Đi xa để trở về

(LĐTĐ) “…Tết đến rồi, gió xuân thổi nhẹ, Vang bài ca, rộn rã tiếng cười Bao nhiêu năm, suốt một kiếp người Ai cũng nhớ: Tết về bên Mẹ.” (Tử Quyên)
di xa de tro ve “Hãy ở yên đấy, anh sẽ trở về rất sớm”
di xa de tro ve Có một nơi để yêu thương, để trở về…

Cuối tháng Chạp, nghe đâu đây hơi thở của mùa xuân đang phả vào mặt, thổi vào lòng người những chộn rộn nhớ thương.

- Bao giờ cậu về? - Ngày mai - Nhà cậu ở đâu? - Hà Nội.

Đấy chính là Hà Nội của tôi. Sắp tròn một năm tôi chưa trở về. Ngày này bên Ga Hàng Cỏ chắc là rộn ràng lắm. Mùa xuân đang bắt đầu từ cửa ngõ sân ga, nhà máy. Những chuyến tàu Nam - Bắc ngược xuôi. Những bước chân ngập ngừng nửa muốn ra đi, nửa muốn quay về. Những cái ôm thật chặt. Bất chợt ánh mắt lưu luyến dừng lại sau sân ga. Và chạm vào nỗi nhớ… bàn tay đan lấy bàn tay,…. Bỏ lại sau lưng tất cả, tôi cũng ra đi bằng cách ấy.

di xa de tro ve
Ảnh: Anh Tuấn

Không biết tiết trời nắng nóng, hanh hao thế này hoa đào đã nở chưa. Hà Nội của tôi mỗi độ vào xuân thì đẹp lắm. Khắp phố phường rực rỡ sắc hoa. Những khóm hoa từ khắp nơi tụ về ngập tràn ngõ phố. Đào Nhật Tân, đào phai, đào rừng, Bích đào… Tôi thì thích nhất là đào kép. Những bông hoa to hồng đậm, cánh mỏng nhưng dày, xếp so le thành từng cặp theo xe hàng hoa xuống phố làm tôi có cảm giác như muốn níu giữ mãi khoảnh khắc ấy, ôm trọn cả mùa xuân cho riêng mình.

Giờ này ở nhà có lẽ mẹ đã chuẩn bị xong những vại dưa hành cho ba ngày Tết. Phải nói là với tôi, những củ hành mẹ muối là ngon nhất. Món hành của mẹ đặc biệt lắm. Từng củ hành tươi, già bánh tẻ được chọn lọc kỹ càng đem ngâm vào nước tro bếp cho tróc vỏ, sau đó muối trước gần cả tháng trước Tết mới ngon. Hành khi múc ra bát trắng, giòn, vị chua thanh thanh, ngòn ngọt, không cay chút nào. Chỉ nghĩ đến thôi mà nước miếng cứ chực ứa ra. Món này mà ăn kèm với thịt ba chỉ luộc chấm mắm tiêu ớt thì hấp dẫn vô cùng. Tôi thèm những món ăn của mẹ, tôi thèm gặp mẹ.

Còn cha tôi, ông đang làm gì. Tầm này mọi năm, cha tôi hay ngồi kỳ cụi chẻ ống giang làm lạt, lau từng mặt lá, xếp lại thành bó buộc dưới gốc cột trước hiên nhà một, hai hôm cho se lại để khi gói bánh chưng lá không bị rách. Năm nào cũng vậy, từ khi tôi biết thế nào là không khí Tết, những ngày cuối tháng Chạp Âm lịch, cả nhà tôi lại quây quần bên chiếc mẹt lớn đựng nào lá, nào đậu, nào thịt ….

