Công tác tài chính Công đoàn: Tháo gỡ khó khăn, tạo nguồn thu bền vững

(LĐTĐ) Xác định tầm quan trọng của chương trình xây dựng nguồn lực tài chính đủ mạnh đáp ứng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới theo chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, những năm qua, LĐLĐ thành phố Hà Nội đã có những biện pháp chỉ đạo sát sao; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện chương trình trong các cấp Công đoàn, qua đó đã đạt được những kết quả thiết thực.
Thực hiện nghiêm túc công tác tài chính Công đoàn Hạn chế tối đa việc thất thu kinh phí Công đoàn

Thu kinh phí, đoàn phí Công đoàn đạt và vượt dự toán

Mới đây, LĐLĐ thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị sơ kết chương trình 740/Ctr-TLĐ của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Kế hoạch 40/KH-LĐLĐ của LĐLĐ thành phố Hà Nội về xây dựng nguồn lực tài chính đủ mạnh đáp ứng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới.

Báo cáo tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Đông - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tài chính LĐLĐ thành phố Hà Nội cho biết, xác định tầm quan trọng của chương trình xây dựng nguồn lực tài chính đủ mạnh đáp ứng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới theo chủ trương của Tổng LĐLĐ Việt Nam, những năm qua, LĐLĐ thành phố Hà Nội đã có những biện pháp chỉ đạo sát sao; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện chương trình trong các cấp Công đoàn.

Công tác tài chính Công đoàn: Tháo gỡ khó khăn, tạo nguồn thu bền vững
Hội nghị sơ kết chương trình 740/Ctr-TLĐ của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Kế hoạch 40/KH-LĐLĐ của LĐLĐ thành phố Hà Nội về xây dựng nguồn lực tài chính đủ mạnh đáp ứng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới do LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức.

Nhờ đó, việc thực hiện chương trình đạt kết quả đáng ghi nhận ở trên nhiều mặt, trước hết là ở việc thu kinh phí, đoàn phí Công đoàn. Bà Nguyễn Thị Đông cho biết, đối với thu kinh phí Công đoàn, các cấp Công đoàn đã thực hiện bằng nhiều giải pháp như: Thu qua kho bạc đối với các đơn vị hành chính, thu qua tài khoản Công đoàn Việt Nam đối với doanh nghiệp; phối hợp chặt chẽ với các ban ngành cùng cấp đôn đốc đơn vị, doanh nghiệp trích nộp kinh phí Công đoàn; tăng cường tuyên truyền quy định của pháp luật về nghĩa vụ nộp kinh phí Công đoàn tới các đơn vị, doanh nghiệp; thành lập đoàn kiểm tra hoặc tham gia đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, trong đó có thực hiện đóng kinh phí Công đoàn tại doanh nghiệp, tập trung kiểm tra các doanh nghiệp nợ đọng Bảo hiểm xã hội và kinh phí Công đoàn…

Kết quả, thu kinh phí Công đoàn của các cấp Công đoàn Thủ đô hàng năm đều đạt và vượt dự toán Tổng LĐLĐ Việt Nam giao: Năm 2020 đạt 113%, năm 2021 đạt 122% và năm 2022 ước đạt 100%.

Đối với thu đoàn phí Công đoàn, theo bà Nguyễn Thị Đông, thời gian qua, mặc dù hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp khó khăn do dịch bệnh Covid -19, nhưng với sự chỉ đạo, đôn đốc sát sao của các cấp Công đoàn, sự tham gia tích cực của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở nên chỉ tiêu thu đoàn phí Công đoàn của các cấp Công đoàn Thủ đô cũng luôn hoàn thành vượt kế hoạch của Tổng LĐLĐ Việt Nam giao: Năm 2020 đạt 110%, năm 2021 đạt 109%, năm 2022 ước đạt 100%.

Cùng với thực hiện tốt công tác thu tài chính Công đoàn, công tác chi tài chính Công đoàn của các cấp Công đoàn Thủ đô cũng đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, phân phối theo đúng quy định của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Các hoạt động chi tập trung cho các nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hoạt động mang lại lợi ích thiết thực cho đoàn viên, người lao động và tổ chức Công đoàn, nhất là các hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động, vì lợi ích đoàn viên như: Tư vấn, trợ giúp pháp lý, tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân, chăm lo Tết Nguyên đán, hỗ trợ người lao động khó khăn, bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19…

“Tỷ trọng chi cho các hoạt động phong trào và chăm lo đoàn viên, người lao động toàn thành phố chiếm từ 75% đến 77% tổng số chi trong các năm” - bà Đông cho biết.

Ngoài ra, các cấp Công đoàn Thủ đô còn thực hiện hiệu quả việc quản lý tài chính, tài sản Công đoàn; thực hiện nghiêm túc việc công khai tài chính Công đoàn...

