Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị đề nghị xử phạt từ 24 - 26 năm tù
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nêu phương án tiếp tục khắc phục hậu quả Ông Trịnh Văn Quyết ước tính tài sản cá nhân đủ để khắc phục hậu quả |
Chiều 26/7, phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) và 49 bị cáo khác tiếp tục được diễn ra tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
Theo đó, đại diện Viện kiểm sát (VKS) tiến hành luận tội và đề nghị mức án với từng bị cáo. Cụ thể, VKS đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) xử phạt bị cáo Trịnh Văn Quyết từ 5 - 6 năm tù về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, 19 - 20 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tổng hình phạt mà VKS đề nghị đối với bị cáo Quyết là từ 24 - 26 năm tù.
Bị cáo Trịnh Văn Quyết tại tòa - Ảnh: N.A |
Với các bị cáo còn lại, VKS cho biết đã xem xét, cân nhắc đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân của từng bị cáo để đưa ra mức án đề nghị phù hợp với tội danh mà họ bị truy tố.
Hành vi tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán
Trong phần luận tội, VKS nhấn mạnh đây là vụ án được dư luận xã hội quan tâm. Việc truy tố các bị cáo là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Cụ thể, từ tháng 5/2017 đến tháng 1/2022, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo em gái cùng đồng phạm mượn danh nghĩa của nhân viên, người thân, họ hàng để lập hồ sơ, thủ tục thành lập công ty, mở tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng.
Các bị cáo sau đó thực hiện chuỗi hành vi thao túng thị trường đối với 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART. Sau khi giá cổ phiếu tăng, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo “xả bán” cổ phiếu, thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng.
Ngoài ra, từ năm 2014 đến tháng 9/2016, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên Công ty Faros (mã cổ phiếu ROS), các công ty thuộc Tập đoàn FLC và người thân, họ hàng đứng tên làm cổ đông góp vốn, để thực hiện các thủ đoạn lập và ký khống hồ sơ góp vốn, qua đó nâng khống vốn điều lệ của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng.
Đại diện VKS tiến hành luận tội - Ảnh: N.A |
Tiếp đó, các bị cáo tạo lập hồ sơ, đề nghị chấp thuận đăng ký công ty đại chúng, đăng ký lưu ký chứng khoán và niêm yết 430 triệu cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống của Công ty Faros.
Niêm yết cổ phiếu thành công, Trịnh Văn Quyết cùng đồng phạm đã bán hơn 391 triệu cổ phiếu Công ty Faros, chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ đồng của nhà đầu tư.
Theo VKS, các bị cáo đều là người có trình độ, có sức ảnh hưởng đến việc điều hành tại doanh nghiệp nhưng đã chỉ đạo các cá nhân tại Tập đoàn FLC, Công ty Faros nhằm thực hiện hành vi phạm tội, gây tác động xấu đến môi trường đầu tư, phát triển kinh tế, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Ngoài ra, VKS cũng nhận thấy hành vi của các bị cáo đã tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán. Trong đó, hành vi của bị cáo Quyết là rất tinh vi, sử dụng Công ty Faros là công cụ, sử dụng sàn HoSE làm phương tiện để chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.
Ghi nhận phương án bồi thường nhưng “con số khắc phục chưa đáng kể”
Nêu quan điểm trong phần luận tội, VKS nhấn mạnh: “Tôn trọng phương án khắc phục hậu quả của bị cáo Quyết nhưng đến nay, VKS mới ghi nhận bị cáo Quyết khắc phục hơn 200 tỉ đồng, con số này là chưa đáng kể so với hành vi phạm tội mà bị cáo gây ra”.
Về trách nhiệm dân sự, VKS đề nghị các bị cáo tiếp tục khắc phục hậu quả.
Với các bị cáo bị truy tố và đưa ra xét xử về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, theo VKS, những bị cáo này đều phải chịu tình tiết tăng nặng vì đã có hành vi thao túng từ 2 mã cổ phiếu trở lên. Ngoài ra, VKS cũng ghi nhận tình tiết giảm nhẹ cho một số bị cáo chủ động khắc phục hậu quả, thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội.
Trước đó, tại phần xét hỏi, bị cáo Quyết đã xin bán toàn bộ tài sản tích góp, bao gồm tài sản cá nhân và 30% cổ phần của ông tại FLC để khắc phục hậu quả.
Tại tòa, ông Quyết khẳng định bản thân vẫn luôn tìm mọi cách để khắc phục hậu quả nếu bị HĐXX tuyên phải bồi thường; đồng thời cho biết tài sản đang bị phong tỏa ước tính khoảng 4.800 tỉ đồng - 5.000 tỉ đồng, cộng thêm số tiền người mua hãng hàng không Bamboo chưa trả thì cũng đủ khắc phục hậu quả của vụ án.
Thu Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Nguyễn Xuân Son lập cú đúp, đội tuyển Việt Nam có chiến thắng 5 sao
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Tin khác
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu
Tin nóng 20/12/2024 21:43
Phạt tù nhóm công chức thuế "bảo kê" đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng
Pháp đình 20/12/2024 14:23
Chân dung kẻ phóng hỏa tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin nóng 19/12/2024 10:35
Bình Dương: Triệt phá băng nhóm buôn bán ma túy có nhiều tiền án
Tin nóng 19/12/2024 08:28
Bảo đảm tính hợp lý, khả thi của quy định và lợi ích của doanh nghiệp
Tư vấn luật 18/12/2024 16:50
Quy định mới: Từ 2025 chuyển hộ khẩu đến tỉnh khác không phải đổi đăng ký xe
Tư vấn luật 17/12/2024 11:33
TP.HCM: Bắt 3 đối tượng mua bán, vận chuyển hơn 42kg ma túy các loại
Tin nóng 16/12/2024 16:48
Cảnh sát giao thông được quyền kiểm tra những giấy tờ gì khi dừng phương tiện?
Tư vấn luật 14/12/2024 20:45
Bình Dương: Khởi tố các đối tượng mua bán hoá đơn trái phép
Tin nóng 14/12/2024 07:44
Cảnh cáo người đăng tin cháo lươn Nghệ An là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Pháp đình 12/12/2024 14:05