Chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin cho nông sản miền núi

(LĐTĐ) Thời gian qua, việc liên tiếp nhiều mặt hàng nông sản khu vực miền núi xuất khẩu sang các thị trường lớn trên thế giới cho thấy, những chính sách xây dựng, phát triển thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ cho bà con ở khu vực nông thôn, miền núi đang phát huy tác dụng. Điều này không chỉ khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam ở thị trường thế giới mà còn giúp tạo sinh kế cho người dân, góp phần giảm nghèo cho đồng bào ở khu vực này.
Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ chuỗi nông sản an toàn Nâng cao năng lực thâm nhập thị trường Trung Quốc cho sầu riêng và chanh leo Hiệu quả từ nông nghiệp hữu cơ

“Thủ phủ” của nhiều loại nông sản chất lượng cao

Trong những năm qua, cùng với Sơn La, Quảng Ninh, thì Bắc Giang cũng nổi lên là một trong những địa phương có nhiều thương hiệu nông sản nổi tiếng được người tiêu dùng trong và ngoài nước đón nhận. Theo đánh giá của rất nhiều bộ ngành, một trong những bí quyết giúp Bắc Giang luôn là điểm sáng trong tiêu thụ nông sản cả ở nội địa và xuất khẩu chính là lãnh đạo địa phương luôn đặt sự quan tâm đặc biệt cho hoạt động này.

Chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin cho nông sản miền núi
Nông sản miền núi không chỉ được người tiêu dùng trong nước đón nhận mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính trên thế giới

Chia sẻ về hướng phát triển thương hiệu cho nông sản địa phương, tại buổi tọa đàm “Kết nối thông tin, tìm đầu ra cho nông sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi” ngày 7/9 tại Hà Nội, ông Phạm Công Toản, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho biết, từ năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt danh mục 52 sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng để thúc đẩy sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn.

Từ đó, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tăng diện tích vùng trồng vải theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, nhân rộng mô hình sản xuất vải hữu cơ. Cùng với đó, xây dựng và quản lý chặt chẽ mã số vùng trồng, tạo ra sản phẩm vải thiều có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đồng đều và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đặc biệt, Bắc Giang có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã hoàn thiện, chuẩn hóa bao bì, tem nhãn và truy xuất nguồn gốc (hỗ trợ 50% kinh phí bao bì, tem nhãn), hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, kết nối doanh nghiệp phân phối với các nhà vườn, hợp tác xã.

Đáng chú ý, trong năm 2021, Bắc Giang đã hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã mở các gian hàng trên sàn thương mại điện tử và gặt hái nhiều thành công. Trong đó, tiêu biểu là chương trình tiêu thụ vải thiều trên các nền tảng internet, giới thiệu, bán sản phẩm trên các mạng xã hội như facebook, zalo... giúp nông sản tỉnh Bắc Giang được tiêu thụ thuận lợi; người nông dân đạt mức thu nhập cao.

Cũng như Bắc Giang, tại tỉnh Quảng Ninh, việc xây dựng thành công các sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được cho là một trong những bí quyết giúp nông sản Quảng Ninh không lo về đầu ra.

Theo bà Nguyễn Hoài Thương, Phó Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ninh, với nhiều cách làm sáng tạo trong xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP, đã giúp người dân nâng cao thu nhập, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Đến nay, Quảng Ninh đã có 499 sản phẩm tham gia chương trình, trong đó có 267 sản phẩm đạt từ 3 - 5 sao với sự tham gia của gần 200 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất. Các sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ninh thực sự tạo được thương hiệu và niềm tin đối với người tiêu dùng và thị trường.

“Đến thời điểm này, 100% sản phẩm OCOP của Quảng Ninh đạt từ 3 sao trở lên đã có đầy đủ hồ sơ pháp lý, tiêu chuẩn để kết nối tiêu thụ vào kênh hệ thống các siêu thị lớn như: MM Mega Market, Tops Market,...”, bà Hoài Thương chia sẻ.

Nhiều giải pháp phát triển thương hiệu nông sản miền núi

Để xây dựng thương hiệu nông sản địa phương, một trong những giải pháp được tỉnh Quảng Ninh áp dụng là kết hợp phát triển nông sản, gắn với du lịch. Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ninh Nguyễn Hoài Thương, Quảng Ninh có nhiều điểm nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long kỳ quan thiên nhiên thế giới, Yên Tử, có biên giới… nên thực sự có lợi thế về du lịch thiên nhiên và du lịch văn hoá. Chính vì vậy, chính sách nhất quán của Quảng Ninh về phát triển sản xuất sản phẩm, nhất là sản xuất sản phẩm nông nghiệp là gắn chặt với du lịch.