Còn nhiều hạn chế, khó khăn

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Trưởng ban Tài chính LĐLĐ Thành phố cũng chỉ rõ, công tác tài chính Công đoàn ở Thủ đô vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Đó là, việc triển khai thực hiện thu qua một tài khoản Công đoàn Việt Nam tại ngân hàng Vietinbank và Agribank tuy đã có khởi sắc, số thu qua tài khoản Công đoàn Việt Nam năm sau cao hơn năm trước song việc mở tài khoản và nộp tiền qua tài khoản Công đoàn Việt Nam kết quả đạt thấp, chưa tương xứng với khả năng của đơn vị. Tỷ lệ báo cáo quyết toán của các Công đoàn cơ sở chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Đặc biệt, vẫn còn tình trạng thất thu kinh phí, đoàn phí Công đoàn nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước (chưa đạt chỉ tiêu từ 90% trở lên số phải thu).

Chia sẻ về những khó khăn khi thực hiện công tác tài chính Công đoàn, nhất là thu kinh phí Công đoàn, bà Lê Thị Kim Điệp - Chủ tịch LĐLĐ quận Nam Từ Liêm cho biết, các doanh nghiệp trên địa bàn quận chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn lực tài chính không đủ mạnh, là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 dẫn đến khó khăn trong nộp kinh phí Công đoàn. Đặc biệt, nhiều đơn vị, doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp ngoài Nhà nước) còn chây ì, không thực hiện nộp kinh phí Công đoàn.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Toàn - Chủ tịch LĐLĐ huyện Thạch Thất cũng cho biết, một trong những khó khăn trong thực hiện công tác tài chính Công đoàn là các doanh nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu có quy mô nhỏ, hoạt động mang tính chất gia đình. Nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không ổn định, thậm chí có doanh nghiệp chỉ có tên còn địa điểm hoạt động không rõ ràng nên rất khó khăn trong tiếp cận để tuyên truyền, vận động, đốc thúc nộp kinh phí Công đoàn.

Còn theo bà Phạm Thị Hiền - Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Đan Phượng, một khó khăn khác đối với công tác tài chính Công đoàn là cán bộ chuyên trách Công đoàn cấp trên cơ sở ít, quản lý đầu mối Công đoàn cơ sở nhiều, trong khi cán bộ Công đoàn tại cơ sở lại làm việc kiêm nhiệm, thay đổi thường xuyên, đa phần không có nghiệp vụ về kế toán nên rất khó khăn trong việc theo dõi, quản lý tài chính, tài sản Công đoàn cũng như thành quyết toán thu - chi tài chính Công đoàn với cấp trên.

Cùng với nêu ra những khó khăn trở ngại các đại biểu tham dự hội nghị cũng đã nêu ra nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn thực hiện công tác tài chính Công đoàn nói chung, thu kinh phí, đoàn phí Công đoàn nói riêng và đề xuất những giải pháp để làm tốt hơn công tác này trong thời gian tới.

Chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa đã ghi nhận những cố gắng, nỗ lực của các cấp Công đoàn Thủ đô và kết quả đạt được trong công tác tài chính Công đoàn thời gian qua. Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ Thành phố cũng thẳng thắn chỉ rõ những mặt còn tồn tại, hạn chế trong công tác này và chỉ đạo, nhấn mạnh một số nội dung, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Trong đó, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ Thành phố yêu cầu các cấp Công đoàn cần tiếp tục tuyên truyền mạnh mẽ đến các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn về trách nhiệm phải thực hiện trích nộp kinh phí Công đoàn 2% theo Nghị định 191/NĐ-2013 của Chính phủ. Đặc biệt, các Công đoàn cấp trên cơ sở cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ban ngành trên địa bàn để thanh kiểm tra, truy thu kinh phí Công đoàn, hạn chế tối đa việc thất thu tài chính Công đoàn - nguồn lực quan trọng để tổ chức các hoạt động hướng về cơ sở, vì người lao động đồng thời triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện hiệu quả mọi mặt trong công tác tài chính Công đoàn, phấn đấu xây dựng nguồn lực tài chính đủ mạnh đáp ứng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới như tinh thần chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.

Tin khác

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Chung kết Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 "Thấu hiểu, tận tâm - Nâng tầm, đổi mới". Dự và chỉ đạo tại Cuộc thi có Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 4.
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), tại Học viện Viettel, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức khai mạc Tập huấn “Nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn”. Đến dự có đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã và đang chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn. Từ đó, góp phần thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động trong ngành.
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, cùng với việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đẩy mạnh phong trào “lao động giỏi, lao động sáng tạo”, các cấp Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội còn chú trọng thực hiện tốt phong trào “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” (ATVSLĐ). Những kết quả đạt được từ phong trào này không chỉ góp phần ổn định sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn có tác dụng tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an toàn lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động