Công tác vận động nữ, bình đẳng giới là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Công đoàn
Chiều 13/1, Đoàn công tác của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đã tới kiểm tra hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ Tổng LĐLĐ Việt Nam năm 2021. Chủ trì buổi kiểm tra có bà Hà Thị Nga - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam, Trưởng đoàn kiểm tra. Cùng tham gia chủ trì có ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu tại buổi làm việc. |
Cùng tham dự về phía Tổng LĐLĐ Việt Nam có ông Trần Văn Thuật - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Trưởng Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Tổng Liên đoàn; đại diện lãnh đạo các Ban, đơn vị là Ủy viên Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Tổng Liên đoàn.
Triển khai hiệu quả nhiều mô hình chăm lo cho lao động nữ
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết: Thời gian qua, quán triệt các Nghị quyết, văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, Tổng LĐLĐ Việt Nam luôn xác định công tác vận động nữ CNVCLĐ, bình đẳng giới là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn.
Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam các nhiệm kỳ đều xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp hết sức cụ thể đối với công tác nữ công công đoàn. Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam xác định mục tiêu tổng quát: Thực hiện toàn diện và chất lượng công tác nữ công ở các cấp Công đoàn, trọng tâm là quyền và việc làm bền vững của lao động nữ; xây dựng gia đình CNVCLĐ no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; chăm lo tốt hơn con CNVCLĐ.
Các cấp Công đoàn đã tập trung chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng, tham gia xây dựng chế độ, chính sách góp phần nâng cao vị thế và đời sống vật chất và tinh thần cho nữ CNVCLĐ. Hoạt động nữ công được đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động, ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho nữ CNVCLĐ.
Bà Hà Thị Nga - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam, Trưởng đoàn kiểm tra phát biểu tại buổi làm việc. |
“Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vừa qua, hoạt động đại diện, chăm lo, bảo vệ của tổ chức Công đoàn hướng đến đối tượng người lao động nữ, trẻ em càng được chú trọng hơn bao giờ hết với nhiều chương trình, hoạt động đa dạng như: Trao sổ tiết kiệm cho con đoàn viên tử vong do Covid-19, chương trình trao sữa cho con công nhân trong dịch bệnh...”, ông Nguyễn Đình Khang thông tin.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng cho biết: Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nữ luôn được Tổng Liên đoàn quan tâm. Tại kỳ họp lần thứ 10 Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII diễn ra tại Thủ đô Hà Nội từ 11-12/1, Hội nghị đã bầu bổ sung 6 đồng chí lãnh đạo nữ vào Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã biên soạn và phát hành 3.000 tài liệu tập huấn về “Thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc” với những nội dung lồng ghép giới trong Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, vấn đề phòng chống bạo lực gia đình, hướng dẫn thành lập và tổ chức hoạt động của Ban Nữ công quần chúng; biên soạn và phát hành 20.000 tài liệu về một số nội dung cơ bản về pháp luật lao động, sức khỏe sinh sản và bình đẳng giới liên quan đến lao động nữ; hằng năm, biên soạn và phát hành trên 60.000 cuốn “Sổ tay công tác nữ công” làm tài liệu sinh hoạt cho ban nữ công Công đoàn các cấp, đồng thời chia sẻ và nhân rộng những mô hình hoạt động hiệu quả trong hệ thống Công đoàn.
Đặc biệt, các mô hình như: “Trại hè cho con công nhân lao động”, “Lễ cưới tập thể”, “Sức khỏe của bạn”, “Phòng vắt trữ sữa mẹ tại nơi làm việc”, tổ chức các “Diễn đàn về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em”… là những mô hình được nhiều LĐLĐ tỉnh, thành phố nghiên cứu triển khai và trở thành điểm nhấn trong hoạt động nữ công hằng năm.
Ông Trần Văn Thuật - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Trưởng Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Tổng Liên đoàn phát biểu tại buổi làm việc. |
Thúc đẩy hành động trong công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới
Phát biểu kết luận buổi kiểm tra, bà Hà Thị Nga và các thành viên trong đoàn kiểm tra ghi nhận và đánh giá cao các kết quả đạt được trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Đặc biệt, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã kiện toàn tổ chức bộ máy và việc thực hiện Quy chế hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ hiệu quả; quan tâm bố trí kinh phí cho công tác vì sự tiến bộ phụ nữ; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện bình đẳng giới từ cấp Trung ương đến địa phương; ban hành kế hoạch triển khai, hướng dẫn Công đoàn các cấp thực hiện công tác giới, bình đẳng giới…
Bà Hà Thị Nga cũng ghi nhận và đánh giá cao Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Tổng Liên đoàn đã chú trọng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nữ, từ công tác quy hoạch đến đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm chính thức; đồng thời bày tỏ ấn tượng về việc tổ chức Công đoàn đã biên soạn, phát hành hàng chục ngàn cuốn tài liệu tuyên truyền về bình đẳng giới, đa dạng các hình thức tuyên truyền như tổ chức cuộc thi tìm hiểu...
Đoàn kiểm tra và lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam tham dự buổi làm việc. |
“Đặc biệt, Tổng Liên đoàn và các cấp Công đoàn đã triển khai, nhân rộng nhiều mô hình hoạt động sáng tạo, hiệu quả, như: “Lễ cưới tập thể”, “Phòng vắt trữ sữa mẹ tại nơi làm việc”… Trong công tác thi đua - khen thưởng đã cụ thể hoá tiêu chí về bình đẳng giới, qua đó động viên, khuyến khích lao động nữ tiếp tục phấn đấu”, bà Hà Thị Nga ghi nhận.
Về nhiệm vụ trong năm 2022 và những năm tiếp theo, Trưởng đoàn kiểm tra đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam cần tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, đặc biệt cần quan tâm thúc đẩy công tác kiểm tra. giám sát việc thực hiện, triển khai tại cơ sở; quan tâm bố trí kinh phí để có thêm nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả… qua đó góp phần nâng cao nhận thức và thúc đẩy hành động trong công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Hoạt động 20/11/2024 16:41