Cần tăng cường kết nối giữa Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp trong đào tạo nghề

(LĐTĐ) “Tăng cường kết nối chặt chẽ giữa 3 nhà: Nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp công nhận, tuyển dụng, sử dụng và trả lương, tiền công cho người lao động dựa trên kỹ năng và năng lực hành nghề…”, đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tại phiên chất vấn đại biểu Quốc hội ngày 10/11.
Hiệu quả trong công tác đào tạo nghề nông thôn ở huyện Thanh Trì Đổi mới phương pháp đào tạo nghề theo hướng tiếp cận trình độ tiên tiến khu vực và quốc tế Lao động nông thôn huyện Thanh Trì ổn định việc làm sau đào tạo nghề

Trước đó, liên quan đến vấn đề đào tạo nghề, đại biểu Mai Hồng Hải (đoàn Hải Phòng) đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và cho biết: "Phát triển nguồn nhân lực được xác định là 1 trong 3 khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng đến nay, lao động qua đào tạo đạt 64,5% nhưng có bằng cấp và chứng chỉ thì mới đạt là 24,5%. Trong khi đó, các trường nghề thì không tuyển sinh được, sinh viên đại học ra trường thì khó tìm việc, doanh nghiệp thì khó tuyển dụng lao động. Vậy xin Bộ trưởng cho biết đâu là nguyên nhân, giải pháp nào để giải quyết những vấn đề trên?".

Cần tăng cường kết nối giữa Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp trong đào tạo nghề
Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội

Trả lời câu hỏi của đại biểu Mai Hồng Hải, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong những năm qua, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực được Đảng, Nhà nước cũng như các địa phương, các cấp, các ngành quan tâm. Tuy nhiên, bức tranh thực trạng lực lượng lao động qua đào tạo đạt 64,5% nhưng có bằng cấp và chứng chỉ thì còn thấp như đại biểu nêu là hoàn toàn đúng.

"Để khắc phục tình trạng này, hiện nay trong xu hướng các nước phát triển tập trung phát triển bao trùm, bền vững đều tập trung vào 3 việc: Bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng cho người lao động. Hai là tạo việc làm thỏa đáng. Ba là quan tâm đến an sinh bền vững trong đó có 2 trụ cột là bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Trên cơ sở đó, tháng 5/2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 24 về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới. Trong đó, tập trung làm sao để tranh thủ thời cơ dân số vàng, đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề nhất là nhân lực có tay nghề cao nhằm nâng cao tầm kỹ năng lao động Việt Nam góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho biết, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiên trì tham mưu Chính phủ, Quốc hội đi theo hướng phát triển lực lượng lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo đó, Bộ cũng sẽ đề xuất theo hướng đưa chỉ tiêu lực lượng lao động qua đào tạo có chứng chỉ trở thành là tiêu chí bắt buộc trong cả nhiệm kỳ 5 năm 2021-2026 và trong từng năm. Phấn đấu mỗi năm tăng bình quân 4%, và sau 5 tỷ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ đạt tỷ lệ 40% đến 45%, như vậy sẽ phù hợp thông lệ quốc tế, tương đương mặt bằng chung các nước phát triển.

Ngoài ra, tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế chính sách phát triển nhân lực kỹ năng nghề, tăng cường chuyển đổi số, đào tạo trực tuyến, chú trọng đào tạo và đào tạo lại thường xuyên lực lượng lao động, tạo chuyển biến mạnh mẽ về quy mô, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo cho người lao động có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng số, kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp, ngoại ngữ thích ứng với thị trường lao động; tăng cường làm tốt công tác dự báo cung - cầu về thị trường lao động để đào tạo theo nhu cầu.

Bên cạnh đó, Bộ sẽ chỉ đạo rà soát, sắp xếp lại quy hoạch hệ thống giáo dục nghề nghiệp đạt mục tiêu theo hướng mở, chất lượng cao.

