Công tác tư pháp: Đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Chiều 26/12, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp báo về kết quả chủ yếu công tác tư pháp năm 2022 và một số nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2023. Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Tư pháp Nguyễn Quốc Hoàn chủ trì buổi họp báo.
Hiệu quả của công tác tư pháp trong công tác chỉ đạo, điều hành

Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Tư pháp xếp thứ nhất

Báo cáo của Bộ Tư pháp cho biết, năm 2022, các cơ quan tư pháp, pháp chế và hệ thống thi hành án dân sự đã kịp thời ban hành, tập trung triển khai các chương trình, kế hoạch công tác, tăng cường phối hợp với các cấp, các ngành.

Thực hiện phương châm “Hướng về cơ sở”, Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp ở địa phương đã tổ chức nhiều chuyến công tác trực tiếp, nhiều cuộc làm việc trực tuyến thúc đẩy công việc, nắm bắt khó khăn, vướng mắc, kịp thời giải quyết các phản ánh, đề xuất, kiến nghị của cơ sở, của người dân, doanh nghiệp.

Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, cải cách hành chính trong chỉ đạo, điều hành được đặc biệt chú trọng. Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Tư pháp xếp thứ nhất trong số các bộ, ngành được đánh giá đã khẳng định những nỗ lực của Bộ trong chỉ đạo cải cách, cũng như trong tham mưu Chính phủ thực hiện cải cách thể chế, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Công tác tư pháp: Đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội
Toàn cảnh buổi họp báo.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trình Chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 564 văn bản; các Sở, ngành ở địa phương trình Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ban hành gần 7.500 văn bản. Chất lượng thẩm định văn bản tiếp tục được nâng cao; tiến độ được đẩy nhanh hơn. Bộ Tư pháp đã thẩm định 283 dự thảo; tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ thẩm định 521 dự thảo; các Sở Tư pháp thẩm định gần 5.000 dự thảo và trên 2.800 dự thảo do các Phòng Tư pháp thẩm định.

Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực được tăng cường, giải quyết kịp thời các yêu cầu của người dân. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đến nay đã có hơn 58,3 triệu dữ liệu hộ tịch các loại; duy trì kết nối, chia sẻ thông suốt với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và đã có hơn 8,1 triệu trường hợp trẻ em được đăng ký khai sinh, cấp số định danh cá nhân thông qua việc kết nối, chia sẻ giữa 2 cơ sở dữ liệu.

Đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Việc triển khai Đề án số 06 về “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm hình đến năm 2030” được Bộ và các cơ quan tư pháp địa phương chú trọng thực hiện quyết liệt, theo đúng lộ trình với tinh thần lấy người dân làm trung tâm, tất cả vì người dân.

Trong năm, Công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã đã giải quyết kịp thời yêu cầu của người dân về đăng ký khai sinh mới cho 1,8 triệu trường hợp; đăng ký khai sinh lại cho gần 910.000 trường hợp; đăng ký khai tử cho trên 740.000 trường hợp; đăng ký kết hôn cho khoảng 730.000 cặp và hàng triệu yêu cầu về chứng thực văn bản, giao dịch.

Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp được chú trọng xây dựng, việc cấp phiếu lý lịch tư pháp được toàn ngành thực hiện cơ bản kịp thời, đáp ứng yêu cầu của người dân. Bộ Tư pháp đã tiếp nhận và giải quyết gần 1,2 triệu Phiếu đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm và Phiếu yêu cầu thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông (tăng 13% so với năm 2021), trong đó, trên 81% hồ sơ được thực hiện theo phương thức trực tuyến...

Hoạt động bổ trợ tư pháp đã đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với gần 8,9 triệu hợp đồng, giao dịch được công chứng, trên 24.000 cuộc bán đấu giá thành và các luật sư đã thực hiện hơn 115.000 vụ việc (tăng 65,6% so với năm 2021), qua đó giúp bảo đảm an toàn pháp lý, trật tự an toàn xã hội, thu hút đầu tư và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Cả nước có hơn 301.000 vụ việc giám định đã được thực hiện kịp thời, khách quan, trong đó có nhiều vụ việc thực hiện theo yêu cầu của cơ quan tố tụng và để phục vụ giải quyết các vụ án tham nhũng, kinh tế...

Công tác tư pháp: Đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội
Đai diện lãnh đạo các đơn vị của Bộ Tư pháp trả lời tại cuộc họp báo.

Đồng thời, hoạt động trợ giúp pháp lý đạt nhiều kết quả nổi bật khi lần đầu tiên nhiệm vụ này được triển khai đồng bộ trong tất cả Chương trình mục tiêu quốc gia và lần đầu có chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng I. Chương trình phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao được ký kết và tổ chức triển khai đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo đảm việc tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý kịp thời trong hoạt động tố tụng. Số vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng đạt mốc cao nhất từ trước đến nay với khoảng 38.500 vụ việc (tăng gần 17% so với năm 2021).

Đồng hành cùng các doanh nghiệp trong phục hồi và phát triển sau đại dịch Covid-19, công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được quan tâm, trong đó tập trung đối thoại trực tiếp, lắng nghe và cùng tháo gỡ vướng mắc pháp lý...

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền

Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Nguyễn Quốc Hoàn cho biết, một trong các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2023 của Bộ Tư pháp là tham mưu triển khai Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Thông tin thêm về nội dung này, Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý Nguyễn Văn Cương cho biết, lần đầu tiên trong lịch sử Đảng ta, Trung ương ban hành nghị quyết chuyên đề về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Các nội dung của Nghị quyết liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan, trong đó đặc biệt là Bộ Tư pháp. Tại hội nghị toàn quốc triển khai công tác năm 2023, Bộ Tư pháp đã có báo cáo chuyên đề về thực hiện Nghị quyết này.

Cũng theo ông Cương, Viện Khoa học pháp lý sẽ tham mưu Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp ban hành Chương trình hành động triển khai Nghị quyết, trong đó sẽ xác định rõ từng tên nhiệm vụ, đề án, theo từng tính chất thường xuyên, độc lập, đơn vị chủ trì, phối hợp, thời gian hoàn thành, kết quả đầu ra, nguồn kinh phí...

Tại cuộc họp báo, đại diện lãnh đạo các đơn vị của Bộ Tư pháp cũng đã trả lời các câu hỏi về nhiều vấn đề như thực hiện đăng ký hộ tịch trên môi trường điện tử, kết nối Cơ sở dữ liệu hộ tịch với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, công tác thi hành án dân sự…

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica từ ngày 19 - 21/11. Sáng ngày 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đang thăm chính thức Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt.
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

(LĐTĐ) Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội là danh hiệu tặng thưởng cho các cá nhân người nước ngoài có đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô hoặc mở rộng, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô vì mục tiêu hòa bình, tiến bộ xã hội...
Xem thêm
Phiên bản di động