Đặt doanh nghiệp là trung tâm
Bám sát thị trường đang khai thác ổn định
Đề cập về tình hình kinh tế thế giới trong thời gian dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, nhiều quốc gia khác đã tính đến việc mở cửa nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ để sớm phục hồi kinh tế.
Đặt doanh nghiệp vào trung tâm các giải pháp phục hồi sau dịch |
Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, hiện tại 10 trung tâm kinh tế thế giới đều phải chịu những tác động mạnh mẽ của dịch Covid -19, trong đó nhiều trung tâm kinh tế lớn đang phải đối mặt với những bất ổn và dự báo về câu chuyện đỉnh dịch, kể cả các nước đã ổn định có nguy cơ bị tấn công trở lại cũng không thể lường trước được.
Trước những khó khăn đó, theo lãnh đạo Bộ Công Thương thì các ngành cần phải đưa ra những giải pháp thích ứng trong tình hình mới để phù hợp với trạng thái nền kinh tế hiện nay. Tất cả đều dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng âm. Bài toán kinh tế Việt Nam sẽ phát triển hậu Covid -19 như thế nào phụ thuộc vào mức độ kiểm soát dịch và sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, nhưng theo Bộ trưởng Bộ Công Thương đây là “2 vấn đề đầy rủi ro”.
Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Phan Văn Chinh cho biết, nửa đầu tháng 4, kim ngạch Xuất nhập khẩu đạt 83 tỷ, vẫn tăng 4,7% so với cùng kỳ nhưng tất cả các nước trên thế giới đều đang bước vào vòng xoáy khó khăn khi các thị trường mạnh bị ảnh hưởng rất lớn. Thời gian tới cần tổ chức sản xuất để tạo nguồn hàng, khai thông lại thị trường trong đó cần tính đến cả những thị trường khó khăn hơn do họ thực hiện các rào cản bảo hộ thương mại.
Trước mắt, cần tổ chức lại sản xuất và xuất khẩu bằng việc bám sát các thị trường vẫn khai thác tốt như Nhật Bản, Trung Quốc. Riêng các ngành hàng dệt may, da giày và đồ gỗ nên sớm có chương trình nối lại giao thương bằng các hình thức trực tuyến; Đồng thời đề nghị hệ thống thương vụ phân tích cụ thể tình hình dịch bệnh và nhu cầu thị trường để doanh nghiệp có thể dựa vào, phân tích và đưa ra những biện pháp thích hợp nhất với thời điểm hậu Covid-19.
Cũng đề cập đến vấn đề này, theo Cục trưởng Cục Công nghiệp Trương Thanh Hoài, khó khăn nhất hiện nay là các ngành hàng dệt may da giày khi Mỹ và châu Âu chiếm đến 70% kim ngạch xuất khẩu. Với các mặt hàng này, thị trường trong nước chỉ chiếm 10% (tương đương 6 tỷ USD) mà khơi thông thị trường trong nước cũng là một vấn đề khó. Trong khi đó, các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn để “cầm hơi” cũng là cả một vấn đề, chưa nói đến tiếp cận các dòng vốn phục hồi sản xuất, do đó, theo ông Hoài, cần phải gia hạn thêm thời gian chậm, dừng nộp thuế đến hết quý I/2021 mới có thể giúp doanh nghiệp vượt qua tình hình hiện nay.
Đặt doanh nghiệp vào trung tâm các giải pháp phục hồi sau dịch
Trước những khó khăn của nền kinh tế sau dịch bệnh COVID-19, theo các chuyên gia kinh tế để khôi phục sản xuất kinh doanh, trước hết các ngành cần phải có hướng dẫn cụ thể để các doanh nghiệp thông qua gói hỗ trợ "đầu vào", "đầu ra". Theo đó, hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam –châu Âu (EVFTA) đã được Quốc hội phê chuẩn, do đó Vụ Chính sách thương mại đa biên và 2 Vụ thị trường ngoài nước cần phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu và khai thác tốt những cơ hội từ Hiệp định này.
Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu: “Đối với các đơn vị phụ trách sản xuất, phải tập trung rà soát lại tình hình sản xuất ở từng ngành, đặc biệt là các ngành trọng điểm như: dệt may, da giày, điện tử, sản phẩm cao su, đồ gỗ, chế biến thực phẩm, phân bón, hóa chất... để có kế hoạch cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất và sẵn sàng đẩy mạnh xuất khẩu khi tình hình dịch bệnh ở các nước được kiểm soát tốt hơn. |
Để có những giải pháp cụ thể thúc đẩy kinh tế phát triển sau dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã đưa ra các chỉ đạo cụ thể đối với từng Cục, Vụ với yêu cầu “phải có những bản kế hoạch cụ thể để có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nhanh nhất những giải pháp phục hồi kinh tế”. Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu: “Đối với các đơn vị phụ trách sản xuất, phải tập trung rà soát lại tình hình sản xuất ở từng ngành, đặc biệt là các ngành trọng điểm như: dệt may, da giày, điện tử, sản phẩm cao su, đồ gỗ, chế biến thực phẩm, phân bón, hóa chất... để có kế hoạch cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất và sẵn sàng đẩy mạnh xuất khẩu khi tình hình dịch bệnh ở các nước được kiểm soát tốt hơn. Ngoài ra cũng cần lưu ý đến sự dịch chuyển đầu tư hậu Covid để tính toán đến việc doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu đối với ngành hàng ô tô và chế biến chế tạo”.
Bộ trưởng cũng chỉ đạo các Cục Xuất nhập khẩu, Cục Xúc tiến thương mại và các Vụ Thị trường ngoài nước phải có kế hoạch cụ thể để thúc đẩy xuất khẩu cho từng mặt hàng, từng thị trường có thể khai thác ngay trong giai đoạn hiện nay và giai đoạn hậu dịch bệnh. Đối với hoạt động xúc tiến thương mại nửa cuối năm 2020, cần đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi, xây dựng kế hoạch và các hoạt động triển khai linh động bám sát vào tình hình hồi phục và nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch tại các thị trường để có thể triển khai ngay.
Bên cạnh đó, các Vụ Thị trường ngoài nước phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu có đánh giá và đưa ra đối sách để kịp thời khai thác, phát triển các thị trường XK mới để kịp thời thay thế, bổ sung các thị trường xuất khẩu đang gặp khó khăn bởi tác động của dịch bệnh Covid-19; Tập trung vào các thị trường có sự kiểm soát tốt dịch bệnh để đẩy mạnh khai thác các khung khổ hợp tác thương mại song phương, đa phương, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sớm tiếp cận thị trường.
Tính đến việc, hậu dịch bệnh, hàng hóa tồn đọng, tồn kho ở nhiều nước có thể xuất khẩu ồ ạt, tràn vào thị trường trong nước với giá thấp, ảnh hưởng đến nền sản xuất trong nước, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu, nhằm đảm bảo cạnh tranh trong nước và năng lực sản xuất nội địa, Cục Phòng vệ thương mại phải bám sát diễn biến thị trường, hết sức lưu ý để có biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp trước diễn biến phức tạp từ tình hình thế giới; Theo dõi sát tình hình và chủ động hướng dẫn các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng có phương án báo cáo, phối hợp để nghiên cứu và áp dụng ngay các biện pháp phòng vệ thương mại trong trường hợp cần thiết.
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28