Đa dạng hóa sản phẩm du lịch để hút du khách

(LĐTĐ) Qua hơn nửa năm triển khai các giải pháp phục hồi kinh tế - xã hội, TP.HCM đã ghi nhận sự chuyển biến tích cực trên nhiều ngành, nghề, lĩnh vực. Riêng ngành Du lịch đang có sự phục hồi mạnh mẽ với chiến lược đa dạng hóa các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch để thu hút khách quốc tế, nhằm nhanh chóng đạt mục tiêu đón 5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2023.
Khoảng 200 gian hàng sẽ tham gia Liên hoan làng nghề, phố nghề Hà Nội năm 2022 Du lịch Hà Nội tăng tốc và bứt phá Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài 2023: Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn

Tạo sức hút khách quốc tế

Theo thống kê của Sở Du lịch TP.HCM, khách quốc tế đến Thành phố trong 7 tháng năm 2023 ước đạt 2,3 triệu lượt, tăng 208,3% so cùng kỳ năm 2022 và đạt 47,2% so với kế hoạch năm 2023. Tính riêng trong tháng 7/2023, ước đạt 419.100 lượt khách quốc tế, tăng 45,7% so cùng kỳ năm 2022.

Từ đầu năm đến nay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch cũng như cập nhật tình hình du lịch kinh doanh trên phạm vi thế giới, Sở Du lịch TP.HCM đã phối hợp cùng doanh nghiệp đẩy mạnh loại hình du lịch MICE (du lịch kết hợp giữa hội thảo, hội nghị, khen thưởng, hội họp và triển lãm của các công ty, doanh nghiệp cho nhân viên, đối tác)...

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch để hút du khách
TP.HCM đặt mục tiêu phát triển du lịch đường thủy là một trong những sản phẩm du lịch đặc trưng. (trong ảnh là kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè nhìn từ trên cao). Ảnh: Sở Du lịch TP.HCM

Sản phẩm du lịch này đã thu hút những đoàn khách quốc tế lớn từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Trung Quốc... với khoảng 1.000 khách. Gần đây nhất, TP.HCM đã đón đoàn khách MICE hơn 450 người từ Ấn Độ. Đây là tín hiệu cho thấy thị trường du lịch quốc tế có tín hiệu khởi sắc và nhộn nhịp trở lại tại Việt Nam cũng như TP.HCM.

Để đạt được thành quả đó, Sở Du lịch TP.HCM đã phối hợp cùng thành phố Thủ Đức và các quận, huyện triển khai các sản phẩm du lịch đặc trưng, phát huy thế mạnh của từng địa phương. Ví dụ như phối hợp với quận 1 giới thiệu sản phẩm “Hành trình đến các di tích lịch sử văn hóa”; công bố các điểm đến du lịch đặc trưng quận 7; giới thiệu “quận 8 - Vùng đất của những câu chuyện”...Riêng tại huyện Cần Giờ, nổi bật với sản phẩm du lịch cộng đồng ở ấp Thiềng Liềng (xã đảo Thạnh An).

Song song đó, ngành Du lịch TP.HCM cũng đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch y tế, nhất là trong bối cảnh ngày càng có nhiều kiều bào, khách quốc tế đến TP.HCM để tìm kiếm các dịch vụ y tế. Theo thống kê, hàng năm lượng khách du lịch đến Việt Nam khám chữa bệnh tăng dần đều qua các năm, doanh thu khoảng 2 tỷ USD/năm. Gần đây, trung bình mỗi năm có khoảng 300.000 khách nước ngoài đến Việt Nam khám chữa bệnh, trong đó 40% lượng khách tập trung tại TP.HCM.

Mặt khác, hàng loạt tour du lịch thú vị cũng được các doanh nghiệp lữ hành triển khai thành công thời gian qua. Chẳng hạn, Lữ hành Saigontourist có chùm tour “Tôi yêu Sài Gòn”, “Sài Gòn rong ca chiều thứ 7”, “Một thoáng Sài Gòn với Vespa”, “Món Việt từ chợ Bến Thành”… Hay Công ty Du lịch Vietravel có các tour “Sài Gòn đẹp lắm!”, “Trải nghiệm xe buýt hai tầng - Xuôi dòng Bình Trị giang”…

Nói về tiềm năng thu hút khách quốc tế, ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết, ngày 15/8, Nghị quyết số 127/NQ-CP của Chính phủ quyết nghị thực hiện cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ chính thức có hiệu lực. Những điều chỉnh mới về chính sách thị thực đã tạo điều kiện thuận lợi cho du khách quốc tế đến với Việt Nam.

