Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII: Hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh cung cấp điện

Hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh cung cấp điện trong bối cảnh ngành Điện Việt Nam đối mặt với nhiều biến động và yêu cầu cấp bách về đổi mới, sáng 17/2, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII) và Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược.
Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ năm 2023 Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí Vì sao điện mặt trời mái nhà tự tiêu tự sản dôi dư phát lên lưới điện với giá 0 đồng?

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023, đưa ra nhiều điểm đổi mới, trong đó có tính động và mở. Quy hoạch này hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết tại COP26, đồng thời đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7%/năm giai đoạn 2021 - 2030, và từ 6,5-7,5% trong giai đoạn 2031 - 2050, phù hợp với Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội.

Ngay sau khi Quy hoạch điện VIII được ban hành, Bộ Công Thương đã tích cực triển khai kế hoạch thực hiện, với các quyết định quan trọng như Quyết định số 262/QĐ-TTg ngày 1/4/2024 và Quyết định số 1682/QĐ-TTg ngày 28/12/2024. Bộ cũng xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản quan trọng, bao gồm Luật Điện lực sửa đổi, các nghị định về mua bán điện trực tiếp, khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà, và hệ thống thông tư về khung giá năng lượng tái tạo, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho các dự án năng lượng.

Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII: Hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh cung cấp điện
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long phát biểu tại hội thảo.

Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn đối diện nhiều khó khăn. Nhiều dự án quan trọng đang chậm tiến độ, đặc biệt là nguồn nhiệt điện khí LNG, khi chỉ có 3/13 dự án đang triển khai đúng kế hoạch. Các dự án tua-bin khí nội địa như Báo Vàng và Cá Voi Xanh gặp thách thức do chưa xác định rõ trữ lượng và tiến độ khai thác. Nhiều dự án năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời gặp rào cản do giá điện chưa đủ hấp dẫn và quy trình thủ tục đầu tư còn phức tạp. Bên cạnh đó, các dự án điện khí nhập khẩu yêu cầu vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, thời gian chuẩn bị và xây dựng kéo dài.

Ngoài ra, tình hình trong nước và quốc tế cũng có nhiều biến động tác động đến nhu cầu tiêu thụ điện và định hướng phát triển nguồn điện. Cụ thể, Nghị quyết số 174/2024/QH15 của Quốc hội ngày 30/11/2024 đề cập đến việc tiếp tục triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận với quy mô công suất 6.000 MW, có thể làm thay đổi đáng kể cơ cấu nguồn điện quốc gia. Bên cạnh đó, Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3/1/2025 của Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 trên 8%, giai đoạn 2026 - 2030 đạt mức hai con số, kéo theo nhu cầu tiêu thụ điện tăng từ 12-16% mỗi năm…

Dự báo về nhu cầu điện về liên quan đến Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tại hội thảo TS Nguyễn Ngọc Hưng - Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho biết, giai đoạn 2016 - 2024, sản lượng điện thương phẩm (ĐTP) toàn quốc tăng trưởng gấp 1,7 lần từ khoảng 158 tỷ kWh lên khoảng 276 tỷ kWh, với tốc độ bình quân khoảng 7,2%/năm.

Theo đó, tốc độ tăng trưởng 2021 - 2024 đạt khoảng 7,1%/năm, thấp hơn so với giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 8%/năm. Đáng chú ý, xu hướng tăng mạnh phụ tải điện miền Bắc: Phụ tải công nghiệp và tiêu dùng dân cư. Đặc biệt, khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo có cường độ điện cao nhất.

Đại diện Viện Năng lượng cũng nêu phương pháp và nguồn số liệu dự báo nhu cầu điện với cách tiếp cận từ trên xuống: Sử dụng phương pháp đa hồi quy để điều chỉnh dự báo nhu cầu điện cho toàn quốc, các miền và các Tổng Công ty điện lực giai đoạn 2021 - 2030.

