Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp cải thiện đời sống người dân

Cùng với tốc độ đô thị hóa mạnh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, số lao động nông thôn dôi dư, thiếu việc làm nhiều. Chính bởi vậy, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đã được các cấp, ngành thành phố đặc biệt quan tâm. Xoay quanh nội dung này, bà Nguyễn Thanh Nhàn- Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) thành phố đã có cuộc trao đổi với PV Lao động Thủ đô.

PV: Công tác đào tạo nghề cho LĐNT là một chủ trương lớn của nhà nước. Xin bà cho biết, Hà Nội đã có những giải pháp cụ thể nào để triển khai thực hiện chủ trương này?  

- Bà  Nguyễn Thanh Nhàn: Đào tạo nghề cho LĐNT là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có vai trò rất lớn trong sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn của cả nước nói chung, thành phố Hà Nội nói  riêng. Việc đào tạo nghề cho LĐNT, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao năng suất lao động góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn. Nhận thức điều này, các cấp, ngành của thành phố đã tích cực chỉ đạo và triển khai hiệu quả chương trình này. Được giao là cơ quan thường trực thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg về đào tạo nghề cho LĐNT, Sở LĐ- TB&XH đã kịp thời tham mưu cho UBND thành phố; thành lập ban chỉ đạo thành phố, xây dựng kế hoạch triển khai dạy nghề cho LĐNT giai đoạn 2011 -2015 (KH số 150/KH – UBND ngày 26/12/2011). Hàng năm Sở tham mưu cho UBND thành phố ban hành kế hoạch dạy nghề cho LĐNT và kế hoạch kiểm tra, giám sát thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn thành phố.

Ở cấp huyện, thị, ngoài việc thành lập ban chỉ đạo ở cấp mình, các địa phương đã phổ biến Quyết định số 1956/QĐ-TTg tới cán bộ chủ chốt cấp huyện và cấp xã; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Quyết định 1956/QĐ-TTg bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú, như phát thanh trên hệ thống thông tin truyền thanh của địa phương, tổ chức hội nghị chuyên đề về dạy nghề cho LĐNT góp phần tác động tích cực đến nhận thức của người dân; triển khai khảo sát, điều tra nhu cầu học nghề của người lao động nông thôn. Trên cơ sở kết quả khảo sát, các địa phương đã xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT sát với thực tế và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Có thể nói, chương trình đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn thành phố trong thời gian qua đã được triển khai với những giải pháp đồng bộ, tích cực.

PV: Thưa bà, với những giải pháp đồng bộ, tích cực ấy, công tác đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn thành phố thời gian qua đã đạt được những kết quả nổi bật nào?

Bà Nguyễn Thanh Nhàn: Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của các đơn vị, trong 5 năm qua (2010-2014)  đã tổ chức 3.246 lớp cho 110.128 người học nghề, trong đó: nghề nông nghiệp 47.233 người, nghề phi nông nghiệp 62.895 người, với các nghề: Trồng và chăm sóc cây cảnh, chăn nuôi thú y, trồng rau an toàn, nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu, trồng lúa chất lượng cao (nhóm nghề nông nghiệp); may công nghiệp, nghề kỹ thuật chế biến món ăn; nghề điện dân dụng, nghề thủ công mỹ nghệ như: Mây tre đan, khảm trai, sơn mài (nhóm nghề phi nông nghiệp). Sau đào tạo nghề đã giải quyết việc làm cho 88.102 người (đạt 80%). Có thể nói, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn thành phố đã góp phần nâng cao chất lượng LĐNT, tạo điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

-PV: Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố vẫn còn những khó khăn, hạn chế?  

Bà Nguyễn Thanh Nhàn: Đúng vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề trên địa bàn thành phố vẫn còn một số tồn tại. Đó là, nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã về công tác đào tạo nghề cho LĐ NT còn hạn chế. Không ít người lao động ngại học, còn băn khoăn về thời gian, về các khoản chi hàng ngày...và bị các công việc khác có thu nhập chi phối. Ngoài ra, còn một số khó khăn như chi phí đào tạo còn thấp; đội ngũ cán bộ của các phòng LĐ-TB&XH còn thiếu và chưa có kinh nghiệm trong dạy nghề. Đặc biệt, theo quy định của Đề án 1956/QĐ-TTg thì đối tượng học nghề là những người trong độ tuổi lao động (nữ tới 55, nam tới 60) tuy nhiên trên thực tế có những người quá độ tuổi lao động, nhưng vẫn là lao động chủ lực của nhiều gia đình và do đặc thù của một số nghề số lượng và độ tuổi cao như nghề chăm sóc cây cảnh; nghề mây tre giang đan, theo quy định lại không được tham gia học nghề.

