Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 5 luật mới được Quốc hội khoá XV thông qua

(LĐTĐ) Ngày 23/7, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 5 luật được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 7 luật vừa được Quốc hội thông qua Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Thủ đô (sửa đổi)

Các luật được công bố tại buổi họp báo gồm: Luật Đường bộ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Thủ đô; Luật Bảo hiểm xã hội; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.

Khắc phục hạn chế, tạo thể chế cho việc đấu giá các loại tài sản

Giới thiệu Luật Đấu giá tài sản, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi cho biết: Sau hơn 7 năm thi hành Luật Đấu giá tài sản đã đạt những kết quả quan trọng, góp phần tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho việc đấu giá các loại tài sản. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã phát sinh một số hạn chế, cần thiết phải sửa đổi. Trên cơ sở đó, ngày 27/6/2024, Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản có hiệu lực từ ngày 1/12026.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 5 luật mới được Quốc hội khoá XV thông qua
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo. Ảnh: Quốc hội

Luật đã sửa đổi, bổ sung 43 điều, bổ sung 2 điều mới, bãi bỏ 2 điều và một số điểm, khoản của Luật Đấu giá tài sản, với nội dung cơ bản sau: Sửa đổi, bổ sung các quy định về đấu giá viên và tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; sửa đổi, bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản; sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đấu giá tài sản.

Luật Thủ đô gồm 7 chương, 54 điều

Thông tin về sự cần thiết ban hành Luật Thủ đô, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi cho biết, nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô tại các Nghị quyết của Bộ Chính trị, trong đó xác định xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” và khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được nhận diện qua hơn 9 năm thi hành Luật Thủ đô năm 2012.

Quan điểm xây dựng Luật Thủ đô nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô; quy định các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô, bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuân thủ Hiến pháp năm 2013.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 5 luật mới được Quốc hội khoá XV thông qua
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi giới thiệu Luật Thủ đô và Luật Đấu giá tái sản. Ảnh: HT

Bên cạnh đó, bám sát 9 nhóm chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Chính phủ thông qua để quy phạm hóa tại dự thảo Luật các cơ chế, chính sách cụ thể, thực sự mang tính đặc thù vượt trội và đột phá về thể chế nhằm phát huy thế mạnh của Thủ đô.

Luật Thủ đô được xây dựng trên 5 quan điểm với 7 chương, 54 điều, gồm những nội dung quan điểm: Quy định chung; tổ chức chính quyền đô thị; xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô; tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực phát triển Thủ đô; liên kết, phát triển vùng; giám sát, kiểm tra, thanh tra và trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô; điều khoản thi hành.

Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực thi hành từ 1/8/2024

Tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa đã thông tin về những nội dung mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 5 luật mới được Quốc hội khoá XV thông qua
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa thông tin về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và khoản 2 Điều 209 Luật Các tổ chức tín dụng. Ảnh: Quốc hội

Cụ thể, Luật được sửa đổi theo hướng cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, khoản 2 Điều 209 Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024.

Đối với nội dung liên quan đến quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế tại khoản 2 Điều 251 và khoản 4 Điều 260 Luật Đất đai và nội dung chuyển tiếp tại khoản 10 Điều 255 Luật Đất đai liên quan đến các dự án đầu tư thuộc trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 mà nhà đầu tư đã nộp hồ sơ hợp lệ để thực hiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư, chủ đầu tư trước ngày 1/8/2024 thì cho phép có hiệu lực đến trước ngày 1/1/2025.

Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Về Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh & Xã hội Nguyễn Thị Hà cho biết: Luật gồm 11 Chương, 141 Điều, tăng 2 điều so với Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 5 luật mới được Quốc hội khoá XV thông qua
Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh & Xã hội Nguyễn Thị Hà giới thiệu điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội. Ảnh: Quốc hội

Luật Bảo hiểm xã hội có những điểm mới trọng tâm, như: Bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng; mở rộng đối tượng được tham gia và thụ hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội bằng việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh; người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; người lao động làm việc không trọn thời gian; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương…

3 đột phá về thể chế chính sách, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực

Thông tin về Luật Đường bộ, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, sau 13 năm thực hiện, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập cần sửa đổi, bổ sung, đặc biệt là các quy định về cơ chế để huy động các nguồn lực xã hội trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ; ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động đường bộ; cơ cấu lại các loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho phù hợp với thực tế.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 5 luật mới được Quốc hội khoá XV thông qua
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy thông tin về Luật Đường bộ. Ảnh: Quốc hội

Nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và thể chế hóa đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng; tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động đường bộ, góp phần phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, nâng cao năng lực vận tải đường bộ, việc xây dựng Luật Đường bộ là hết sức cần thiết. Ngày 27/6/2024 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đường bộ số 35/2024/QH15, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.

Luật Đường bộ gồm 6 chương, 86 điều tập trung vào 3 đột phá chiến lược là thể chế chính sách, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực. Đồng thời, giải quyết các yêu cầu của thực tiễn với tầm nhìn chiến lược theo hướng thông minh hơn, ứng dụng công nghệ thông tin trong nước.