Tuy nhiên, ông Hòa cho rằng, đây mới chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ để du lịch Việt Nam hấp dẫn hơn, tạo được sức hút mạnh mẽ hơn với các thị trường quốc tế thì còn cần nhiều giải pháp đồng bộ hơn nữa. Do đó, ngành Du lịch TP.HCM sẽ tập trung quảng bá, xúc tiến các hoạt động thương mại nhằm kết nối với các thị trường du lịch trọng điểm cũng như mở rộng thị trường mới.

"Hy vọng, với sự đầu tư quy mô, bài bản du lịch Việt Nam sẽ nhanh chóng bứt phá, phát triển có trọng tâm, trọng điểm, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Việt Nam vào nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới”, ông Lê Trương Hiền Hòa cho biết.

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Để tạo sức hút cũng như giữ chân du khách, ngành Du lịch TP.HCM thời gian qua đã nỗ lực triển khai nhiều sản phẩm du lịch mới, gắn liền với bản sắc TP.HCM. Ví dụ, trong dịp lễ 30/4 vừa qua, lần đầu tiên TP.HCM ra mắt sản phẩm du lịch “Chương trình tham quan Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia Trụ sở HĐND và UBND TP.HCM”, chương trình đã thu hút 51 đoàn với gần 1.500 khách tham quan trong nước và quốc tế.

Hay mới đây nhất, Lễ hội sông nước TP.HCM lần thứ nhất đã diễn ra với điểm nhấn của sự kiện là Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Dòng sông kể chuyện” tại Cảng Sài Gòn - Cảng Hành khách tàu biển. Đây là sự kiện du lịch, văn hóa gắn với sông nước được đánh giá có quy mô lớn nhất TP.HCM năm nay, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách quốc tế.

Chương trình đã tái hiện sự hình thành của tự nhiên, con người qua các thời kỳ Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn - TPHCM trong 5 chương Khẩn hoang - Xây thành - Trên bến dưới thuyền - Thương cảng phồn vinh - Rực rỡ Thành phố bên sông với sự tham gia của gần 700 diễn viên và nghệ nhân dân gian cùng ekip các đạo diễn, chuyên gia, cố vấn, nghệ sỹ hàng đầu trong ngành nghệ thuật.

Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch nhấn mạnh, chương trình không chỉ quảng bá lịch sử, đặc trưng văn hóa của TP.HCM mà còn khai thác các giá trị từ tài nguyên sông, biển của Thành phố, góp phần định vị thương hiệu của TP.HCM - một đô thị sông nước giàu bản sắc văn hoá. Qua đó truyền cảm hứng du lịch, khám phá điểm đến TP.HCM tới du khách trong nước và quốc tế, góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế xã hội.

Sau sự thành công của Lễ hội sông nước, TP.HCM đã đặt mục tiêu đến năm 2025, sản phẩm du lịch đường thủy được khai thác trên tất cả các tuyến sông lớn chảy qua Thành phố như sông Sài Gòn, Soài Rạp, Lòng Tàu... liên kết Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Long An, Bến Tre và các tuyến kênh nội đô với ít nhất 10 chương trình du lịch. Đây là một nỗ lực nhằm đa dạng hoá sản phẩm du lịch, hướng đến phát triển du lịch đường thuỷ là một trong những sản phẩm du lịch đặc trưng của TP.HCM.

Với mục tiêu đó, TP.HCM dự kiến trong năm 2023 và 2024 sẽ đón khoảng 500.000 lượt khách/năm và tăng khoảng 10% trong những năm tiếp theo qua du lịch đường thuỷ. Doanh thu du lịch đường thủy năm 2023 và 2024 đặt mục tiêu đạt 300 tỉ đồng/năm và tăng khoảng 10% trong những năm tiếp theo…

Để hoàn thành mục tiêu trên, TP.HCM đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2023 - 2024 như cải thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đường thủy hiện có gồm nhóm các sản phẩm du lịch tầm ngắn (các tour trên sông, tuyến du lịch đường thủy nội đô có bán kính dưới 10 km) như tuyến du lịch đi Bình Quới, tuyến nội đô Nhiêu Lộc - Thị Nghè; nhóm các sản phẩm tầm trung gồm tuyến du lịch đi Củ Chi, Cần Giờ.

