Chưa hạch toán hơn 9.249 tỉ đồng tiền chênh lệch tỷ giá vào giá thành kinh doanh điện

(LĐTĐ) Kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2019 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được Bộ Công Thương vừa công bố cho thấy, năm 2019, sản lượng điện thương phẩm của EVN là 209,77 tỉ kWh, tăng 9,05% so với năm 2018; lợi nhuận đạt 523,37 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo kết quả kiểm tra cho thấy, hiện vẫn còn treo 9.249,52 tỉ đồng chênh lệch tỷ giá chưa hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2019.
Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh Lắp đặt Điện mặt trời áp mái nhà: Người dân có thể “bán điện” lại cho “Nhà đèn” Tập đoàn Điện lực lãi gần 700 tỷ đồng trong năm 2018

Để kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2019 của EVN, Bộ Công Thương đã thành lập đoàn kiểm tra gồm đại diện Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Hội Điện lực Việt Nam, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Kết quả kiểm tra thực tế tại Công ty mẹ (EVN) và các đơn vị thành viên cho thấy, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2019 là 387.828,78 tỉ đồng bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện và phụ trợ - quản lý ngành. Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2019 là 1.848,85 đồng/kWh, tăng 7,03% so với năm 2018.

evn-ha-noi-dam-bao-dien-phuc-vu-cac-hoat-dong-ky-niem-cach-mang-thang-tam-198-1
Chưa hạch toán hơn 9.249 tỉ đồng tiền chênh lệch tỉ giá vào giá thành kinh doanh điện

Cụ thể đối với khâu phát điện, tổng chi phí 309.866,81 tỉ đồng, tương ứng với giá thành khâu phát điện theo điện thương phẩm là 1.477,19 đồng/kWh. Năm 2019, tổng lượng nước về hồ chứa thủy điện đạt khoảng 237,4 tỉ m3, thấp hơn khoảng 128 tỉ m3 so với năm 2018, do đó, sản lượng điện từ thủy điện năm 2019 thấp hơn năm 2018, sản lượng điện huy động từ các nguồn điện khác như nhiệt điện than, khí và đặc biệt là dầu (ngoài các nhà máy nhiệt điện chạy dầu như Thủ Đức, Cần Thơ, Ô Môn còn phải huy động nhà máy điện tua bin khí chạy dầu), năng lượng tái tạo (mặt trời) cao hơn so với 2018.

Đối với giá dầu và giá khí, năm 2019, giá dầu Mazut (FO) bình quân tăng 0,9% so với năm 2018. Giá dầu FO tăng đã ảnh hưởng đến chi phí khi huy động các nhà máy nhiệt điện chạy dầu (Thủ Đức, Cần Thơ và Ô Môn). Trong khi đó đối với giá khí, từ ngày 20/3/2019, các nhà máy điện sử dụng khí Nam Côn Sơn trong bao tiêu thực hiện giá khí theo thị trường có giá khí cao hơn nhiều so với giá khí Nam Côn Sơn trong bao tiêu làm chi phí mua điện từ các nhà máy này sẽ tăng rất lớn. Giá khí Thiên Ưng, Đại Hùng tăng 2%/năm theo hợp đồng mua bán khí sẽ tác động đến chi phí mua điện từ các nhà máy Phú Mỹ EVN, Nhơn Trạch 1&2 và Bà Rịa.

Bên cạnh đó, tỷ giá đô la Mỹ bình quân năm 2019 tăng khoảng 0,97% so với năm 2018. Tỷ giá tăng làm tăng chi phí mua điện từ các nguồn điện có giá mua điện theo hợp đồng bằng USD hoặc giá mua nhiên liệu bằng USD như nhà máy thủy điện Cần Đơn, các nhà máy nhiệt điện khí (cụm nhà máy điện Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 4, Phú Mỹ 2.2, Phú Mỹ 3, Nhơn Trạch 1&2, Bà Rịa, Cà Mau 1&2), nhiệt điện than sử dụng than nhập khẩu (cụm nhà máy điện Formosa Đồng Nai, Formosa Hà Tĩnh, Duyên Hải 3, Vĩnh Tân 4), nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào và các nhà máy điện gió, mặt trời…