-PV: Với cương vị người quản lý ở cơ quan thường trực, theo bà, trong thời gian tới chúng ta cần  có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề cho LĐNT?

Bà   Nguyễn Thanh Nhàn:  Để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho LĐNT trong thời gian tới, tôi cho rằng chúng ta cần tiếp tục tăng cường hoạt động của BCĐ thực hiện Quyết định số 1956 QĐ – TTg, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề cho LĐNT;  đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn nâng cao nhận thức cho LĐNT về học nghề và việc làm; rà soát nhu cầu học nghề của NLĐ từng địa phương, lựa chọn và phát triển nghề học và đào tạo phù hợp với cơ cấu ngành nghề và mục tiêu phát triển kinh tế của xã hội của địa phương đề ra, gắn đào tạo nghề với chỉ tiêu và phù hợp các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Kiên quyết thực hiện phương châm chỉ dạy nghề cho LĐNT khi gắn với lao động – việc làm sau đào tạo. Đẩy mạnh tập trung nhân rộng mô hình điểm, nghề mũi nhọn; tiếp tục triển khai dạy nghề có địa chỉ, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm tại chỗ; nhân rộng mô hình dạy nghề có hiệu quả.Nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dạy nghề từ cấp xã trở lên...

 Xin trân trọng cảm ơn bà!

Phạm Diệp (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa thông báo đợt tuyển chọn lao động đầu tiên đi làm việc tại Australia trong ngành Nông nghiệp.
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

(LĐTĐ) Ngày càng nhiều công ty đẩy mạnh ưu tiên nâng cấp công nghệ, số hóa, ứng dụng AI và tự động hóa, cũng như các thực hành bền vững. Sự tập trung này thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng cao trong các mảng như kỹ thuật số, môi trường - xã hội - quản trị (ESG), quản lý rủi ro và tuân thủ.
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội

Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội

Nhiều người lao động gửi thư về báo Lao động Thủ đô bày tỏ băn khoăn: Trong trường hợp công ty còn nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được giải quyết chế độ như thế nào, có được hưởng lương hưu ngay không?
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng

Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Ngay sau khi nắm thông tin về vụ hỏa hoạn tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội), Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đã chỉ đạo cán bộ khẩn trương nắm bắt, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chăm sóc, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho các nạn nhân.
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

(LĐTĐ) Việc đưa vè vào hoạt động củng cố bài học góp phần giúp học sinh hứng thú, dễ nhớ, dễ thuộc các kiến thức trọng tâm sau mỗi bài học.
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị Ủy ban nhân dân các địa phương chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền và thực hiện tặng quà của Chủ tịch nước kịp thời, đầy đủ trước Tết Nguyên đán, không để xảy ra sai sót, tiêu cực.
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

(LĐTĐ) Theo Hướng dẫn lương 2025 của ManpowerGroup Việt Nam, triển vọng lương tích cực ở hầu hết ngành nghề. Mức lương tối thiểu ở phần lớn các công việc trong tất cả các lĩnh vực duy trì ổn định, ngoại trừ một vài vị trí có sự giảm nhẹ.
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm

Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm

(LĐTĐ) Báo Thanh Niên vừa tổ chức thành công sự kiện tổng kết và trao giải mùa 4 của cuộc thi “Sống Đẹp” với chủ đề “San sẻ yêu thương”, một dịp tôn vinh những tác giả và tác phẩm xuất sắc, mang đến nhiều câu chuyện cảm động, truyền cảm hứng sống đẹp cho cộng đồng.
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?

Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?

(LĐTĐ) Anh Trần Văn Hưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) hỏi: Bố tôi đã nghỉ hưu được 1 năm, nhưng do đơn vị nơi bố tôi làm chưa đóng đủ bảo hiểm xã hội (BHXH) nên chưa được lĩnh lương hưu. Vậy, chúng tôi cần làm thế nào để được hưởng lương hưu?
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?

Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?

(LĐTĐ) Chị Nguyễn Thị Lành (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) hỏi: Hằng tháng, công ty đều trích thu nhập của tôi để đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Xin hỏi, làm sao để biết công ty có đóng tiền về cơ quan Bảo hiểm xã hội hay không, hay đang nợ tiền của người lao động?
Xem thêm
Phiên bản di động