"Thứ năm là tăng cường kết nối chặt chẽ giữa 3 nhà: Nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp công nhận, tuyển dụng, sử dụng và trả lương, tiền công cho người lao động dựa trên kỹ năng và năng lực hành nghề. Tiến tới tuyển dụng, sử dụng người lao động đã qua đào tạo và có chứng chỉ trong các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không chỉ tiếp nhận lao động qua đào tạo đồng thời, đối với những người lao động doanh nghiệp đã tiếp nhận chưa được đào tạo thì đào tạo lại", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

(LĐTĐ) Để thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tăng cường lực lượng, phương tiện, thường xuyên tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm theo các chuyên đề như: Chở hàng quá tải trọng, quá khổ, tự ý cải tạo phương tiện, chạy quá tốc độ, học sinh không đội mũ bảo hiểm...
Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Đám cháy xảy ra tại kho chứa phụ kiện gỗ ở xóm 4, thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì. Diện tích kho bị cháy khoảng 50m2. Lực lượng chức năng đã khẩn trương xử lý ngăn cháy lan và dập tắt đám cháy...
Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Đoàn giám sát số 2 của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên làm trưởng đoàn đã làm việc với quận Ba Đình về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước tại thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

(LĐTĐ) Ngày 23/4, thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Phan Văn Anh cùng đoàn công tác đã đến thăm viếng, chia buồn với các gia đình nạn nhân tử vong và thăm hỏi nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa công bố kế hoạch phục vụ hành khách đi lại bằng xe buýt trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/4, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024.
Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đó là thông tin được đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I/2024 trên địa bàn diễn ra ngày 23/4.

Tin khác

Giữ chân nhân tài: Không thể chỉ dựa vào đãi ngộ

Giữ chân nhân tài: Không thể chỉ dựa vào đãi ngộ

(LĐTĐ) Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng chừng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
Khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề thành phố Hà Nội năm 2023

Khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề thành phố Hà Nội năm 2023

(LĐTĐ) Sáng nay, 14/12, tại Trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức lễ khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề thành phố Hà Nội năm 2023.
Để năng suất lao động tăng: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Để năng suất lao động tăng: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

(LĐTĐ) Một trong những điểm nghẽn của nền kinh tế đất nước hiện nay nói chung, Hà Nội nói riêng chính là năng suất lao động vẫn khá thấp. Do đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bắt đầu từ khâu tuyển chọn, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức, tay nghề là vấn đề quan trọng.
Trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học khi thi công chức

Trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học khi thi công chức

(LĐTĐ) Các trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học khi thi công chức năm 2023, căn cứ quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 37 Nghị định 138/2020/NĐ-CP.
Giảm thiểu tai nạn lao động: Cần sự  nỗ lực thực chất

Giảm thiểu tai nạn lao động: Cần sự nỗ lực thực chất

(LĐTĐ) Để giảm thiểu tình trạng tai nạn lao động (TNLĐ), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc ngành và lĩnh vực quản lý chủ động kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp Bộ LĐTBXH thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra TNLĐ.
Gắn kết trường nghề với doanh nghiệp

Gắn kết trường nghề với doanh nghiệp

(LĐTĐ) Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang phản ánh việc thiếu nghiêm trọng lực lượng lao động có kỹ năng nghề để phục hồi sản xuất kinh doanh, nhất là trong các ngành sản xuất, công nghiệp… Để khắc phục tình trạng này rất cần sự gắn kết chặt chẽ giữa trường nghề với doanh nghiệp để đào tạo được lực lượng lao động có kỹ năng nghề, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Gắn kết giữa doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp thông qua mô hình Hội đồng kỹ năng

Gắn kết giữa doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp thông qua mô hình Hội đồng kỹ năng

Một trong những chủ đề thúc đẩy sự gắn kết hơn nữa giữa doanh nghiệp, các bên liên quan với giáo dục nghề nghiệp thông qua mô hình hội đồng kỹ năng ngành
Chuẩn hóa kỹ năng nghề “đích đến” không thể thiếu

Chuẩn hóa kỹ năng nghề “đích đến” không thể thiếu

(LĐTĐ) Trước những mặt còn hạn chế về trình độ tay nghề của lao động Việt Nam, trong khi yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngày càng trở lên cấp thiết, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã đặt mục tiêu đến năm 2030 chuẩn hóa trình độ kỹ năng nghề cho khoảng 50% lực lượng lao động, qua đó giúp hình thành nguồn nhân lực có chất lượng, nhất là nhân lực có trình độ kỹ năng nghề cao đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bắt kịp, tiến cùng trình độ tiên tiến của thế giới.
Tuyên dương 42 “cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi” tiêu biểu cả nước

Tuyên dương 42 “cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi” tiêu biểu cả nước

Tối 15/10, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ trao Giải thưởng “Cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi” toàn quốc lần thứ 9, năm 2022.
Phát triển kỹ năng nghề động lực tăng năng suất lao động

Phát triển kỹ năng nghề động lực tăng năng suất lao động

(LĐTĐ) Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi) với 4 nhóm chính sách, trong đó có nhóm chính sách về phát triển kỹ năng nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Xem thêm
Phiên bản di động