Ví dụ thời điểm này, Quảng Ninh mới khánh thành tuyến đường cao tốc có lẽ dài nhất cả nước đến Móng Cái. Để kinh doanh tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP không những của tỉnh Quảng Ninh mà của các tỉnh, thành khác, chúng tôi có điểm dừng chân, điểm bán sản phẩm. Chúng tôi xây dựng sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm có thương hiệu như một món quà tặng khách du lịch.

Chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin cho nông sản miền núi
Đưa nông sản miền núi vào các hệ thống phân phối hiện đại

Với Bắc Giang, theo chia sẻ của Phó giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang Phạm Công Toản, nông sản của địa phương này hiện chủ yếu bán trên thị trường dưới dạng thô, quả tươi hoặc qua sơ chế cả trong nước và xuất khẩu, chưa được chế biến sâu để gia tăng giá trị kinh tế và kéo dài thời gian tiêu thụ nông sản.

Để tăng sự cạnh tranh, thời gian qua tỉnh Bắc Giang rất quan tâm đến hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tỉnh khảo sát vùng nguyên liệu, môi trường đầu tư, để đầu tư các nhà máy chế biến nông sản thực phẩm. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có hơn 40 doanh nghiệp, Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản, thực phẩm.

“Chúng tôi đã có sản phẩm chế biến sâu đang được hỗ trợ khai thị trường Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, tới đây sẽ triển khai xúc tiến tại nhiều thị trường nước, cho nên chất lượng sản phẩm cũng như chế biến sâu cũng gây áp lực lớn cho vấn đề tiêu thụ”, ông Toản nhấn mạnh.

Đề cập đến việc tăng cường kết nối cung – cầu cho các sản phẩm nông sản khu vực miền núi, tại buổi tọa đàm, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, việc kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản địa phương đã được Bộ Công Thương quan tâm và đẩy mạnh từ khi có Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam do Bộ Chính trị phát động 2019.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành nhiều đề án, chương trình cụ thể và giao cho Bộ Công Thương thực hiện rất nhiều hoạt động hiệu quả; trong đó, có hoạt động kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản. Thời gian qua, hoạt động này đã thu được nhiều kết quả như giúp tiêu thụ cho những tỉnh có sản lượng nông sản lớn như Bắc Giang, Bình Thuận, Quảng Ninh, Sơn La...

Các chương trình cụ thể có thể kể đến là Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam với giải pháp quan trọng là triển khai Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn từ 2014-2020 hiện nay là giai đoạn 2021-2025, chương trình OCOP,...

Đặc biệt, nhờ có Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển nông thôn mới với Chương trình OCOP, Bộ Công Thương đã kết nối hàng hóa đạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao, 5 sao đưa vào các hệ thống phân phối hiện đại, các sàn thương mại điện tử để đưa đến các thị trường khó tính ở nước ngoài.

Giai đoạn mới, Chính phủ đã quan tâm và phê duyệt được hai đề án mới sẽ hỗ trợ tiêu thụ nông sản của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Đó là Đề án Đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2030; trong đó hoạt động kết nối cung cầu nông sản sẽ là điểm nhấn quan trọng nhất,...

Bà Lê Việt Nga cũng cho biết, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tập trung hai chương trình gắn kết chặt chẽ với đồng bào dân tộc, miền đó là Đề án Đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản đến năm 2030; thực hiện nhóm nhiệm vụ trong Chương trình mục tiêu Quốc gia đó là hỗ trợ phát triển tiêu thụ hàng hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo đó, sẽ có nhóm giải pháp để hỗ trợ kết nối cung cầu đó là xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin cho nông sản vùng đồng bào dân tộc và miền núi; xây dựng hệ thống phân phối bài bản, thường xuyên liên tục, có tính điều phối vùng miền. Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ xây dựng các mô hình hỗ trợ đặc thù cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; trong đó, đặc biệt quan tâm tới hệ thống phân phối của Bưu điện Việt Nam,...

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) N gày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, tỷ giá USD trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh so với phiên trước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 8 đồng, hiện ở mức 24.285 đồng.
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce, tăng ngày thứ 3 liên tiếp. Trong nước, giá vàng miếng tăng mạnh, vượt xa ngưỡng 85 triệu đồng/lượng.
Xem thêm
Phiên bản di động