Có ai còn nhớ món chả lá lốt, xương sông?

(LĐTĐ) Nắng mùa hạ gắt gỏng khiến mọi cây cối trong vườn đều ủ rũ. Nhưng trong góc vườn nhỏ nhà tôi, khóm cây xương sông vẫn vươn lên xanh tốt. Những chiếc lá với hai mầu đậm nhạt đặc trưng bám vào thân cây xòe ra các hướng đối nhau. Gần đó là bụi lá lốt xanh bóng với những chiếc lá hình tim khẽ đu đưa trong làn gió vừa lướt qua. Tôi chợt nghĩ đến món chả lá lốt, xương sông với hương vị riêng có.
Xốn xang nắng hạ qua song “Chúng ta Sống có vui không?”

Chả lá lốt, xương sông vốn là món ăn bình dị tại Hà thành. Cách làm món này khá đơn giản. Theo kinh nghiệm, để làm món chả này, ta nên chọn lá lốt, xương sông loại “bánh tẻ” vì lá già thường cứng khó gói mà lá non quá lại không thơm. Lá được rửa sạch, xếp rải trên rổ mắt thưa cho ráo nước. Với lá xương sông, ta có thể đập dập cuống cho dễ gói.

Có ai còn nhớ món chả lá lốt, xương sông?
Ảnh minh họa

Nhân của món chả này không quá cầu kỳ. Tôi thường xay thịt nạc vai với hành khô, sau đó trộn thêm hành lá thái nhỏ, ướp chút nước mắm ngon, mỳ chính, hạt tiêu. Muốn chả thêm “dậy vị” ta nên băm thêm một chút lá non trộn cùng thịt. Sau khi để một lát cho nhân thấm gia vị, ta có thể gói chả.

Có một điều khá thú vị, cả lá lốt và xương sông đều có đặc điểm màu lá hai mặt khác nhau. Một mặt xanh đậm, một mặt có màu nhạt hơn và cuống lá khá cứng. Khi gói chả, ta nên quay mặt xanh nhạt vào trong, xanh đậm ra ngoài để miếng chả có màu đẹp. Rải một chiếc lá ra, ta cho thìa nhân vừa đủ với lá rồi cuốn thật đều tay. Sau khi cuốn miếng chả, người nội trợ khéo thường lấy cuống lá để gài miếng chả cho chặt, không bị bung.

Bắc chảo lên bếp, chờ dầu nóng già, ta nhẹ tay đặt chả vào rán. Nên lưu ý, bạn hãy đặt phần có mép lá cuốn vào trước. Nhớ rán nhỏ lửa và lật trở luôn tay để miếng chả chín đều. Khi chả đã chín, ta vớt ra đĩa có giấy thấm dầu rồi bày sang đĩa phẳng.

Món chả lá lốt, xương sông ăn với cơm và bún đều hợp. Gắp miếng chả chín vàng, căng bóng, chấm vào bát nước mắm sóng sánh pha cùng tiêu chanh ớt, ta từ từ thưởng thức. Hương vị miếng chả thơm dậy vị lá lốt, xương sông, mềm mềm beo béo của thịt... thật là đưa cơm biết bao. Nếu ăn với bún, nước chấm pha vị thanh nhẹ như nước chấm bún chả là được.

Một số người thích chả lá lốt hơn vì không thích mùi thơm đặc trưng hơi gắt của lá xương sông. Thế nhưng, với món bún chả kẹp que tre tươi thì chả xương sông mới thật là hợp vị. Đây cũng chính là món “hút khách” của một số hàng bún chả tại Hà Nội. Ngoài ra, chả lá lốt xương sông còn được người nội trợ kết hợp cùng các món canh bánh đa. Bát canh bánh đa mang một hương vị, màu sắc hoàn toàn mới khi được thả vài viên chả lá lốt xương sông lên trên.

