Cần nhanh "gỡ vướng" để giáo viên mầm non ngoài công lập ở Nghệ An được thụ hưởng chính sách an sinh

(LĐTĐ) Nhiều giáo viên, nhân viên công tác tại cơ sở mầm non ngoài công lập ở Nghệ An lo lắng không được hưởng hỗ trợ khó khăn do dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị quyết 68) và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Quyết định 23). Trước băn khoăn của nhiều người, chúng tôi đã tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nghệ An điều chỉnh biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn từ 0h ngày 6/9/2021 Nghệ An: Phát hiện một số lái xe sửa thời gian trên giấy test nhanh để lưu thông trên đường Thành phố Vinh đề nghị tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 nâng cao ở một số khu vực có nguy cơ rất cao

Khó khăn nối khó khăn

Chị N.V.T. nhà ở huyện Tương Dương (Nghệ An). Tốt nghiệp đại học, chị xin dạy tại một cơ sở mầm non ở thành phố Vinh, cách nhà hơn 200km. Đồng lương ít ỏi, lại phải trang trải tiền nhà trọ, tiền sinh hoạt nên tháng nào “xào” tháng đó. Từ cuối tháng 5 đến nay, thành phố Vinh liên tục bị áp dụng các biện pháp để chống dịch khiến cho cuộc sống càng chật vật. “Không đi làm không có thu nhập, có thời điểm, trong ví chỉ còn 10 ngàn đồng. Không biết vay ai trong dãy trọ vì ai cũng khó khăn như mình. Giờ lại nghe thông tin, mình không được hưởng tiền hỗ trợ do dịch Covid-19 của Chính phủ thấy càng tủi thân”- chị T. chia sẻ.

Cần nhanh
Một tiết dạy học của cô và trò Cơ sở giáo dục Mầm non Yên Bình, thành phố Vinh

Với các cơ sở mầm non ngoài công lập, 100% thu chi dựa vào học phí nên việc học sinh nghỉ học dài ngày do dịch khiến các trường rơi vào khủng hoảng nguồn thu. Chị Nguyễn Thị Cẩm, Chủ Cơ sở Mầm non Yên Bình, thành phố Vinh chia sẻ: “Năm nay là năm đầu tiên, phải nghỉ hoạt động giữa hè vì dịch. Thời điểm dừng hoạt động do dịch, trường và giáo viên thỏa thuận hoãn hợp đồng lao động. Mọi khoản chế độ cho người lao động đều phải dừng đóng. Đến nay, trường đã làm hồ sơ hưởng chế độ theo Nghị quyết 68 cho cho 9 giáo viên, nhân viên và đang chờ đợi được xét duyệt. Khi nghe mọi người nói không được hưởng, nhiều người rất lo lắng”.

Theo thống kê của Công đoàn ngành Giáo dục- Đào tạo (GD-ĐT) Nghệ An, toàn tỉnh hiện có 58 trường mầm non ngoài công lập, 290 cơ sở nhóm lớp trẻ độc lập, 113 cán bộ quản lý, 2.240 giáo viên, 686 nhân viên.

Ông Đặng Văn Hải, Chủ tịch Công đoàn ngành GD-ĐT nói, Công đoàn ngành đề nghị chế độ hỗ trợ người lao động tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập phải đúng đối tượng, đầy đủ và kịp thời để khắc phục một phần khó khăn cho người lao động trong bối cảnh dịch bệnh này.

Nhiều địa phương đang trong quá trình làm thủ tục

Sau khi có văn bản của Chính phủ, ngày 15/7/2021, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch số 386 thực hiện Nghị quyết 68 của Chính phủ và Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Thực hiện chủ trương này, UBND thành phố Vinh đã xét duyệt được 5 bộ hồ sơ của 5 cơ sở giáo dục mầm non với 37 người lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương do dịch Covid-19. Ngày 29/7/2021, UBND thành phố Vinh trình lên Sở Lao động, Thương binh-Xã hội (Sở LĐ,TB-XH) Nghệ An đề nghị được xem xét hỗ trợ cho 37 lao động với số tiền 168.270.000 đồng.

Sau khi xem xét hồ sơ, ngày 20/8/2021, Sở LĐ,TB-XH đã có Công văn số 2799 đề nghị UBND thành phố Vinh chỉ đạo Phòng LĐ,TB-XH rà soát lại dựa trên cơ sở văn bản của Chính phủ; Thông tư 48/2011 của Bộ GD-ĐT quy định chế độ làm việc của giáo viên mầm non (nếu có); các quy định về thời gian nghỉ hè, thời gian cho phép cơ sở giáo dục mầm non hoạt động trở lại. Đồng thời, yêu cầu rà soát cụ thời gian tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương do dịch Covid-19 để Sở tổng hợp gửi về UBND tỉnh.