Cụ thể, cách tiếp cận từ dưới lên: Rà soát lại nhu cầu điện của các tỉnh trong toàn quốc từ 2010 - 2019 dựa theo chuỗi số liệu tiêu thụ điện thực tế của các tỉnh thành từ 2010 - 2019, dựa vào kế hoạch tiêu thụ điện các tỉnh do các Tổng Công ty điện lực lập và cập nhật thông tin về các hộ tiêu thụ điện lớn sẽ đưa vào trong giai đoạn đến 2025.

TS Nguyễn Ngọc Hưng cũng đưa ra 4 kịch bản nhu cầu điện cụ thể: Kịch bản thấp; kịch bản cơ sở; kịch bản cao; kịch bản cao đặc biệt. Đáng chú ý với kết quả dự báo của kịch bản cao đặc biệt chỉ ra tốc độ tăng ĐTP: Từ năm 2026 - 2030: 12,8%/năm; năm 2031 - 2040: 8,6%/năm; năm 2041 - 2050: 2,8% năm. Theo đó, chênh lệch với dự báo kịch bản cơ sở Quy hoạch điện VIII năm 2030: ĐTP trên 56 tỷ kWh, Pmax trên 10,0 GW; năm 2050: ĐTP trên 430 tỷ kWh, Pmax trên 71,5 GW. Cường độ điện năm 2030: 51,0 kWh/triệu đồng; năm 2050: 19,1 kWh/triệu đồng (mức giảm 4,8%/năm)…

Góp ý về điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII, TS Nguyễn Mạnh Cường - Phó trưởng Phòng phụ trách phòng Phát triển Hệ thống điện (Viện Năng lượng) nêu ra một số giải pháp về đảm bảo an ninh cung cấp cấp điện. Cụ thể như, xây dựng danh mục dự án khẩn cấp theo Luật Điện lực 2024; ưu tiên các dự án có khả năng COD (vận hành thương mại đầu tiên) trong giai đoạn 2025 - 2027, được xem xét đưa vào danh mục dự án khẩn cấp để đảm bảo an ninh cung cấp điện.

Bên cạnh đó, triển khai hiệu quả phương án nhập khẩu điện từ các nước láng giềng như Lào, Trung Quốc theo các Hiệp định, Thỏa thuận đã ký; đảm bảo tiến độ các dự án đầu tư xây mới, mở rộng và nâng cấp hệ thống truyền tải liên miền, các đường trục chính và hệ thống lưới điện phân phối theo định hướng lưới điện thông minh; đảm bảo nguồn cung năng lượng sơ cấp, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu LNG, than đáp ứng kịp thời nhu cầu nhiên liệu của các nhà máy nhiệt điện hiện hữu và phù hợp với lộ trình chuyển dịch năng lượng…

Đối với các giải pháp về thu hút và huy động vốn đầu tư ngành điện, TS Nguyễn Mạnh Cường nhấn mạnh, cần hoàn thiện các cơ chế tài chính song phương, đa phương hiện có với các chính phủ, tổ chức/định chế tài chính quốc tế theo các cam kết hỗ trợ JETP, AZEC... các cơ chế huy động nguồn tín dụng xanh, tín dụng khí hậu, trái phiếu xanh trong nước và quốc tế cho các doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân; xây dựng, hoàn thiện và kịp thời điều chỉnh đối với các quy định về sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn áp dụng đối với dự án điện năng lượng mới, dự án điện gió ngoài khơi;

Đề cập đến cơ chế thực hiện quy hoạch, cụ thể cơ chế khuyến khích tăng cường tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, TS Nguyễn Mạnh Cường cho rằng, Bộ Công Thương ban hành cơ chế giá điện 2 thành phần đối với các hộ tiêu thụ điện, thực hiện lộ trình thí điểm vào năm 2025 và triển khai rộng rãi từ 2026. Đồng thời, ban hành cơ chế về điều chỉnh phụ tải thương mại để khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động này, từng bước xây dựng thị trường DR (chương trình phụ tải điện).

