Cựu chiến binh trong “trận chiến” chống dịch

Xưa những người lính đã anh dũng chiến đấu trong cuộc chiến tranh để thống nhất đất nước, bảo vệ biên giới Tây Nam, phía Bắc, giúp nước bạn Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pôn- Pốt và bảo vệ chủ quyền lãnh hải… về lại thời bình, những ngày Thủ đô bị “giặc Covid-19” tấn công, họ lại bước vào “trận chiến” mới để góp phần bảo vệ bình yên cho Thành phố.
Xử phạt 756 trường hợp vi phạm công tác phòng, chống dịch Thủ tướng Phạm Minh Chính họp trực tuyến với 20 tỉnh, thành phố về phòng, chống Covid-19

Ngày đêm bám chốt

Tại chốt “vùng xanh” trên cầu Đình Hoàng (đường Trần Cung, phường Cổ nhuế 1, Bắc Từ Liêm), vào khoảng 11h30, dưới cái nắng gắt của một ngày tháng 8 oi ả, 2 cán bộ trực chốt vẫn đang hướng dẫn người và phương tiện xuất trình giấy tờ, khai báo theo quy định. Đặt vội chiếc mũ xuống bàn, áo thấm đẫm mồ hôi, ông Trần Kim Tịnh - thành viên Tổ bảo vệ dân phố Hoàng Mười (phường Cổ nhuế 1), nói: “Do đây là chốt chính của cả khu vực phường Cổ Nhuế 1, liên thông đến tận Chèm Vẽ nên lượng người lưu thông qua chốt khá đông. Nhiều hôm quá 12h vẫn chưa xong việc”.

Cựu chiến binh trong “trận chiến” chống dịch
Ông Trần Kim Tịnh (cựu chiến binh) tiến hành kiểm tra giấy tờ đi đường của những người đi qua chốt “vùng xanh” (Ảnh: Lê Thắm)

Được biết, từ ngày 24/7, khi Thành phố quyết định lập các chốt kiểm soát dịch ở đường ngang, ngõ tắt và từng khu phố, ông Tịnh và các thành viên trong Tổ bảo vệ dân phố cũng được phường huy động, giao nhiệm vụ trực chốt “vùng xanh”. Mỗi ca trực của ông gồm 2 người, kéo dài trong thời gian từ 6 đến 8 tiếng. Ban đầu, khi biết tin ông Tịnh tham gia chốt trực, người trong gia đình cũng không khỏi lo lắng cho sức khỏe của ông, bởi năm nay ông đã gần 65 tuổi. Giữa lúc dịch bệnh phức tạp hoành hành, lại phải tiếp xúc với cả trăm người mỗi ngày, không ai muốn người thân của mình phải đương đầu với nguy cơ lây nhiễm cao như vậy. Nhưng khi chính quyền, nhân dân cần, ông Tịnh sẵn sàng góp sức cùng các lực lượng bám chốt, giữ “vùng xanh” không chút nề hà.

Cũng là một “lão tướng” đầy nhiệt huyết, những ngày qua, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc (63 tuổi) - Tổ trưởng tổ 7, khu dân cư số 6 (phường Hàng Bột) luôn có mặt tại chốt “vùng xanh” tại ngõ 200 phố Tôn Đức Thắng để trực chốt, làm nhiệm vụ. Mọi công việc như đo thân nhiệt, tuyên truyền, kiểm soát người ra vào chốt đều được bà thực hiện một cách thuần thục. Khi được hỏi động lực nào giúp bà có quyết tâm, kiên trì bám chốt như thế, bà Ngọc cho hay, vào thời điểm đầu tháng 8, nơi đây từng ghi nhận 1 ca F0 và trở thành “vùng đỏ” khi có ca nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, từ 12h ngày 15/8, sau khi hết thời gian 14 ngày cách ly theo quy định, ngõ 200 đã được xem xét, đánh giá chuyển thành “vùng xanh” để tiếp tục phòng, chống dịch. Để bảo vệ những thành quả đã đạt được, mặc dù tuổi cao nhưng vì tinh thần trách nhiệm bà cùng các thành viên trong tổ vẫn quyết tâm góp sức, thay phiên nhau túc trực tại chốt khiếm soát “vùng xanh”. “Nhiều hôm trực đến tận gần sáng mới về nhà, con cháu thấy thương lắm, thế nhưng ai cũng hiểu được tâm huyết của mình nên cũng chỉ động viên giữ gìn sức khỏe, đảm bảo an toàn để tránh bị lây nhiễm”- bà Ngọc chia sẻ.