Mẹ sẽ chuẩn bị trước một cái nồi to, mẹ dùng cối giã nhỏ lá riềng, lọc lấy nước cốt ngâm với gạo nếp để cho gạo thơm đậm và thấm màu xanh. Cha sẽ dạy anh em tôi gói bánh. Những chiếc bánh được gói bằng yêu thương ấm áp, bằng những giọt mồ hôi, những tiếng cười. Chiếc bánh khi luộc xong cắt ra còn nóng hổi, thơm lừng mùi thịt lợn quện hạt tiêu bắc, xanh đều từ trong ra ngoài. Còn chiếc bánh chưng bé được “đặt hàng” riêng cho anh em tôi thì ngon thôi rồi. Đối với tôi, trên đời này, không có nơi nào bánh chưng có vị ngon đặc biệt như những chiếc bánh chưng mà chúng tôi tự tay làm lấy.

Đi xa cũng đã mười mấy năm, nhưng hương vị của những món quà vặt nơi quê nhà thì tôi không thể nào quên nổi. Nhất là vào đợt trời trở lạnh. Khoai nướng, ngô nướng, ốc luộc, chè nóng, bánh trôi tàu… những món ăn yêu thích của tôi mà tôi cá là ai đến với Hà Nội, ăn một lần rồi cũng nhớ. Tuổi thơ tôi gắn với món xôi khúc Quân mà gần như chẳng ngày nào là tôi không ăn sáng, bất kể mùa đông hay mùa hè.

Nhớ vị lá khúc thơm thơm quện vào miếng thịt mỡ ướp tiêu béo ngậy, chấm muối vừng sao mà ngon đến thế. Rét ngọt thế này mà được thưởng thức món nem rán đầu ngõ của bà Hà ngon nức tiếng khu phố, vừa nóng hổi lại thơm giòn rụm (chấm cùng với nước mắm tỏi chua ngọt, ăn kèm dưa góp) thì thật tuyệt đối với những đứa là chúa ăn vặt như tôi. Giá mà tôi có thể gói được tất cả những món ăn này theo mình đi khắp thế gian.

Hà Nội những ngày cuối năm đường phố cũng trở nên tươi vui hơn. Không khí Tết đã tràn về, len lỏi khắp trong từng con ngõ nhỏ. Người dân nhộn nhịp đi mua sắm chuẩn bị đón năm mới. Dọc quanh tuyến phố cổ: Hàng Mã, Hàng Chiếu, Hàng Bông, Hàng Lược, Hàng Than, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Đào, trước cổng chợ Đồng Xuân… tấp nập dòng người qua lại chuẩn bị đồ đón Tết với mong ước một năm mới an vui, đủ đầy.

Cũng dịp này, cả gia đình tôi sẽ đi sắm Tết. Thường thì mẹ hay để ý nhiều đến những gian hàng thực phẩm dùng cho 3 ngày Tết. Mẹ tôi là người phụ nữ Hà Nội gốc. Mẹ nhẹ nhàng, nền nã, đảm đang và khéo léo. Niềm vui và hạnh phúc của mẹ là chuẩn bị cho ba bố con tôi những bữa cơm ngon, an toàn, bổ dưỡng và ngập tràn tiếng cười. Bố tôi thường chậm rãi chắp tay sau lưng đi bộ len vào từng góc phố, cẩn thận chọn lựa thật kỹ một vài đồ trang trí và đồ thờ cúng cho ngày Tết.

Đứa em tôi thì không thể rời mắt khỏi những gian hàng thời trang đủ các loại mốt, đủ chủng loại quần áo sặc sỡ đang “sale off”, giảm giá “sập sàn” khắp nơi. Riêng tôi, tôi được giao nhiệm vụ lựa một cành đào và một chậu quất đem về trưng Tết. Theo con mắt “thẩm mỹ” của tôi, một cây quất đẹp không cần quá to, quá nhiều quả nhưng cần có “thế” và phải hội đủ 5 yếu tố: Nụ, hoa, quả xanh, quả chín và lộc non. Còn về đào, cả gia đình tôi đều thích mua một cành đào về cắm trong chiếc bình men gốm cổ được ông bà tôi để lại từ thời trước, thay vì mua một cây đào.