Báo cáo kết quả kiểm tra cũng cho thấy, trong năm 2019, tổng chi phí khâu truyền tải điện là 17.193,92 tỉ đồng, tương ứng với giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 81,97 đ/kWh. Tổng chi phí khâu phân phối - bán lẻ điện là 59.250,17 tỉ đồng, tương ứng với giá thành khâu phân phối, bán lẻ điện theo điện thương phẩm là 282,46 đ/kWh. Các số liệu cho thấy, năm 2019, tổng khoản bù giá cho chi phí sản xuất kinh doanh điện tại 8 xã, huyện đảo trên cả nước (huyện đảo Phú Quý, Côn Đảo, Trường Sa, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Vũng Ngán và Bích Đầm) là 300,75 tỷ đồng. Trong khi đó, năm 2019 của EVN lãi 523,37 tỉ đồng, tương ứng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2019 là 0,35%.

Năm 2019, EVN đã hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện 2.949,52 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá thực hiện theo hợp đồng mua bán điện của năm 2017 và một phần khoản chênh lệch tỷ giá năm 2015 còn treo với số tiền khoảng 753,97 tỷ đồng.

Trong khi đó, các khoản chưa hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2019 bao gồm: khoảng 3.716,6 tỷ đồng phát sinh của năm 2018 sẽ được thanh toán vào năm 2019 tuy nhiên, năm 2019 không tính toán khoản này vào phương án giá điện để thanh toán cho các đơn vị phát điện; khoản chênh lệch tỷ giá theo hợp đồng mua bán điện phát sinh năm 2019 với số tiền khoảng 4.415,8 tỷ đồng và) khoản chênh lệch tỷ giá thực hiện theo hợp đồng mua bán điện của các đơn vị phát điện năm 2015 còn treo với số tiền khoảng 1.117,12 tỷ đồng.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

(LĐTĐ) Ngày 16/4 tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin - Thể thao huyện Ứng Hòa, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội phối hợp UBND huyện Ứng Hòa tổ chức Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”, phát động phong trào thi đua tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024, ảnh hưởng và kỳ vọng của doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024, ảnh hưởng và kỳ vọng của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, nhiều người lao động đang chờ đợi sự thay đổi tích cực trong thu nhập của mình, với mức lương tối thiểu có thể tăng từ 200.000 đến 280.000 đồng/tháng, tùy theo vùng, kể từ ngày 1/7/2024.
Khánh thành tượng đài V.I Lênin ở trung tâm thành phố Vinh

Khánh thành tượng đài V.I Lênin ở trung tâm thành phố Vinh

(LĐTĐ) Sáng 16/4/2024, tại TP. Vinh, UBND tỉnh Nghệ An và chính quyền tỉnh U-li-a-nốp chính thức khánh thành tượng đài V.I.Lê-nin nhân dịp kỷ niệm 154 năm ngày sinh V.I. Lênin (22/4/1870 – 22/4/2024)
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

(LĐTĐ) Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam nếu tính từ 2019 trở lại đây (trên 16 tỷ USD).
Bắt nhóm đối tượng cướp giật, trộm cắp tài sản

Bắt nhóm đối tượng cướp giật, trộm cắp tài sản

(LĐTĐ) Ngày 16/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bắc Từ Liêm cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Đinh Văn Tuân (sinh năm 2001; trú tại xã Phù Nham, huyện Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái), Nguyễn Trọng Chiến (sinh năm 2000; trú tại phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) để điều tra làm rõ hành vi cướp giật tài sản, Lê Văn Nam (sinh năm 2001; trú tại phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm) về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
TP.HCM: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

TP.HCM: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

(LĐTĐ) Phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò then chốt, xuyên suốt nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).