Cần nhanh
Các cơ sở mầm non ở Nghệ An phải dùng hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19

Ông Thái Thanh Hà, Trưởng phòng LĐ,TB-XH thành phố Vinh cho biết, hiện Phòng mới nhận được hồ sơ của 5 cơ sở mầm non với 37 giáo viên. Khi trình lên Sở LĐ,TB-XH tỉnh, qua xem xét hồ sơ bị trả về. Sau khi xem xét công văn của Sở LĐ,TB-XH và Sở GD-ĐT, Phòng đã làm công văn gửi các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập để làm lại hồ sơ, đối chiếu với hợp đồng, thời gian nghỉ việc do dịch để Phòng thẩm định lại.

Tại thị xã Hoàng Mai, do bị áp dụng Chỉ thị 16 hai lần trong vòng ít tháng, nên địa phương mới duyệt xong hồ sơ của 29 trường hợp.

Nhiều huyện, thị xã trên địa bàn Nghệ An do thực hiện Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 để chống dịch nên việc làm thủ tục chỉ đang ở gian đoạn khởi động.

Giáo viên mầm non ngoài công lập được hỗ trợ theo Quyết định 23

Với Sở LĐ,TB-XH, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An, ngày 11/8/2021, Sở đã có Công văn hỏa tốc số 2674 đề nghị Sở GD-ĐT xác định rõ thời gian nghỉ hè đối với giáo viên ngoài công lập; trên cơ sở quy định tại Điều 13 và 14, Chương IV của Quyết định 23 và các văn bản liên quan khác để Sở GD-ĐT đề xuất hỗ trợ cho người lao động tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập phải tạm dừng hoạt động để chống dịch.

Qua đó, để Sở LĐ,TB-XH có cơ sở báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ.

Sau tiếp thu ý kiến của Sở LĐ,TB-XH, ngày 13/8/2021, Sở GD-ĐT Nghệ An có Công văn số 1597 phúc đáp với nội dung, theo Công văn số 989 ngày 12/5/2021 của Sở GD-ĐT Nghệ An thì trẻ mầm non nghỉ hè từ ngày 17/5/2021. Nhưng các cơ sở mầm non được tổ chức hoạt động vào các ngày hè khi phụ huynh có nhu cầu gửi con, trên nguyên tắc tự nguyện tham gia và thỏa thuận mức đóng góp để nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên tất cả các cơ sở giáo dục mầm non bị yêu cầu dừng hoạt động. Đến ngày 26/7/2021, Sở mới ban hành công văn cho phép hoạt động từ ngày 28/7/2021. (Đến ngày 17/8/2021, các cơ sở mầm non ngoài công lập lại phải dừng hoạt động cho đến nay để chống dịch-PV).

Do đó, Sở GD-ĐT đề nghị Sở LĐ,TB-XH tỉnh đưa người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập thuộc đối tượng được hỗ trợ để UBND tỉnh Nghệ An xem xét, hướng dẫn triển khai thực hiện.

Cần nhanh
Công tác phun khử khuẩn, vệ sinh môi trường tại các cơ sở mầm non trong mùa dịch luôn được quan tâm

Ông Nguyễn Trọng Hoàn, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết, do mới triển khai nên văn bản giữa các cơ quan, đơn vị chưa thống nhất. Sau đó, lãnh đạo Sở đã làm việc với lãnh đạo Sở LĐ,TB-XH tỉnh và đã thống nhất phương án. Còn giáo viên mầm non ngoài công lập là đối tượng được hỗ trợ nhưng cần thời gian cho quá trình làm thủ tục để không bỏ sót đối tượng thụ hưởng.

Ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Nghệ An bày tỏ: “Liên đoàn Lao động tỉnh đã trao đổi với Sở LĐ,TB-XH tỉnh trên quan điểm, người lao động tại các cơ sở mầm non ngoài công lập nếu đúng đối tượng thì được hưởng chế độ hỗ trợ. Quá trình thực hiện, thủ tục vướng mắc đến đâu tháo gỡ đến đó và bổ sung hồ sơ cho đầy đủ. Đảm bảo, sao cho người lao động được thụ hưởng kịp thời chính sách của nhà nước hỗ trợ khó khăn do dịch bệnh”.

