Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế để góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
Hội nghị được tổ chức nhằm cụ thể hóa, triển khai các chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị đối ngoại toàn quốc, Nghị quyết và Chương trình hành động của Hội nghị Ngoại giao 31 đối với trụ cột ngoại giao kinh tế. Tinh thần chung của Hội nghị là bàn và thống nhất ngay từ đầu năm những định hướng, trọng tâm ưu tiên và các biện pháp cụ thể để đẩy mạnh hơn nữa công tác ngoại giao kinh tế trong năm 2022, nhằm đóng góp tích cực, hiệu quả vào phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và củng cố các nền tảng cho tăng trưởng, phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong các năm tới.
Báo cáo hội nghị về kết quả ngoại giao kinh tế năm 2021 và phương hướng năm 2022, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Trưởng Ban Chỉ đạo Ngoại giao kinh tế nhấn mạnh, năm 2021 vừa khép lại là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, song cũng là năm hết sức khó khăn, với những thử thách chưa có tiền lệ đối với kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, trên cơ sở bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương, công tác ngoại giao kinh tế đã được triển khai quyết liệt, đóng góp tích cực cho Chính phủ trong thực hiện mục tiêu kép, với các điểm sáng là ngoại giao vắc xin, công tác nghiên cứu, tham mưu, tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến, kết nối gắn với các hoạt động đối ngoại cấp cao.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Hội nghị. |
Tại Hội nghị, các đại biểu đã bày tỏ sự đồng tình, nhất trí cao với báo cáo và đánh giá tư duy triển khai ngoại giao kinh tế trong năm 2021 đã bắt kịp yêu cầu, tình hình và diễn biến quốc tế, được triển khai với tinh thần hết sức chủ động và khẩn trương, đáp ứng đúng với yêu cầu của Chính phủ, nhu cầu của địa phương và doanh nghiệp.
Các đại biểu cho rằng, bối cảnh và tình hình năm 2022 có rất nhiều thay đổi so với năm 2021, trong đó có nhiều cơ hội nhưng cũng rất nhiều thách thức. Kinh tế thế giới dự báo tiếp tục đà phục hồi, các xu thế phát triển xanh, kinh tế số là xu hướng không thể đảo ngược nhưng tăng trưởng kinh tế không đồng đều, lạm phát, giá nhiên liệu tăng, diễn biến dịch bệnh vẫn sẽ đặt ra nhiều khó khăn cho kinh tế Việt Nam. Do đó, công tác ngoại giao kinh tế năm 2022 cần tiếp tục được triển khai với tinh thần quyết liệt của năm 2021, góp phần thực hiện mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế, tạo nền tảng để kinh tế nước ta “bứt phá”, thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.
Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã nêu yêu cầu, đề xuất về hỗ trợ kết nối với các thị trường nước ngoài, thông tin kinh nghiệm quốc tế trong phục hồi và phát triển kinh tế, phát triển các ngành có thể tạo đột phá như nông nghiệp, du lịch chất lượng cao, ứng phó với biến đổi khí hậu, để Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện đưa vào kế hoạch hành động ngoại giao kinh tế năm 2022.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn biểu dương công tác ngoại giao kinh tế trong năm 2021 đã đạt nhiều thành tích nổi bật, có ý nghĩa hết sức quan trọng, đóng góp trực tiếp và hiệu quả vào nỗ lực chung của đất nước về phòng chống dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Trong đó, công tác ngoại giao vắc xin, hỗ trợ Chính phủ và các bộ, ngành địa phương trong đẩy lùi dịch bệnh đã được triển khai hết sức quyết liệt và sáng tạo. Chỉ trong bốn tháng, từ một nước có tỷ lệ tiêm vắc xin thấp nhất khu vực, Việt Nam đã lọt vào trong nhóm 6 nước hàng đầu thế giới về bao phủ vắc xin, được bạn bè và doanh nghiệp quốc tế đánh giá rất cao. Công tác tham mưu cho Chính phủ, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương trong duy trì, mở rộng hoạt động đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam cũng được triển khai mạnh mẽ, thông qua các hoạt động đối thoại của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với nhiều doanh nghiệp FDI.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, các thành quả đó có sự chỉ đạo và tham gia trực tiếp của lãnh đạo cấp cao, sự phối hợp chặt chẽ và sự hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp cũng như nỗ lực rất lớn của các Cơ quan đại diện ta ở nước ngoài.
Về phương hướng năm 2022, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, trong bối cảnh các nước đã bắt đầu mở cửa, phục hồi nền kinh tế, xu hướng giao lưu, du lịch được đẩy mạnh, các xu thế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, cơ cấu lại chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho địa phương, doanh nghiệp. Ưu tiên hàng đầu của ngoại giao kinh tế năm 2022 là phục vụ mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, phương châm của toàn ngành Ngoại giao trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế năm 2022 là “Quyết liệt, đổi mới, chủ động thích ứng, hiệu quả, sáng tạo” trong thực hiện ba nhiệm vụ chính:
Một là, đóng góp mạnh mẽ vào phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phục vụ chủ trương của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19.
Hai là, thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, kịp thời nắm bắt những xu hướng mới, thúc đẩy tăng trưởng xanh, sạch, chuyển đổi số..., củng cố nền tảng hợp tác kinh tế phục vụ cho phục hồi, phát triển đất nước trong dài hạn.
Bà là, tiếp tục triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại của địa phương và doanh nghiệp, chú trọng đôn đốc triển khai thực chất và hiệu quả các cam kết và hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với thị trường nước ngoài, tận dụng các cơ hội mà các xu thế mới mang lại.
Để triển khai các mục tiêu trên, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn yêu cầu Ban Chỉ đạo ngoại giao kinh tế hoàn thiện Chương trình ngoại giao kinh tế năm 2022 theo 8 nhóm giải pháp, tập trung vào tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phục vụ chủ trương của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19; tăng cường các hoạt động phục vụ phục hồi và phát triển kinh tế; tranh thủ tối đa, tận dụng tốt nhất các nguồn lực phát triển mới như các quỹ đầu tư chính phủ, các quỹ đầu tư xanh, các sáng kiến khu vực và đa phương.
Bộ trưởng đề nghị, ngoại giao kinh tế cần tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế với các đối tác, hình thành các cơ chế phối hợp liên ngành trong hỗ trợ triển khai ngay một số lĩnh vực ưu tiên như khoa học - công nghệ, nâng cao năng lực y tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, nông nghiệp thông minh, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao… để tạo động lực bứt phá cho tăng trưởng. Trong hoạt động với các đối tác nước ngoài, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, kết nối địa phương và doanh nghiệp, đặc biệt nhân dịp các hoạt động cấp cao và tổ chức các hoạt động xúc tiến ở địa phương nhằm tăng cường sự hiểu biết, quảng bá tiềm năng của các địa phương và doanh nghiệp Việt Nam tới các đối tác quốc tế.
Để thực hiện các nhiệm vụ này, Bộ trưởng đề nghị ngành Ngoại giao dồn toàn lực, phát huy tối đa các nguồn lực cho mục tiêu và khát vọng của đất nước. Từng cơ quan đại diện phải xây dựng những kế hoạch, đề án cụ thể và lộ trình thực hiện và triển khai với quyết tâm cao nhất, với tinh thần chủ động, sáng tạo để góp phần đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế mà Đảng, Chính phủ đã đề ra.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới
Thị trường 05/11/2024 18:17
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Thị trường 05/11/2024 07:11
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Thị trường 05/11/2024 06:53
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Thị trường 05/11/2024 06:49
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024
Thị trường 03/11/2024 06:52