Tin khác

TP.HCM: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

TP.HCM: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

(LĐTĐ) Phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò then chốt, xuyên suốt nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Nhiều đường bay đang “sốt” vé dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Nhiều đường bay đang “sốt” vé dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

(LĐTĐ) Các chặng bay xuất phát từ Hà Nội và TP.HCM đi các điểm du lịch như Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Đà Nẵng, Côn Đảo, Phú Quốc, Quy Nhơn, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, tỷ lệ lấp đầy dao động khoảng 30-70%. Đáng chú ý, tỷ lệ lấp đầy ở chặng Hà Nội - Điện Biên lên tới hơn 80% vào ngày 27/4.
Giá vàng nhẫn, USD cao ngất ngưởng

Giá vàng nhẫn, USD cao ngất ngưởng

(LĐTĐ) Trong phiên giao dịch chiều 16/4, cả giá vàng nhẫn và tỷ giá lại tiếp tục tăng “nóng”. Trong đó, tỷ giá USD ngân hàng liên tục phá kỷ lục.
Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số cần có tầm nhìn

Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số cần có tầm nhìn

(LĐTĐ) Chịu tác động của kinh tế thế giới đặt ra câu chuyện ứng xử của kinh tế Việt Nam trong việc tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế, của doanh nghiệp trước cú sốc, trước những kịch bản dù xấu nhất có thể với thúc đẩy phục hồi trong trước mắt và dài hơn là phát triển bền vững - chuyển đổi xanh.
Nghỉ lễ 10/3: Kỳ điều hành xăng dầu được đẩy lên sớm một ngày

Nghỉ lễ 10/3: Kỳ điều hành xăng dầu được đẩy lên sớm một ngày

(LĐTĐ) Theo quy định hiện hành, thứ Năm - ngày 18/4/2024, tức ngày 10/3 Âm lịch là ngày nghỉ lễ (Giỗ tổ Hùng Vương). Do vậy, việc điều hành giá xăng dầu liền kề sau kỳ điều hành ngày 11/4/2024 sẽ được thực hiện vào thứ Tư - ngày 17/4/2024.
Quốc gia nào đang dự trữ vàng lớn nhất thế giới?

Quốc gia nào đang dự trữ vàng lớn nhất thế giới?

(LĐTĐ) Trong những ngày qua người tiêu dùng liên tục nói về vàng, giá vàng nhảy múa từng ngày, có lúc xô đỉnh lịch sử trong nước và thế giới, có khi lại bình thản lững thững lên xuống. Trong bối cảnh địa chính trị có những bất ổn, vàng là một kênh lưu giữ giá trị quan trọng, đóng vai trò như một “vịnh tránh bão” trong các cuộc khủng hoảng kinh tế. Vậy quốc gia nào đang dự trữ vàng lớn nhất thế giới?
Giá vàng trong nước đang dần tiệm cận giá vàng thế giới

Giá vàng trong nước đang dần tiệm cận giá vàng thế giới

(LĐTĐ) Thực hiện thông báo số 160/TB-VPCP ngày 11/4/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới. Trong tuần này, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức đấu thầu vàng miếng, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ để cung và cầu gặp nhau, đưa giá vàng trong nước tiệm cận với giá vàng thế giới.
Từ việc gạo ST25 nghi vấn bị "nhái" và vấn đề bảo vệ uy tín thương hiệu

Từ việc gạo ST25 nghi vấn bị "nhái" và vấn đề bảo vệ uy tín thương hiệu

(LĐTĐ) Vừa qua, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội vừa phát hiện và xử lý một số cơ sở kinh doanh gạo có dấu hiệu giả thương hiệu Gạo ST25; thực trạng này một lần nữa báo động thực trạng giả mạo thương hiệu thông qua nhãn mác, bao bì… Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, đây không chỉ là vấn đề giả mạo thương hiệu mà xa hơn nó còn là vấn đề uy tín của thương hiệu gạo quốc gia.
Giá dầu thế giới có thể sớm quay lại mốc 100 USD/thùng

Giá dầu thế giới có thể sớm quay lại mốc 100 USD/thùng

(LĐTĐ) Iran một trong những quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới đã trực tiếp tham gia vào xung đột với Israel khiến thị trường dầu nóng lên. Các chuyên gia cảnh báo, nếu tình hình không sớm được kiểm soát, giá dầu thô sẽ vượt ngưỡng 100 USD/thùng.
Giá vàng SJC bất ngờ “hạ nhiệt”

Giá vàng SJC bất ngờ “hạ nhiệt”

(LĐTĐ) Ngày 13/4, giá vàng SJC đã “hạ nhiệt”, hiện niêm yết ở mức dao động từ mức 81,2 - 83,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Xem thêm
Phiên bản di động