Chương trình Quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016- 2020: đạt mục tiêu kế hoạch đề ra
Chương trình Quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016- 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 05/QĐ-TTg, ngày 05/01/2016, nhằm chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn chặn tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chăm sóc sức khỏe cho người lao động đồng thời nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia.
Với mục tiêu cụ thể đến năm 2020 trung bình hàng năm giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người trong một số ngành, lĩnh vực được triển khai; Hỗ trợ huấn luyện về An toàn vệ sinh lao động cho 15.000 người làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn vệ sinh lao động, 20.000 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, 10.000 người làm công tác An toàn vệ sinh lao động, 2.000 người làm công tác y tế và 1.000 an toàn, vệ sinh viên tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; Hỗ trợ phổ biến thông tin phù hợp về An toàn vệ sinh lao động đến 50 làng nghề, 200 hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Bên cạnh đó, Chương trình sẽ hỗ trợ thí điểm 600 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động, từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về An toàn vệ sinh lao động và xây dựng văn hóa an toàn trong lao động.
Thực hiện Chương trình, hàng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đều có công văn hướng dẫn chi tiết để các địa phương triển khai thực hiện. Đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương tham gia Chương trình đều dự thảo kế hoạch triển khai chi tiết và gửi xin ý kiến chính thức cơ quan chủ trì dự án trước khi triển khai; Nội dung hướng dẫn Chương trình, Dự án cũng được lồng ghép trong các buổi hội thảo chuyên đề về An toàn vệ sinh lao động, như: Hướng dẫn xây dựng hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động; Kỹ năng truyền thông, tư vấn, huấn luyện nghiệp vụ đánh giá kết quả thực hiện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ... Công tác kiểm tra thực hiện Chương trình tại các địa phương và doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực. Việc báo cáo thực hiện Dự án ngày càng được các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương quan tâm thực hiện đúng thời hạn và đủ nội dung…
Một buổi huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại Công ty trách nhiệm hữu hạn May Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Ảnh minh họa |
Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, đến nay, hầu hết các mục tiêu của Chương trình đều đạt kế hoạch đề ra, trong đó tần suất tai nạn lao động chết người là 6,14/100.000 lao động, giảm 19,74% so với giai đoạn 2011 – 2015 (tần suất là 7,19/100.000 lao động). Đến hết năm 2020 đạt mục tiêu đặt ra (Bình quân mỗi năm giảm trên 5% tần suất tai nan lao động).
Trong năm 2019, có 6.288 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong cả nước triển khai quan trắc môi trường lao động; 1.824.321 người lao động được khám sức khỏe định kỳ; 243.418 trường hợp người lao động làm việc trong điều kiện tiếp xúc với các yếu tố có hại được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Còn theo báo cáo từ các doanh nghiệp trong 5 năm qua, có 960.089 người lao động đã được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp (tùy theo thời gian tiếp xúc với yếu tố có hại), chiếm 43,68% tổng số mắc nguy cơ; 33,5% doanh nghiệp lớn và 5,1% doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện quan trắc môi trường lao động.
Trong 4 năm qua, Chương trình đã hỗ trợ trên 8,5 ngàn doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động. Trong đó, đã hỗ trợ chuyên gia để tư vấn chuyên sâu trên 06 tháng tại 513 doanh nghiệp, giúp triển khai vận hành toàn diện hệ thống quản lý, từ xây dựng bộ máy tổ chức đến đánh giá rủi ro về An toàn vệ sinh lao động, từ triển khai các biện pháp phòng chống đến ghi chép, khai báo, điều tra khi tai nạn lao động xảy ra…; Có 171 doanh nghiệp đã đạt được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế về An toàn vệ sinh lao động (ISO 45001-2018).
Bên cạnh đó, đã có trên 80% số làng nghề, 70% số hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về An toàn vệ sinh lao động; Hỗ trợ thí điểm thành công 05 mô hình tư vấn, hỗ trợ triển khai các biện pháp kỹ thuật phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp vừa và nhỏ...; 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được điều trị và phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật; 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Với việc triển khai thực hiện Chương trình Quốc gia về An toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020, trong những năm qua, công tác An toàn vệ sinh lao động đã được các Bộ, ngành, các địa phương, các cơ sở sản xuất kinh doanh coi trọng và trở thành một trong những nội dung không thể thiếu trong kế hoạch sản xuất hàng năm. Người sử dụng lao động và người lao động đã tích cực hưởng ứng các phong trào quần chúng tham gia công tác An toàn vệ sinh lao động, tham dự các hội thi tìm hiểu về công tác An toàn vệ sinh lao động, sáng kiến cải thiện điều kiện lao động, thi sáng tác tranh cổ động... Bên cạnh đó, công tác An toàn vệ sinh lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn đã và đang được quan tâm triển khai, tác động tích cực đến nhận thức của hàng triệu người lao động trong nông nghiệp, hàng vạn sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc đã được người nông dân triển khai sau khi tham dự các lớp tập huấn về An toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp.
Với việc giảm tần suất tai nạn lao động và tỷ lệ người mắc mới bệnh nghề nghiệp đã tiết kiệm được chi phí chi trả cho các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Chỉ tính riêng khu vực tham gia bảo hiểm xã hội, ước tính tiết kiệm được trên 90 tỷ đồng mỗi năm, còn tính trên toàn bộ lực lượng lao động là trên 350 tỷ đồng mỗi năm, qua đó góp phần tiết kiệm hao phí sức lao động xã hội, giảm tỷ lệ đói nghèo, giảm gánh nặng cho xã hội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Mức phạt đối với doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội
Lợi quyền lao động 17/12/2024 07:59
Quyết liệt thanh kiểm tra, đảm bảo quyền lợi người lao động
Lợi quyền lao động 17/12/2024 07:55
Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại
Lợi quyền lao động 28/11/2024 12:12
Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?
Lợi quyền lao động 28/11/2024 11:47
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu
Lợi quyền lao động 21/11/2024 07:41
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?
Lợi quyền lao động 07/11/2024 15:30
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025
Lợi quyền lao động 07/11/2024 14:28
Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động
Emagazine 11/10/2024 20:58
Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 03/10/2024 12:07
Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 01/10/2024 09:47