“Cháu bà nội... tội bà ngoại”
Vợ mỗi việc ở nhà chăm con mà sao lúc nào cũng kêu bận | |
Cảm động người cha mớm cơm cho con suốt 500 ngày |
Mẹ chồng nói trước là sức khỏe yếu nên khi sinh con, Yến (Cầu Giấy, Hà Nội) được mẹ đẻ dưới quê lên chăm sóc. Ban đầu, vợ chồng Yến cùng bà ngoại ăn riêng trên tầng 2. Bố mẹ chồng và cậu em chồng tự cơm nước dưới tầng một. Tuy nhiên, vài bữa sau đó, mẹ chồng ốm quá nên Yến đành nấu một mâm để cả nhà ăn chung. Hết thời ở cữ, Yến trở lại đi làm, mẹ chồng lại bảo tách ra ăn riêng cho bà ngoại đỡ ngại.
Điều Yến thấy buồn nhất là mẹ chồng Yến có suy nghĩ chăm cháu là việc của bà ngoại. Vợ chồng Yến đi làm, bà ngoại ở nhà trông cháu hầu như chẳng bao giờ nấu nổi cơm trưa. Cháu bện hơi bà, rời tay bà ra là khóc. Có lần, bà ngoại nhờ bà nội bế cháu một lúc để cắm vội nồi cơm, xào ít thịt, luộc ít rau cho qua bữa, chứ bình thường, bà hay ăn cơm nguội, bánh mỳ hoặc mỳ tôm nhưng được độ 10 phút, cháu tè, bà nội trao trả ngay cho bà ngoại.
Có lần, bà ngoại nhờ bà nội trông cháu ngủ một lúc để chạy ra chợ, mua vài quả trứng với cọng hành. Chẳng ngờ, lúc về, bà ngoại đã thấy bà nội sang nhà hàng xóm chơi, còn bị trách: “Bà đi lâu thế. Mua có mỗi quả trứng mà cũng lâu”. Bà ngoại thắc mắc: “Bà không ngó hộ tôi con Cún à?” thì bà nội phẩy tay: “Ôi, nó ngủ không cần phải ngó”. Đến khi bà ngoại lên mới tá hỏa vì cháu quơ tay bị chăn chùm vào nửa mặt.
Nghe mẹ đẻ kể lể, Yến thấy bức xúc thay. Yến còn bảo: “Hay bà về đi, con tìm người trông con Cún cũng được. Bà ở trên đây, trông cháu vất đã đành, ăn uống lại chẳng có bữa. Bà gầy đi nhiều quá” nhưng bà ngoại cương quyết: “Là mẹ nói thế thôi chứ chẳng trách gì bà nội Cún cả. Cứ để mẹ trông cháu, vợ chồng mày yên tâm mà làm ăn”.
Lấy chồng, Yến mới thấy thương mẹ đẻ. Giờ, bà ngoại lại lặn lội từ quê lên trông cháu, không thể dễ chịu như ở nhà mình, Yến lại càng thương mẹ hơn. “Đúng là làm mẹ rồi mới biết thương mẹ” – Yến than thở.
Thương mẹ nên hễ đi làm về là Yến giành việc để mẹ đẻ nghỉ ngơi: “Mẹ không phải lau nhà nhiều thế làm gì. Lần sau, cứ để con về, con lau”. Thế nhưng bà ngoại chẳng nghe. Hễ cháu tè “bãi” nào, bà lại cặm cụi lau “bãi” đó nhưng mà vẫn bị mang tiếng là chưa sạch.
Bà ngoại lên trông cháu, khi phải sống chung thì chắc chắn sẽ có những bất tiện, khó xử. Mâu thuẫn thường phát sinh khi con gái cảm thấy mẹ đẻ bị ấm ức trước mẹ chồng, hoặc thương mẹ đẻ vất vả trông cháu, không quen với sinh hoạt, nếp sống… ở đây. Chưa kể, có nhiều khi vì mâu thuẫn cách chăm con, chăm cháu mà mẹ đẻ, con gái cũng nảy sinh mâu thuẫn, khiến “hành trình” trông cháu của bà ngoại càng gian nan hơn.
Nếu để bà ngoại lên trông con thì bản thân con gái nên cân nhắc những khó khăn từ đầu, xem có thể trợ giúp gì cho mẹ đẻ được. Nên trao đổi với chồng và nhờ sự giúp đỡ của chồng. Nếu có được sự thông cảm và tôn trọng của nhà chồng thì tốt nhất.
QN
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Vết thương của cầu thủ Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu
Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đủ chi trả cho việc tinh giản khi sắp xếp tổ chức bộ máy
Hà Nội: Dự kiến nhiều cầu vượt sẽ được xây dựng tại các điểm ùn tắc giao thông
BHYT sẽ chi trả 50% khi khám ngoại trú trái tuyến
Hà Nội: Tuyến buýt số 43 sẽ tạm dừng hoạt động
Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ được tặng Cờ đơn vị xuất sắc năm 2024
Đội tuyển bóng đá Việt Nam được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất
Tin khác
Duy trì phong trào vệ sinh môi trường, tạo tiền đề xây dựng khu dân cư văn minh
Xã hội 05/01/2025 08:47
Hà Nội rực rỡ phố hoa lụa ngày gần Tết
Cộng đồng 04/01/2025 21:33
Cảnh giác với các chiêu lừa đảo tinh vi dịp cuối năm
Cộng đồng 04/01/2025 11:13
Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu trong các nhà trường
Cộng đồng 02/01/2025 16:46
Từ 2/1/2025, Nghệ An thí điểm không tiếp nhận hồ sơ giấy 65 thủ tục hành chính
Cộng đồng 01/01/2025 19:34
Cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo mới trên nền tảng Facebook
Xã hội 01/01/2025 09:19
Người dân thế giới mừng năm mới như thế nào?
Cộng đồng 31/12/2024 22:16
Nhiều địa phương đồng loạt bắn pháo hoa đón năm mới
Cộng đồng 31/12/2024 20:20
Tôn vinh sự phát triển hiện đại, sáng tạo của Thủ đô Hà Nội
Cộng đồng 31/12/2024 18:27
Thăng hoa với mỹ thuật truyền thống
Cộng đồng 31/12/2024 10:32