M.Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghệ An: Các doanh nghiệp dệt may nỗ lực vượt khó

Nghệ An: Các doanh nghiệp dệt may nỗ lực vượt khó

(LĐTĐ) Dệt may là một trong những lĩnh vực có kim ngạch xuất khẩu lớn của tỉnh Nghệ An. Toàn tỉnh hiện có hơn 50 công ty, nhà máy đang hoạt động, sản phẩm xuất khẩu sang khoảng 20 quốc gia, vùng lãnh thổ.
LĐLĐ quận Long Biên kỷ niệm 20 năm thành lập, gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn

LĐLĐ quận Long Biên kỷ niệm 20 năm thành lập, gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn

(LĐTĐ) Chiều nay (8/12), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập LĐLĐ quận (9/12/2003 - 9/12/2023); gặp mặt cán bộ Công đoàn qua các thời kỳ.
Công an quận Hà Đông lắp đặt chuông báo trộm tại các tiệm vàng

Công an quận Hà Đông lắp đặt chuông báo trộm tại các tiệm vàng

(LĐTĐ) Các nút chuông báo động được lắp đặt trong khu vực quầy giao dịch các tiệm vàng, ngân hàng. Nghi vấn có kẻ gian hoặc xảy ra tình trạng đối tượng cướp tiền, vàng tại đây, chủ hoặc nhân viên kinh doanh nhấn nút chuông báo động.
Hà Nội: Chủ động các phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2024

Hà Nội: Chủ động các phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2024

(LĐTĐ) Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán thường là cao điểm mua sắm, nên sức mua của người dân sẽ tăng cao hơn so với các tháng trong năm. Theo dự báo của Sở Công Thương Hà Nội về khả năng cung ứng và nhu cầu một số nhóm hàng thiết yếu, dịp cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán 2024, ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn Thành phố đạt khoảng 40.900 tỷ đồng (tăng 10% so với Tết năm 2023).
Cảnh sát giao thông Hà Nội tập trung phòng ngừa ùn tắc giao thông dịp cuối năm

Cảnh sát giao thông Hà Nội tập trung phòng ngừa ùn tắc giao thông dịp cuối năm

(LĐTĐ) Những ngày cuối năm, lượng người và phương tiện tham gia giao thông tăng cao. Bên cạnh đó thành phố Hà Nội đang rào chắn hè phố, thi công nhiều công trình giao thông, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra ùn tắc. Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội đã huy động, bố trí lực lượng để hướng dẫn, phòng ngừa, giải quyết ùn tắc giao thông tại các điểm "nóng".
Hà Nội tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện phục vụ đón Đoàn khách quốc tế

Hà Nội tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện phục vụ đón Đoàn khách quốc tế

(LĐTĐ) Trong các ngày 12 và 13/12/2023, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra các hoạt động đón Đoàn khách quốc tế sang thăm chính thức Việt Nam. Để bảo đảm an ninh, an toàn, thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Đoàn khách quốc tế; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện...
Sơn Tây: Sôi nổi hội thi ‘Tuyên truyền phòng, chống ma túy’

Sơn Tây: Sôi nổi hội thi ‘Tuyên truyền phòng, chống ma túy’

(LĐTĐ) Ngày 8/12, Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức hội thi “Tuyên truyền phòng, chống ma túy” của tình nguyện viên Đội công tác xã hội tình nguyện.

Tin khác

Phát triển du lịch từ cách xây dựng thương hiệu

Phát triển du lịch từ cách xây dựng thương hiệu

(LĐTĐ) Huyện Thường Tín (Hà Nội) vốn là địa phương có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi và được biết đến là “đất danh hương, đất trăm nghề”. Những năm qua, để phát triển tiềm năng du lịch, huyện Thường Tín đã và đang xây dựng những thương hiệu sản phẩm đặc trưng, độc đáo nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa truyền thống.
Thành phố Hồ Chí Minh: Đa dạng hoá nhiều sản phẩm du lịch