Với tôi, đào đẹp phải có cánh kép to, đều, thắm màu. Tán đào tròn, cành mập, thẳng, các nhánh phân bổ đều. Và cũng như quất, đào phải có lộc non và nhiều nụ. Mười mấy mùa xuân kể từ ngày tôi lớn, cũng là từng ấy lần tôi được giao nhiệm vụ đi rước “cả mùa xuân” về nhà.

Tôi nhớ mâm cơm chiều 30 Tết. Gác lại những lo toan, bộn bề thường ngày, chiều 30 Tết, gia đình tôi lại háo hức sửa soạn mâm cỗ cúng gia tiên, mời tổ tiên, ông bà về ăn Tết cùng gia đình, đồng thời cũng là đón ông Công, ông Táo về lại cai quản việc bếp núc trong nhà. Thế nên mâm cỗ phải thật tươm tất và thịnh soạn hơn ngày thường. Mẹ tôi bày biện mâm cỗ cẩn thận lắm.

Với đầy đủ thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh, giò lụa, thịt đông, nem rán, gà luộc, xôi nếp cái hoa vàng…và dĩ nhiên là không thể thiếu bát canh măng nấu với thịt chân giò nóng hổi, thơm phức phả mùi từ đầu ngõ. Một mâm cỗ truyền thống rất đỗi thân thuộc của người Tràng An mỗi độ Tết đến xuân về. Đây cũng là bữa cơm sum họp của các thành viên trong gia đình, sau một năm xa cách. Nghĩ đến thôi đã thấy lòng xốn sang khó tả. Và chỉ ước được về nhà, ngắm nụ cười dịu dàng của mẹ, quây quần bên gia đình, cùng nhau thưởng thức những món ăn thật Hà Nội. Để rồi năm sau khi bắt đầu một hành trình mới, tôi sẽ kể cho những người bạn của tôi, với một câu chuyện đầy tự hào: “Mày biết không, đấy chính là cái Tết của tao, Tết của người Hà Nội…”

Tôi nhớ không khí đêm giao thừa. Không còn tiếng xe cộ ồn ào nào nhiệt, chỉ có hơi thở của mùa xuân và cờ hoa rực rỡ, của những bước chân tươi vui rộn ràng và những nụ cười rạng rỡ của người Hà Nội đi đón xuân. Hà Nội của tôi nhẹ nhành, thanh tao, quyến rũ đến nao lòng.

Chao ôi, nhớ. Nhớ sao mà da diết đến thế!

Ở phương xa, nằm thao thức nghe đài báo thời tiết, Hà Nội đêm nay có mưa, những hạt mưa phùn mang theo bao kỷ niệm khắc khoải, trằn trọc, bâng khuâng. Không biết giờ này ở nhà Tết đã về qua ngõ?. Tôi nhớ nhà, nhớ gia đình, nhớ cố hương.

Ngày mai tôi sẽ trở về. Tôi về với nơi nương náu yêu thương của cuộc đời mình. Ở đó có những người tôi yêu thương nhất đang mong ngóng và đợi chờ tôi sau những ngày tháng bôn ba giữa dòng đời xuôi ngược. Dù đi xa thế nào, đi xa bao lâu, chỉ cần có một nơi để trở về, chỉ bấy nhiêu thôi, cũng thấy lòng bình yên đến lạ!

Gia đình vẫn luôn bên ta, là điểm tựa cho ta trên mỗi bước đường đời. Hãy trở về nhà vì ở đó luôn có tình yêu thương bao la của mẹ cha, có những ngóng chờ và sẽ là nơi giúp ta gột sạch những mệt mỏi, lo toan.

Ngoài kia, những chậu quất sai quả mọng, những cành đào đỏ thắm và con phố nhỏ của tôi đang đợi tôi về.

Nghỉ ngơi thôi, mùa xuân đã về…

Song Thu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Nhằm kết nối công nhân, hướng về cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Đáng chú ý là Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hát cho công nhân nghe - nghe công nhân hát” vào sáng 24/4/2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Bê tông Minh Đức tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Chiều 24/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện phối tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Tin khác

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Xem thêm
Phiên bản di động