Chả lá lốt, xương sông không chỉ được làm bằng thịt lợn, các bà các mẹ còn tạo thêm khúc biến tấu dễ thương với món chả bò. Để miếng chả được ngọt và mềm hơn, ta nên xay lẫn thịt lợn cùng thịt bò hoặc trộn mỡ lợn thái hạt lựu vào nhân. Sau khi cuốn chả với lá lốt, xương sông, ta có thể nướng trên bếp than hồng. Khi nào lá ngả vàng, thịt chín mềm, mỡ tiết ra ngoài miếng chả là được. Gỡ miếng chả ra khỏi vỉ, ngâm vào bát nước chấm chua ngọt dìu dịu và dưa góp, ta thưởng thức cùng bún lá. Nếu ăn với cơm, món chả bò lá lốt, xương sông chỉ cần chấm với nước mắm mặn rắc hạt tiêu là đủ ngon lắm rồi.

Chả lá lốt xương sông tuy là món ăn bình dị nhưng mang hương vị đặc biệt rất riêng. Đôi khi, tôi thầm hỏi, có ai còn nhớ hương vị món chả lá lốt, xương sông?

Tường Vy

Nên xem

Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

(LĐTĐ) Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024-2025 đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt, để được trúng tuyển vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (chứng chỉ A-level), thí sinh sẽ phải trải qua 2 vòng thi tuyển.
Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

(LĐTĐ) Trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên năm học 2024 - 2025 tại Hà Nội, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường THPT công lập.
Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Chiều 28/3, điều dưỡng Đặng Thị Hạ, 29 tuổi, người ép tim cứu sống du khách nước ngoài bị ngừng tim trong nhà hàng, được lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khen thưởng.
Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ngay sau khi kết thúc hai ngày thi vào các trường THPT công lập không chuyên (ngày 8 - 9/6), các thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chuyên thuộc các trường THPT chuyên và có lớp chuyên sẽ làm bài thi các môn chuyên vào ngày 10/6.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định giải thể Công đoàn cơ quan Dân Đảng, Công đoàn UBND huyện; trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở (CĐCS).
TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

(LĐTĐ) TP.HCM là địa phương duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh (toàn bộ thành phố, với tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt trên 90% tổng đàn chó mèo).

Tin khác

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Đêm rơi về phố

Đêm rơi về phố

(LĐTĐ) Đêm giữa phố. Ánh sáng vàng vọt hắt bóng lên những tấm lưng gầy bên những gánh hàng rong. Thứ ánh sáng phiêu linh kì diệu có thể che đi ít nhiều những vết xước, vết hằn từ những mảnh đời thinh lặng. Ta chạy xe qua phố, lướt qua từng mảnh phố, mảnh đời, bỗng thấy vai mình nằng nặng, thấy tim mình chật chội giữa quên nhớ hằn in.
Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

(LĐTĐ) Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư, việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị được duy trì thường xuyên, liên tục, giúp diện mạo đô thị Thủ đô ngày càng “Xanh - Văn minh - Hiện đại”.
Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Trước đây, nhiều người luôn nhận định, kinh phí để bảo tồn, trùng tu, gìn giữ di sản là con số không nhỏ, tức là di sản chỉ… tiêu tiền. Thế nhưng, giờ đây khái niệm ấy đã dần thay đổi, bởi di sản chính là một “mỏ vàng” nếu như biết khai thác đúng và trúng. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ (TS) Lê Thị Việt Hà, giảng viên bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) xoay quanh vấn đề này.
Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

(LĐTĐ) Ngày 22/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức đoàn kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội truyền thống làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
Chén trà xuân

Chén trà xuân

(LĐTĐ) Giữa những ngày xuân. Mưa bụi rắc đầy trên hoa lá. Mùi hương hoa hồng quế phả vào cái lành lạnh của đất trời. Bỗng thèm một chén trà ủ ấm tay. Thèm cảm giác hương trà thoảng trên cánh mũi dìu dịu.
Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

(LĐTĐ) Gần 2 năm theo đuổi bộ môn vẽ tranh thực tế ảo, chỉ với kính thực tế ảo và hai tay cầm điều khiển, chị Đặng Thị Minh Hằng (TP.HCM) đã có nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trong không gian ba chiều giả lập.
Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

(LĐTĐ) Lễ hội “Tết Novruz” có nhiều điểm tương đồng với ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, tôn vinh các giá trị truyền thống gia đình và biết ơn thiên nhiên.
Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc” và Trưng bày, giới thiệu sách với chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”.
Xem thêm
Phiên bản di động