Cơ chế khuyến khích đầu tư vào phát triển điện lực: Tập trung vào cơ chế đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo và hệ thống lưu trữ điện: Xem xét cơ chế phát triển nguồn năng lượng tái tạo thông qua đấu giá và cơ chế thanh toán qua hợp đồng CFD (hợp đồng chênh lệch hai chiều) để đảm bảo doanh thu cho nhà đầu tư.

Đồng thời quan tâm đến cơ chế khuyến khích đầu tư điện mặt trời mái nhà, pin tích năng. Cụ thể, xây dựng cơ chế kiểm soát linh hoạt nguồn điện mặt trời mái nhà gồm: Quy định công suất tối đa được phép lắp đặt đối với mỗi hộ gia đình; giá mua điện mặt trời mái nhà phát vào lưới với mức giá thấp để khuyến khích đầu tư, đồng thời với mức giá thấp các hộ gia đình cũng sẽ có xu hướng lắp đặt với mục đích tự sản tự tiêu…

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều khó khăn, thách thức trong phòng chống bệnh lao

Nhiều khó khăn, thách thức trong phòng chống bệnh lao

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực vượt bậc trong công tác phòng, chống bệnh lao, nhưng Việt Nam vẫn là một trong 30 quốc gia có gánh nặng lao và lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Trong khi đó, nguồn lực tài chính, đặc biệt ngân sách quốc tế có xu hướng giảm dần, khiến công tác phòng chống bệnh lao gặp không ít khó khăn.
Doanh nghiệp lo ngại khó khăn khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp lo ngại khó khăn khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đưa ra 2 phương án tăng thuế đối với rượu, bia, trong đó có phương án tăng cao và liên tục đạt tới 100% cho tới năm 2030 (theo Phương án 2). Đồng thời, bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường hàm lượng trên 5g/100ml theo tiêu chuẩn Việt Nam vào đối tượng chịu thuế với thuế suất dự kiến là 10%.
Không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân

Không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân

Sáng 24/3, Ban Chỉ đạo Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025” tổ chức tổng kết, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.
Hà Nội: Triển khai ngay phòng họp không giấy

Hà Nội: Triển khai ngay phòng họp không giấy

Ngày 24/3, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số các cơ quan Đảng, đoàn thể thành phố Hà Nội (Ban Chỉ đạo 204) tổ chức phiên họp thứ nhất. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong - Trưởng ban Chỉ đạo 204 chủ trì phiên họp.
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2025

Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2025

Ngành Du lịch Việt Nam đã khởi đầu năm 2025 với những tín hiệu tích cực. Trong bối cảnh ngành đang phấn đấu đạt mục tiêu đón 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế và 120 - 130 triệu lượt khách nội địa trong năm nay, kết quả 3 tháng đầu năm cho thấy sự tăng trưởng đáng khích lệ tại nhiều địa phương.
Hơn 100 hộ dân ở xã Vân Hòa, huyện Ba Vì được bàn giao về Sơn Tây

Hơn 100 hộ dân ở xã Vân Hòa, huyện Ba Vì được bàn giao về Sơn Tây

Mới đây, tại Ủy ban nhân dân (UBND) xã Vân Hòa, UBND huyện Ba Vì đã tổ chức bàn giao hộ dân, nhân khẩu thôn Xuân Hòa, xã Vân Hòa, huyện Ba Vì về thị xã Sơn Tây quản lý theo địa giới hành chính.
Nghiên cứu mở rộng, tăng làn xe cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Nghiên cứu mở rộng, tăng làn xe cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Dự kiến, tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ sẽ được mở rộng lên quy mô 10 - 12 làn xe theo phương thức PPP (đối tác công tư).