Phương Thảo

Nên xem

iHanoi - Cầu nối giúp chính quyền và người dân Thủ đô gần nhau hơn

iHanoi - Cầu nối giúp chính quyền và người dân Thủ đô gần nhau hơn

(LĐTĐ) Đơn giản, dễ truy cập, nhiều tiện ích thông minh… đó là chia sẻ của nhiều người dân Thủ đô sau khi cài đặt và trải nghiệm ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”, đồng thời kỳ vọng, ứng dụng này sẽ trở thành cầu nối hữu ích giúp chính quyền và người dân Hà Nội đến gần nhau hơn.
Amazon ghi nhận doanh số kỷ lục mùa Prime Day 2024

Amazon ghi nhận doanh số kỷ lục mùa Prime Day 2024

(LĐTĐ) Prime Day 2024 là sự kiện mua sắm lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử các mùa Prime Day, theo Amazon, trong suốt 48 giờ sự kiện, các thành viên Prime trên toàn cầu đã tiết kiệm được hàng tỷ USD nhờ các ưu đãi trong mọi danh mục sản phẩm mua sắm; đây là doanh số kỷ lục và số lượng sản phẩm bán ra trong hai ngày vượt qua tất cả các sự kiện Prime Day trước đó.
Gia đình Trịnh Văn Quyết sẽ dùng toàn bộ tài sản để khắc phục hậu quả

Gia đình Trịnh Văn Quyết sẽ dùng toàn bộ tài sản để khắc phục hậu quả

(LĐTĐ) Chiều 23/7, phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC) và 49 bị cáo khác trong vụ án lừa đảo và thao túng thị trường chứng khoán tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi. Trả lời tại Tòa bà Lê Thị Ngọc Diệp (vợ bị cáo Quyết) đồng ý dùng các tài sản chung đang bị kê biên để khắc phục hậu quả vụ án cho chồng.
Mùa bão

Mùa bão

(LĐTĐ) Mùa bão mang đến sự lo lắng và chênh vênh, nhưng qua thử thách, giá trị của sự kiên cường và vẻ đẹp sau cơn bão được hiển lộ. Những ngày mưa bão giúp khám phá sức mạnh nội tâm, yêu thiên nhiên, và tìm thấy sự bình yên thực sự.
Cử hành nghi lễ cầu nguyện cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành nghi lễ cầu nguyện cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Trong niềm kính trọng và tiếc thương vô hạn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sáng 23/7, hơn 1.500 tăng ni đang tham gia an cư kiết hạ tại 18 trường hạ thuộc Giáo hội phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội đã trang nghiêm cử hành nghi lễ cầu nguyện cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cán bộ, công nhân viên EVNHANOI tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân dịp 27/7

Cán bộ, công nhân viên EVNHANOI tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân dịp 27/7

(LĐTĐ) Thấm nhuần đạo lý, phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn - Đền ơn đáp nghĩa” nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã đồng loạt tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa và dành tất cả tình thương yêu cho các chiến sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Doanh nghiệp Thủ đô và “cơ hội vàng” từ các Hiệp định FTA

Doanh nghiệp Thủ đô và “cơ hội vàng” từ các Hiệp định FTA

(LĐTĐ) Với 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các Hiệp định FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết với các nước, đây được xem là “cơ hội vàng” cho những doanh nghiệp xuất khẩu cả nước nói chung và Thủ đô nói riêng bứt phá, tuy nhiên, làm sao để tận dụng triệt để các cơ hội mà FTA mang lại, đó là câu hỏi không chỉ của riêng đối với các doanh nghiệp.

Tin khác

Ra mắt Ngân hàng Gen (ADN): Bước chuẩn bị tốt nhất cho hành trình tìm kiếm hài cốt liệt sĩ

Ra mắt Ngân hàng Gen (ADN): Bước chuẩn bị tốt nhất cho hành trình tìm kiếm hài cốt liệt sĩ

(LĐTĐ) Việc thực hiện lấy mẫu ADN chưa xác định được thông tin và toàn bộ thân nhân trực tiếp của các liệt sĩ chưa xác định thông tin để giám định, lưu trữ trong Ngân hàng Gen sẽ là bước chuẩn bị tốt nhất cho hành trình dài tìm kiếm, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chuyển sinh hoạt về Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chuyển sinh hoạt về Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1101/NQ-UBTVQH15 ngày 19/7/2024 về việc chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội đối với đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Thủ đô (sửa đổi)

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Luật Thủ đô 2024 gồm 7 chương và 54 điều, được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 28/6/2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Đã làm tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa càng phải tiếp tục triển khai tốt hơn

Đã làm tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa càng phải tiếp tục triển khai tốt hơn

(LĐTĐ) Từ năm 2013 đến nay, cả nước đã vận động gần 7.900 tỷ đồng để hỗ trợ hộ gia đình người có công; xây dựng mới 67.700 căn nhà và sửa chữa gần 45.900 căn nhà tình nghĩa với tổng kinh phí hỗ trợ trên 12.700 tỷ đồng; tặng hơn 110 nghìn sổ tiết kiệm cho gia đình chính sách với trên 403 tỷ đồng và hỗ trợ một số trường hợp đặc biệt khó khăn; hiện nay 2.412 bà Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được các tổ chức nhận chăm sóc, phụng dưỡng suốt đời.
Tình cảm đặc biệt của nhân dân Thủ đô với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm đặc biệt của nhân dân Thủ đô với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Những ngày này, cùng với người dân cả nước, người dân Thủ đô cũng dành những phút "mặc niệm" riêng của mình để tỏ lòng thành kính đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo xuất sắc, người con ưu tú của Thủ đô Hà Nội anh hùng.
Tình cảm của cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Trước thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn và tự hứa sẽ khắc ghi những lời Tổng Bí thư căn dặn tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân để phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 - 3/9

Nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 - 3/9

(LĐTĐ) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9 Dương lịch.
Điện, Thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Điện, Thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Được tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, nhiều quốc gia và các nhà lãnh đạo trên thế giới đã gửi điện, thư chia buồn.
Toàn văn bài viết của Chủ tịch nước Tô Lâm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bài viết của Chủ tịch nước Tô Lâm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTXVN trân trọng giới thiệu bài viết: "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà Lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân" của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo được nhân dân yêu mến

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo được nhân dân yêu mến

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động