Dành hết tâm sức cho cuộc chiến chống dịch

Cùng với việc bám chốt “vùng xanh” những ngày qua, với vai trò và trách nhiệm của mình, các “lão tướng” cũng đã có nhiều hoạt động đóng góp vào cuộc chiến phòng, chống dịch tại địa phương cũng như Thành phố. Điển hình như ông Trần Quang Khải (70 tuổi), Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận số 2, phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm). Theo chia sẻ của ông Khải, từ ngày Thành phố thực hiện giãn cách xã hội, ông đã phối hợp với lực lượng chức năng phường khẩn trương tuyên truyền, thông tin đến bà con về việc chấp hành nghiêm những quy định về phòng, chống dịch; yêu cầu người dân không ra ngoài nếu không có việc cần thiết; yêu cầu các cửa hàng kinh doanh mặt hàng không thiết yếu trên địa bàn ký cam kết nghiêm túc đóng cửa; kiểm tra, kiểm soát tại 2 chốt “vùng xanh” và 1 chốt “vùng đỏ” trên địa bàn phụ trách…

Không chỉ tuyên truyền về phòng, chống dịch, ông Khải còn làm tốt công tác vận động người dân tham gia cứu trợ. Theo đó, riêng Tổ dân phố số 2 đã kêu gọi được các mạnh thường quân đóng góp 347 suất quà để tặng cho các đối tượng gặp khó khăn bởi dịch Covid-19 như người lao động nghèo, sinh viên bị mắc kẹt tại Hà Nội… “Từ ngày 24/7 đến nay, gần như tôi không ở nhà mấy mà thường xuyên ra đường làm nhiệm vụ. Khi thì kiểm tra các chốt kiểm soát, lúc lại tới từng ngõ, xóm để tuyên truyền người dân thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch, rồi xét duyệt hồ sơ tiêm chủng vắc xin, kêu gọi mạnh thường quân… Hi vọng rằng, sự tận tâm của chúng tôi sẽ góp phần sớm đẩy lùi dịch Covid-19”, ông Khải chia sẻ.

Cựu chiến binh trong “trận chiến” chống dịch
Ông Trần Quang Khải (ở giữa) Bí thư Chi bộ 2, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm cùng các lực lượng tại chỗ tham gia phòng, chống dịch. (Ảnh: Lê Thắm)

Tương tự, là một quân nhân, đáng lẽ sau khi về hưu sẽ vui vầy bên con cháu, thế nhưng, ông Đinh Xuân Hợp (61 tuổi) - Tổ trưởng Tổ dân phố số 10 (phường Láng Thương, quận Đống Đa) lại tình nguyện làm công việc “vác tù và hàng tổng”. Đặc biệt, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, ông Hợp cùng lãnh đạo Tổ dân phố thường xuyên tuyên truyền vận động bà con thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, kêu gọi ủng hộ những hoàn cảnh khó khăn bởi dịch bệnh, rà soát các đối tượng thuộc diện được hưởng trợ cấp, vận động người dân đăng ký tiêm vắc xin. Với tinh thần lá lành đùm lá rách, cùng giúp đỡ nhau vượt qua đại dịch, hơn một tuần qua, ông Hợp cùng với các đồng chí cảnh sát khu vực, Hội Phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc đã đến từng hộ gia đình có phòng trọ cho thuê, gửi thư kêu gọi của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường và kêu gọi giảm tiền phòng cho những người thuê trọ có hoàn cảnh khó khăn…

Nhận xét về sự tâm huyết và sẵn sàng lăn xả của các “lão tướng”, bà Phạm Thị Hồng Hải - Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Láng Thượng, chia sẻ: “Thời gian qua, cùng với lực lượng chức năng, các bác Tổ trưởng, Bí thư chi bộ, thành viên tổ Covid cộng đồng, dù tuổi cao nhưng đã không quản ngại vất vả, tham gia tích cực vào công tác chống dịch tại địa phương. Điển hình như bác Hợp. Mới đây, cả khu nhà 3 tầng tập thể 54A Nguyễn Chí Thanh bị phong tỏa vì có ca bệnh F0, dù không thuộc địa bàn mình quản lý nhưng bác Hợp cũng đã tình nguyện tham gia trực chốt tại đây, có nhiều hôm thực hiện nhiệm vụ đến tận 12h đêm mới về”.

Trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tại nhiều khu dân cư sống tập trung, tiếng nói, uy tín và sự gương mẫu của những người cao tuổi, cán bộ hưu trí chính là “vũ khí” hiệu quả nhất trong công tác phòng, chống dịch. Bằng kinh nghiệm dày dạn, cùng sự gương mẫu, luôn đi đầu trong các phong trào, họ chính là điểm tựa tinh thần tạo nên sức mạnh tập thể, góp sức cùng cả hệ thống chính trị cơ sở nhanh chóng khống chế, từng bước đẩy lùi dịch bệnh.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chuyển đổi số toàn diện, vì cuộc sống tốt đẹp hơn

Chuyển đổi số toàn diện, vì cuộc sống tốt đẹp hơn

Năm 2025, chủ đề Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới là: “Đổi mới sáng tạo - Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn”; “Đổi mới sáng tạo - Doanh nghiệp tiên phong - Quốc gia thịnh vượng”; “Đổi mới sáng tạo toàn dân - Chuyển đổi số toàn diện - Vì cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Chính thức khởi tranh Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025

Chính thức khởi tranh Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025

Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và lực lượng vũ trang (LLVT) quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025 đã chính thức khởi tranh vào chiều nay (15/4).
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chiều 15/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Bắc.
Khai mạc Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025

Khai mạc Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025

Chiều 15/4, tại sân bóng Trường THCS Nguyễn Phong Sắc (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và lực lượng vũ trang (LLVT) quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025.
Vinh danh 23 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về bảo hiểm năm 2024

Vinh danh 23 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về bảo hiểm năm 2024

Ngày 15/4, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) tổ chức lễ trao Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2024, vinh danh 23 tác giả có tác phẩm xuất sắc và chính thức phát động Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2025.
Các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì sẵn sàng cho Tháng Công nhân

Các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì sẵn sàng cho Tháng Công nhân

Tháng 5 - Tháng Công nhân đang đến gần. Với tinh thần tri ân, lan tỏa và đổi mới, các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì đã và đang khẩn trương triển khai nhiều chương trình hành động thiết thực, ý nghĩa cho người lao động (NLĐ). Đây không chỉ là dịp để tôn vinh giai cấp công nhân - lực lượng tiên phong trong xây dựng và bảo vệ đất nước, mà còn là cơ hội để chăm lo toàn diện hơn đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ trong bối cảnh mới.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?

Tin khác

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Chào đón các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc, những ngày này, các cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn Hà Nội đã tích cực giữ gìn vệ sinh môi trường, làm sạch nhà, sạch phố, sạch nơi công cộng, xây dựng hình ảnh Hà Nội là điểm đến xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thành công, tốt đẹp. Đóng góp vào thành công đó, các lực lượng Công an Thủ đô đã triển khai, thực hiện hiệu quả phương án, kế hoạch, trên tinh thần bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng này, góp phần đem lại hình ảnh về một đất nước Việt Nam yên bình, mến khách trong mắt bạn bè quốc tế.
Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/2022. Mặc dù thời gian chưa dài, nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên – đã không chỉ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích hoạt động của Báo; mà còn làm tốt việc kết nối với các tỉnh, thành phố để Báo Lao động Thủ đô từng bước ghi dấu ấn trong không khí làm báo sôi động tại vùng đất phương Nam.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Sáng nay (12/4), huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095 - 2025) và công bố quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Chiều ngày 10/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ quận Đống Đa khoá XXVIII tổ chức Hội nghị lần thứ 25 để thảo luận cho ý kiến về các nội dung quan trọng, như: Báo cáo sơ kết quý I và phương hướng, nhiệm vụ công tác quý II/2025 của BCH Đảng bộ quận; Báo cáo Tổng kết 7 chương trình công tác của Quận ủy.
Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Chiều ngày 8/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ.
Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Thực hiện các quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô, thành phố Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và dự thảo Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa. Hai dự thảo Nghị quyết này khi đưa ra lấy ý kiến đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của đông đảo người dân khi cho rằng, những điều này sẽ hướng tới việc phát triển thương mại, bảo tồn cũng như gia tăng cơ hội hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống cho người dân Thủ đô.
Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Thời điểm hiện tại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến rộng rãi. Đóng góp vào dự thảo Nghị quyết, nhiều chuyên gia, người dân cho rằng, đây sẽ là nền tảng giúp phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa; thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống, từ đó góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động