốc tế biến động rất mạnh, từ thị trường tiền tệ, ngoại hối với đồng đô la Mỹ biến động mạnh nhất trong 20 năm qua, thị trường vốn, cổ phiếu, trái phiếu cho thấy sự dịch chuyển toàn cầu theo xu hướng gây bất lợi tới nhiều quốc gia.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà phát biểu về chính sách tiền tệ tại Diễn đàn. |
Trong bối cảnh đó, là một nền kinh tế nhỏ có độ mở rất lớn như Việt Nam, nội tại còn nhiều khó khăn thách thức, điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là các công cụ điều hành lãi suất, tỷ giá, tín dụng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức để xử lý hài hòa nhiều mục tiêu mâu thuẫn nhau.
Theo Phó Thống đốc, làm sao để vừa hỗ trợ kinh tế phục hồi sau đại dịch mà vẫn đảm bảo kiểm soát lạm phát trong bối cảnh giá cả, lạm phát toàn cầu tăng cao; thứ hai, vừa giảm áp lực mất giá mạnh của đồng Việt Nam mà vẫn phải giữ ổn định mặt bằng lãi suất; thứ ba, vừa đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng trong khi vẫn phải đảm bảo nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế, đồng thời triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn.
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết, nhiệm vụ đặt ra vô cùng thách thức nhưng được sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành Ngân hàng đã chủ động, linh hoạt, thích ứng nhanh với tình hình trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để chung tay, góp sức, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, người dân khắc phục các khó khăn, đạt được các mục tiêu vĩ mô đặt ra.
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà nhấn mạnh, mong muốn về giảm lãi suất của doanh nghiệp là chính đáng, ngành Ngân hàng cũng không muốn lãi suất huy động và cho vay cao, song chúng ta còn phải tính tới sự ổn định vĩ mô, tỷ giá… tựu trung là ổn định hệ thống ngân hàng.
Về phía doanh nghiệp, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đánh giá cao các chính sách điều hành tiền tệ điển hình như việc giảm lãi suất, hay việc cơ cấu lại nhóm nợ.
Ông Trương Văn Cẩm mong muốn cơ cấu lại nợ giữa các ngành kinh tế, vì nhu cầu cần vốn của doanh nghiệp rất lớn, để chuyển đổi ngành Dệt may hướng đến tăng trưởng xanh cần từ 500 nghìn – 600 nghìn tỷ đồng.
Cộng đồng doanh nghiệp hiện nay đang rất khó khăn, nhiều doanh nghiệp cũng đã phải bán tài sản để cầm cự. Khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp rất thấp, tăng trưởng tín dụng chậm cho thấy nền kinh tế tiếp tục khó khăn.
Toàn cảnh Diễn đàn. |
Để nền kinh tế phục hồi, theo chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Cấn Văn Lực, bài toán lớn nhất năm nay là phải quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Riêng chính sách tiền tệ năm nay phải đa mục tiêu hơn, vì ngoài mục tiêu thông thường còn phải “gánh” mục tiêu ổn định hệ thống tiền tệ trong bối cảnh thế giới rất bất ổn.
“Mặc dù vậy, Ngân hàng Nhà nước đang chuyển trạng thái chính sách tiền tệ từ thận trọng, chặt chẽ sang hướng nới lỏng thận trọng, hỗ trợ tăng trưởng. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đang điều hành lãi suất theo xu hướng giảm, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, ban hành chính sách cơ cấu lại nợ, hỗ trợ thanh khoản hệ thống, đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng…”, Tiến sĩ Cấn Văn Lực nêu quan điểm.
Đánh giá cao vai trò của chính sách tiền tệ, song Tiến sĩ Cấn Văn Lực cũng cho rằng, năm 2023, chính sách tài khóa vẫn là chính sách chủ lực trong hỗ trợ phục hồi nền kinh tế. Tiến sĩ Cấn Văn Lực đề nghị tiếp tục tung ra một số gói hỗ trợ cho người dân (giãn hoãn thuế, giảm phí), đồng thời đẩy mạnh đầu tư công để giảm ách tắc dòng tiền, tăng thanh khoản cho hệ thống,…
Trong khi đó chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Võ Trí Thành cho rằng, Việt Nam cần sớm có kịch bản riêng để mọi việc không trở nên xấu đi, bên cạnh việc thúc đẩy tiêu dùng nội địa, đầu tư công, tạo công ăn việc làm, bơm vốn trong nền kinh tế. Nội tại nền kinh tế đang đối mặt với nhiều bài toán khó khăn trên nhiều lĩnh vực, như chậm giải ngân đầu tư công, vướng mắc pháp lý và sự suy yếu của thị trường bất động sản, áp lực điều chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp,…
Tại Diễn đàn Toàn cảnh Ngân hàng năm nay, các diễn giả đã tập trung phân tích, làm rõ bức tranh về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, bài học rút ra trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2022 cũng như nhận diện khó khăn, áp lực phải đối mặt trong năm 2023, đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm nắm bắt cơ hội, khắc phục những khó khăn, thách thức, thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Theo các diễn giả, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến số bất định, còn nội tại nền kinh tế cũng đang đối mặt với nhiều bài toán khó khăn trên nhiều lĩnh vực, như chậm giải ngân đầu tư công, vướng mắc pháp lý và sự suy yếu của thị trường bất động sản, áp lực điều chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp,… do đó, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ban, ngành, địa phương, cùng tham gia xây dựng gói giải pháp chung tổng thể, nhằm tăng cường tính liên kết giữa các chính sách nói chung và giúp gia tăng hiệu quả chính sách tiền tệ nói riêng. |
Nên xem
Ban Chấp hành LĐLĐ quận Hoàn Kiếm khóa XIX, tổ chức kỳ họp thứ 6
Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3
Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách
Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội kịp thời hỗ trợ đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4
VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế
Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô
Tin khác
Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách
Tin mới 19/09/2024 20:36
Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4
Tin mới 19/09/2024 19:50
Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, mưa lớn ở nhiều tỉnh miền Trung
Tin mới 19/09/2024 17:17
Tỷ lệ tiết kiệm điện toàn quốc lớn hơn 2% trong giai đoạn 2020 - 2023
Tin mới 19/09/2024 15:10
Di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão
Tin mới 19/09/2024 15:04
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tin mới 19/09/2024 15:01
Thủ tướng yêu cầu chủ động xử lý các tình huống xấu nhất do bão và mưa lũ
Tin mới 19/09/2024 11:08
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4, cách Đà Nẵng 210km
Tin mới 19/09/2024 07:11
Hoãn Hội chợ thương mại Festival Huế 2024
Tin mới 19/09/2024 07:08
Tạm dừng khai thác Cảng hàng không Đồng Hới từ 15h00 đến 22h00 ngày 19/9
Tin mới 19/09/2024 07:04