Cần chế tài nghiêm khắc hơn với hành vi tiết lộ thông tin của nạn nhân bị mua bán
Đề xuất nghiêm cấm mua bán, thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai Triệt phá đường dây mua bán trẻ em dưới hình thức cho nhận con nuôi |
Cân nhắc thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6 đã thảo luận về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Các đại biểu Quốc hội chuyên trách đã góp ý cần cụ thể thể, rõ ràng hơn về việc thành lập cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân, bảo mật thông tin nạn nhân…
Đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đoàn tỉnh Đắk Nông) cho rằng, theo dự thảo Luật, cơ sở hỗ trợ nạn nhân do tư nhân thành lập trên cơ sở trình tự, thủ tục và được thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ đối với nạn nhân và người sẽ được xác định là nạn nhân.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/2013/NĐ-CP quy định về việc thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị mua bán người, nhưng qua 10 năm thực hiện nghị định này trên cả nước hiện nay chưa có một cơ sở hỗ trợ nạn nhân nào được thành lập. Lý do là phải có cung thì mới có cầu.
Đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đoàn tỉnh Đắk Nông). Ảnh: Quốc hội. |
Dẫn số liệu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp, đại biểu cho biết, có những năm, trung bình tiếp nhận khoảng 200 đến 300 nạn nhân và năm cao nhất tiếp nhận khoảng 700 nạn nhân. Các cơ sở trợ giúp xã hội đã tiếp nhận đối với các nạn nhân này và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của luật hiện hành.
“Có nên tiếp tục quy định mô hình cơ sở hỗ trợ nạn nhân hay không, với quan điểm cá nhân tôi cho rằng không nên quy định mô hình này. Tư nhân làm thì ít nhất cũng là nguồn lực của xã hội, quy định ra một chế định trên thực tế không bao giờ thực hiện được thì có nên quy định nữa hay không”, đại biểu Nguyễn Trường Giang đặt vấn đề.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân cần hỗ trợ đối với nạn nhân của nạn mua bán người, đại biểu Nguyễn Trường Giang cho rằng, nên có một cơ chế để họ cùng với cơ sở cơ sở trợ giúp xã hội để thực hiện hỗ trợ đối với nạn nhân và tập trung nguồn lực vào đây thì tốt hơn.
“Chúng ta không mong muốn có nhiều nạn nhân nhưng trên thực tế mỗi một năm theo báo cáo khoảng 200 đến 300 và năm cao nhất khoảng 700, cả nước như vậy mà lại tiếp tục quy định mô hình này nữa, tôi đề nghị cần phải rất cân nhắc, nếu như không cho mô hình này thì nên có cơ chế để cho cá nhân, tổ chức ngoài Nhà nước cùng chung tay góp sức đối với Nhà nước thông qua cơ sở trợ giúp xã hội để hỗ trợ đối với nạn nhân thì hiệu quả hơn”, đại biểu phân tích.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn tỉnh Hải Dương). Ảnh: Quốc hội. |
Nhấn mạnh hơn mức độ bảo mật thông tin
Cùng quan tâm đến vấn đề thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở trợ giúp xã hội, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn tỉnh Hải Dương) góp ý, Dự thảo đang quy định giao Chính phủ quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập các cơ sở cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở trợ giúp xã hội. Tuy nhiên nên xem xét luật hóa nội dung này, đặc biệt là các quy định về điều kiện thành lập.
Bên cạnh đó, về việc hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu trong quá trình tiếp nhận, xác minh người đến trình báo là nạn nhân, dự thảo Luật quy định “Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận người đến khai báo có căn cứ cho rằng mình là nạn nhân theo quy định của luật này”. Theo đại biểu tỉnh Hải Dương, để các địa phương có căn cứ, cơ chế thực hiện nhiệm vụ này, cần giao cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định bố trí kinh phí cho nhiệm vụ này.
Ngoài ra, theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, các chi phí về hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, chi phí đi lại của nạn nhân, của người đang trong giai đoạn xác minh là nạn nhân cũng nên giao cho Hội đồng nhân dân địa phương quy định bố trí trong khả năng ngân sách địa phương có thể, theo mức khung do Chính phủ quy định, như thế sẽ thuận lợi hơn cho các địa phương và các địa phương cũng có căn cứ để chi khoản này.
Đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Đoàn tỉnh Bạc Liêu). Ảnh: Quốc hội. |
Đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Đoàn tỉnh Bạc Liêu) đồng tình với việc bổ sung trách nhiệm của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia phòng, chống mua bán người. Ngoài ra, đại biểu đề nghị nghiên cứu quy định đối với các đoàn thể chính trị xã hội khác, nên có trách nhiệm trong việc tham gia tuyên truyền, phòng chống, vận động đối với đoàn viên, hội viên của mình cũng như người thân trong việc chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người.
Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn tỉnh Trà Vinh). Ảnh: Quốc hội. |
Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn tỉnh Trà Vinh) góp ý, về tiết lộ thông tin nạn nhân, cần nhấn mạnh hơn mức độ bảo mật thông tin và có chế tài nghiêm khắc hơn đối với các hành vi tiết lộ thông tin gây hại cho nạn nhân, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Về khái niệm “giả mạo nạn nhân”, cần có biện pháp kiểm tra và xác minh nạn nhân một cách chặt chẽ, bảo đảm chỉ những người thực sự bị xâm hại thì mới được bảo vệ theo quy định pháp luật, tránh việc lợi dụng quy định để trục lợi cá nhân...
Theo Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2024, dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) dự kiến được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 tới (tháng 10/2024).
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Chủ động chăm lo để người lao động Dầu khí đều được đón Tết đầm ấm
Hơn 30 tác phẩm đạt giải tại cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024
Lật tẩy "chiêu trò" của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ/m2 tại Sóc Sơn
LĐLĐ quận Long Biên tiếp tục đổi mới hoạt động
Cần đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết
Hà Nội được vinh danh là Thành phố hạ tầng, dịch vụ công thông minh
Triển khai công tác đảm bảo an toàn giao thông tới cán bộ Công đoàn Thủ đô
Tin khác
Nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự
Tin mới 02/12/2024 22:25
Bình Dương đưa Trung tâm phục vụ hành chính công “một cấp” vào hoạt động
Tin mới 02/12/2024 19:48
Hưng Yên có tân Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy
Tin mới 02/12/2024 16:51
Quyết tâm cao nhất để hoàn thành sớm việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị
Tin mới 01/12/2024 14:46
Tổng Thư ký Quốc hội: Tinh gọn phải đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng công việc
Tin mới 01/12/2024 13:15
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
Tin mới 01/12/2024 11:22
Thị xã Cửa Lò chính thức sáp nhập vào thành phố Vinh
Tin mới 01/12/2024 10:36
Chủ tịch Quốc hội: Thường xuyên rà soát, đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau khi ban hành
Tin mới 30/11/2024 17:10
Quốc hội nhất trí chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
Tin mới 30/11/2024 16:13
Đồng chí Nguyễn Văn Phong làm Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Thành ủy Hà Nội
Tin mới 28/11/2024 21:10