Tin khác

Giá vàng hôm nay (24/3): Vàng miếng SJC và nhẫn tiếp tục giảm sâu

Giá vàng hôm nay (24/3): Vàng miếng SJC và nhẫn tiếp tục giảm sâu

Hôm nay (24/3), thị trường thế giới, giá vàng đảo chiều bật tăng ngay đầu phiên của tuần mới so với chốt tuần trước đó. Còn trong nước, giá vàng miếng SJC và nhẫn tiếp tục giảm sâu.
Hôm nay 24/3, giá dầu thế giới tiếp đà tăng

Hôm nay 24/3, giá dầu thế giới tiếp đà tăng

Hôm nay (24/3), giá dầu thế giới tăng phiên giao dịch đầu tuần. Thị trường dầu thô chịu tác động lớn từ những căng thẳng chính trị tại Trung Đông ngày càng gia tăng, khó kiểm soát. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 68,29 USD/thùng, tăng 0,31%, giá dầu Brent ở mốc 72,11 USD/thùng, tăng 0,22%.
Tỷ giá USD hôm nay (24/3): Thị trường tự do giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (24/3): Thị trường tự do giảm mạnh

Sáng nay (24/3), tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.813 VND/USD. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,15 điểm.
Giá xăng, dầu tuần tới: Dự báo giá xăng RON 95 - III tăng khoảng 60 đồng/lít

Giá xăng, dầu tuần tới: Dự báo giá xăng RON 95 - III tăng khoảng 60 đồng/lít

Giá xăng, dầu thế giới tuần qua tiếp tục tăng. Dự báo giá xăng, dầu trong nước kỳ tới có thể tăng nhẹ.
Nhiều thách thức cho ngành xuất khẩu rau quả đạt mục tiêu trong năm 2025

Nhiều thách thức cho ngành xuất khẩu rau quả đạt mục tiêu trong năm 2025

Trong quý I/2025, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả ước đạt trên 1,1 tỷ USD (tháng 3/2025, dự kiến đạt khoảng hơn 400 triệu USD), điều này cho thấy xuất khẩu rau quả liên tục sụt giảm từ đầu năm đến nay. Điều này đặt ra nhiều thách thức trong việc tái cấu trúc ngành hàng xuất khẩu rau quả, nếu như muốn đạt được mục tiêu đề ra là 8 tỷ USD trong năm 2025.
Giá xăng dầu hôm nay (23/3): Giá dầu thế giới giữ đà tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay (23/3): Giá dầu thế giới giữ đà tăng nhẹ

Hôm nay 23/3, giá xăng dầu trên thị trường thế giới giữ đà tăng nhẹ. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 68,29 USD/thùng, tăng 0,31%, giá dầu Brent ở mốc 72,11 USD/thùng, tăng 0,22%. Kết thúc tuần với 4 phiên tăng và duy nhất 1 phiên giảm, giá dầu đã ghi nhận thêm một tuần “tăng tốc”.
Tỷ giá USD hôm nay (23/3): Giá USD trong nước tăng

Tỷ giá USD hôm nay (23/3): Giá USD trong nước tăng

Tỷ giá USD hôm nay (23/3): Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng tuần 0,41%, đạt mức 104,15.
Giá vàng hôm nay (23/3): Tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay (23/3): Tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay (23/3): Giá vàng trong nước giảm nhẹ sau chuỗi ngày tăng mạnh, giảm thêm vài trăm nghìn đồng mỗi lượng, về vùng 97- 98 triệu đồng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/3): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay (22/3): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Hôm nay (22/3), giá dầu thô trên thị trường thế giới hôm nay tăng phiên thứ 2 liên tiếp. Thị trường dầu thô chịu tác động lớn từ những căng thẳng chính trị tại Trung Đông ngày càng gia tăng, khó kiểm soát. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 68,24 USD/thùng, tăng 0,22%, giá dầu Brent ở mốc 72,07 USD/thùng, tăng 0,07%
Giá vàng hôm nay (22/3): Vàng trong nước "lao dốc không phanh"

Giá vàng hôm nay (22/3): Vàng trong nước "lao dốc không phanh"

Giá vàng hôm nay (22/3): Giá vàng trong nước "lao dốc" theo giá vàng thế giới, "bốc hơi" hơn 2 triệu đồng/lượng.
Xem thêm
Phiên bản di động