Đại dịch Covid-19 khiến thất nghiệp lan rộng, tỷ lệ nghèo gia tăng
Phải xóa bỏ đói nghèo cho tất cả mọi người, mọi thời điểm, mọi chiều thiếu hụt Hành động mạnh mẽ để giải quyết đói nghèo |
Làn sóng Omicron có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế của khu vực tới 0,8 điểm phần trăm trong năm 2022, theo nhận định của báo cáo với nhan đề “Đông Nam Á: Trỗi dậy từ đại dịch”.
Sản lượng kinh tế của khu vực vào năm 2022 dự kiến sẽ vẫn thấp hơn 10% so với kịch bản không có Covid-19. Trong số những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, có các lao động phổ thông và người lao động làm việc trong khu vực bán lẻ và nền kinh tế phi chính thức, cũng như các doanh nghiệp nhỏ không có sự hiện diện số.
Chủ tịch ADB - ông Masatsugu Asakawa, cho biết: “Đại dịch đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp lan rộng, bất bình đẳng ngày càng trầm trọng và tỷ lệ nghèo gia tăng, đặc biệt là ở phụ nữ, lao động trẻ và người cao tuổi ở Đông Nam Á.
![]() |
Đại dịch Covid-19 đã gây nên nhiều hệ lụy (Ảnh minh họa). |
ADB sẽ tiếp tục làm việc với các nhà hoạch định chính sách trong quá trình họ nỗ lực tái thiết, cải thiện hệ thống y tế quốc gia và hợp lý hóa các quy định trong nước để tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chúng tôi khuyến khích chính phủ các nước Đông Nam Á đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh, thông minh và áp dụng đổi mới công nghệ để phục hồi tăng trưởng kinh tế.”
Hai năm sau khi đại dịch bùng phát, báo cáo cho thấy triển vọng tăng trưởng sáng sủa hơn đối với các nền kinh tế có khả năng ứng dụng công nghệ rộng rãi, xuất khẩu hàng hóa được duy trì hoặc có tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Báo cáo ghi nhận sự phục hồi kinh tế trên toàn khu vực, với hầu hết các quốc gia chứng kiến lượt khách ghé thăm các khu vực bán lẻ và giải trí tăng 161% trong giai đoạn hai năm tính tới ngày 16/2/2022. Dù vậy, khu vực vẫn phải đối mặt với những thách thức toàn cầu, bao gồm sự xuất hiện của các biến chủng Covid-19 mới, thắt chặt lãi suất toàn cầu, gián đoạn chuỗi cung ứng, giá hàng hóa cao hơn và lạm phát.
Với 59% dân số trong khu vực đã được tiêm chủng đầy đủ tính đến ngày 21/2/2022, báo cáo kêu gọi chính phủ các nước Đông Nam Á phân bổ thêm nguồn lực để giúp các hệ thống y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc, cải thiện giám sát dịch bệnh và ứng phó với các đại dịch trong tương lai.
Đầu tư cho y tế có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng cường tham gia lao động và năng suất. Ví dụ, tăng trưởng kinh tế của Đông Nam Á có thể tăng 1,5 điểm phần trăm nếu chi tiêu cho y tế trong khu vực đạt khoảng 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), so với mức 3,0% vào năm 2021 - theo nhận định của báo cáo.
Báo cáo cũng khuyến nghị các quốc gia theo đuổi cải cách cơ cấu để thúc đẩy khả năng cạnh tranh và năng suất. Điều này có thể bao gồm đơn giản hóa các thủ tục kinh doanh, giảm các rào cản thương mại và khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ áp dụng công nghệ mới.
Điều này cũng có thể bao gồm đào tạo kỹ năng để giúp người lao động khắc phục tình trạng gián đoạn trên khắp thị trường lao động và chuyển đổi việc làm giữa các lĩnh vực. Các chính phủ cần duy trì sự thận trọng về tài khóa để giảm thâm hụt và nợ công, đồng thời hiện đại hóa công tác quản lý thuế để nâng cao hiệu quả và mở rộng cơ sở thuế...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp
Tin khác

Gần 1.700 cơ hội làm thêm dịp Tết Nguyên đán 2024 dành cho sinh viên, người lao động
Việc làm 27/11/2023 21:13

Kết nối việc làm, học nghề cho hàng trăm người khuyết tật
Việc làm 24/11/2023 21:01

Kết nối thị trường việc làm giữa TP.HCM với các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long
Việc làm 24/11/2023 15:35

Chấp nhận giảm lương để giữ việc
Việc làm 23/11/2023 12:23

Tạo cơ hội để người nghèo đi lao động nước ngoài
Việc làm 21/11/2023 10:40

Nữ nghệ nhân tâm huyết “giữ lửa” nghề truyền thống sơn mài
Lao động 16/11/2023 16:36

Hà Nội: Tỷ lệ lao động qua đào tạo liên tục tăng
Việc làm 16/11/2023 09:11

Kết nối cung - cầu lao động TP.HCM với Đồng bằng sông Cửu Long
Việc làm 14/11/2023 17:41

Hành trình giữ nghề nơi "xứ mây"
Lao động 14/11/2023 17:24

TP.HCM: Cơ hội việc làm cho hơn 2.000 lao động dịp cuối năm
Việc làm 13/11/2023 14:24