Được biết, theo quan điểm của Sở LĐ,TB-XH Nghệ An, các bên liên quan cần rà soát theo các quy định hiện hành để các giáo viên mầm non được hưởng hỗ trợ theo đúng quy định. Vì thế, khi nhận được công văn của Sở GĐ-ĐT, Sở đã đề nghị UBND thành phố Vinh rà soát lại theo tinh thần Quyết định 23, để tham mưu cho UBND tỉnh.

Còn theo ông Đoàn Hồng Vũ, Giám đốc Sở LĐ,TB-XH Nghệ An nếu thời gian nghỉ dịch trùng thời gian nghỉ hè theo Thông tư 48/2011 của Bộ GD-ĐT thì các giáo viên mầm non ngoài công lập ở Nghệ An vẫn được hưởng hỗ trợ vì thời điểm tháng 8 và đầu tháng 9 các cơ sở mầm non vẫn đang nghỉ hoạt động do dịch. Bất luận thế nào thì giáo viên mầm non ngoài công lập vẫn được hưởng hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 23 về hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Cao Sơn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin khác

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Tạo nguồn phát triển đảng viên trẻ

Tạo nguồn phát triển đảng viên trẻ

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hoà đang là địa phương phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Các doanh nghiệp trong tỉnh được thành lập, hoạt động đã thu hút nhiều nhân lực trẻ. Lực lượng lao động này lại trực tiếp tham gia sinh hoạt tại các Công đoàn cơ sở.
Điểm tựa cho người lao động

Điểm tựa cho người lao động

(LĐTĐ) Dù không mong muốn nhưng rủi ro trong quá trình làm việc, sản xuất vẫn có thể xảy ra. Điều này gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người lao động, nhất là khi người bị tai nạn lao động lại là trụ cột của gia đình. Trong hoàn cảnh đó, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ trở thành điểm tựa, chia sẻ gánh nặng, xoa dịu nỗi đau đối với người lao động không may gặp nạn và thân nhân của họ.
Từ 1/7, mức lương tối thiểu của lao động hợp đồng tăng lên bao nhiêu?

Từ 1/7, mức lương tối thiểu của lao động hợp đồng tăng lên bao nhiêu?

(LĐTĐ) Ngày 30/6, Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Mở rộng quyền lợi cho người tham gia

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Mở rộng quyền lợi cho người tham gia

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), với 9 nhóm điểm mới quan trọng. Trong đó, Luật đã bổ sung chế độ hưu trí xã hội, rút ngắn thời gian đóng để được hưởng lương hưu, tăng tỷ lệ hưởng lương hưu với nam giới có thời gian tham gia từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, bổ sung chế độ trợ cấp thai sản cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện...
Tăng lương có phải ký lại hợp đồng lao động?

Tăng lương có phải ký lại hợp đồng lao động?

(LĐTĐ) Pháp luật quy định tiền lương người lao động (NLĐ) phải thỏa thuận rõ trong hợp đồng, không thấp hơn lương tối thiểu vùng và phải bình đẳng. Tăng lương cần ký phụ lục hoặc hợp đồng mới, không thể thay thế bằng quyết định tăng lương để tránh tranh chấp.
Bảng lương giáo viên mầm non từ ngày 1/7/2024 được tính như thế nào?

Bảng lương giáo viên mầm non từ ngày 1/7/2024 được tính như thế nào?

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, lương giáo viên mầm non áp dụng hệ số lương Nghị định 204/2004/NTĐ-CP tùy theo hạng. Lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng.
Từ 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức còn được nhận phụ cấp thâm niên?

Từ 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức còn được nhận phụ cấp thâm niên?

(LĐTĐ) Từ 1/7/2024, chính sách tiền lương được điều chỉnh, bao gồm tăng mức lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng và áp dụng chế độ tiền thưởng. Cùng đó, cán bộ, công chức, viên chức sẽ tiếp tục nhận phụ cấp thâm niên nghề.
Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa

Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa

(LĐTĐ) Vui mừng, phấn khởi là tâm trạng chung của nhiều giáo viên trên cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng trước thông tin sắp được tăng lương cơ sở từ 1/7 tới. Phấn khởi hơn là các giáo viên còn được giữ lại khoản phụ cấp thâm niên. Với mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng sẽ góp phần giúp dần hiện thực hóa ước mơ “sống được bằng lương” của các nhà giáo.
Những “đặc quyền” của lao động nữ

Những “đặc quyền” của lao động nữ

(LĐTĐ) Lao động nữ khi tham gia quan hệ lao động sẽ được hưởng nhiều “đặc quyền” như không phải làm thêm giờ, đi công tác xa, không bị xử lý kỷ luật lao động… khi đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động