Thành phố Hồ Chí Minh: Đa dạng hoá nhiều sản phẩm du lịch

(LĐTĐ) Ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để tạo thêm những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, đáp ứng trải nghiệm của du khách đến tham quan Thành phố, nhất là các du khách quốc tế.
Hà Nội được vinh danh là “Điểm đến thành phố hàng đầu thế giới cho kỳ nghỉ ngắn ngày năm 2023”

Hà Nội được vinh danh là “Điểm đến thành phố hàng đầu thế giới cho kỳ nghỉ ngắn ngày năm 2023”

(LĐTĐ) Ngày 4/12, Sở Du lịch Hà Nội thông tin, vừa qua, tại thành phố Dubai (Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất), Lễ trao giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) đã vinh danh Hà Nội là “Điểm đến thành phố hàng đầu thế giới cho kỳ nghỉ ngắn ngày năm 2023”.
Liên kết phát triển sản phẩm du lịch golf giữa Hà Nội và các địa phương

Liên kết phát triển sản phẩm du lịch golf giữa Hà Nội và các địa phương

(LĐTĐ) Chiều 1/12, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị “Định hướng và liên kết phát triển sản phẩm du lịch golf giữa Hà Nội và các địa phương” tại thị xã Sơn Tây.
Hà Nội thúc đẩy du lịch golf với các tỉnh, thành phố phía Bắc

Hà Nội thúc đẩy du lịch golf với các tỉnh, thành phố phía Bắc

(LĐTĐ) Nhằm đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch golf trở thành sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, chất lượng, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây; Liên chi hội Du lịch Golf Việt Nam; Hiệp hội Du lịch Hà Nội; Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội và các đơn vị có liên quan tổ chức Chương trình Kết nối sản phẩm du lịch golf giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phố phía Bắc năm 2023.
TP.HCM: Ngày "Tết" đặc biệt của người dân xã đảo Thạnh An

TP.HCM: Ngày "Tết" đặc biệt của người dân xã đảo Thạnh An

(LĐTĐ) Từ ngày 26/11 đến ngày 29/11, các chuyến đò về xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phải hoạt động liên tục. Các chuyến đò này chở đông đảo người dân và khách du lịch đến tham quan Lễ hội truyền thống mừng công ngư - diêm dân và lễ hội cầu an tại miễu Bà Ngũ Hành vào Rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm.
Điểm sáng phát triển du lịch đêm của Thủ đô

Điểm sáng phát triển du lịch đêm của Thủ đô

(LĐTĐ) Việc triển khai các sản phẩm du lịch đêm được coi là “đòn bẩy” phát triển kinh tế đêm của Thủ đô. Trong đó, khu vực hồ Hoàn Kiếm - phụ cận và khu Phố cổ Hà Nội với nhiều tiềm năng về di sản, là điểm sáng để tận dụng tốt cơ hội thu hút khách du lịch trong và ngoài nước về đêm.
Lượng khách quốc tế đến Hà Nội vượt chỉ tiêu của năm 2023

Lượng khách quốc tế đến Hà Nội vượt chỉ tiêu của năm 2023

(LĐTĐ) Tính đến thời điểm hiện tại, Hà Nội đã đón 4,1 triệu lượt khách quốc tế tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022, vượt chỉ tiêu ước tính cả năm 2023 (chỉ tiêu là đón 4 triệu lượt khách quốc tế).
Tháng 11: Hà Nội đón 1,8 triệu lượt khách du lịch

Tháng 11: Hà Nội đón 1,8 triệu lượt khách du lịch

(LĐTĐ) Theo Sở Du lịch Hà Nội, tháng 11/2023, ước tính, Thành phố đón 1,8 triệu lượt khách, tăng 10% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội ước đạt 453,9 nghìn lượt khách, tăng 56,6% so với cùng kỳ năm 2022, giảm 6% so với tháng 10/2023.
Hà Nội ra mắt sản phẩm du lịch đêm - Điểm chạm của những xúc cảm

Hà Nội ra mắt sản phẩm du lịch đêm - Điểm chạm của những xúc cảm

(LĐTĐ) Tối 24/11, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm tổ chức lễ ra mắt sản phẩm du lịch “Đêm Hà Nội - Điểm chạm của những xúc cảm” và công bố Quyết định công nhận khu du lịch cấp thành phố Khu vực hồ Hoàn Kiếm - phụ cận và khu Phố cổ Hà Nội, tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động